2009 2010 2011 1 Trị giá HTK bình quân 197.23.757 162.703.248 169.686.034,5 2 Giá vốn hàng bán 23.507.452.847 24.917.677.818 31.960.422.672 3 Vòng quay HTK(3=2/1) 119,18 153,15 188,35 4 Số ngày một vòng quay HTK [4=360/(3)] 4 3 2
Bảng 12: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng hàng tồn kho:
TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ 1 Trị giá HTK bình quân (34.536.509) (17,51) 6.982.786,5 4,29 2 Giá vốn hàng bán 1.410.224.971 6 7.042.744.854 28,26 3 Vòng quay HTK 33,97 35,2 4 Số ngày một vòng quay HTK (1) (1)
Năm 2010: Số vòng quay HTK là 153,15 vòng, tăng lên 33,97 vòng, kỳ dự trữ bình
quân là 3 ngày, giảm 1 ngày so với năm trước. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng mạnh với số tiền 1.410.224.971 đồng ứng với tỷ lệ 6% và HTK giảm 34.536.509 đồng với tỷ lệ 17,51%.
Nguyên nhân là do trong năm này Công ty có chiến lược phát triển, tìm kiếm và mở rộng thị trường nên tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn; đồng thời nền kinh tế lạm phát làm cho giá cả đầu vào của nguyên vật liệu tăng, giá các sản phẩm, dịch vụ tăng lên từ đó làm cho giá vốn hàng bán tăng cao.
Năm 2011: Số vòng quay HTK là 188,35 vòng, tăng lên 35,2 vòng, kỳ dự trữ bình quân là 2 ngày giảm 1 ngày so với năm trước. Cả giá vốn hàng bán và số dư bình quân HTK đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 28,26% lớn hơn tốc độ tăng của HTK là 4,29% đã làm số vòng quay HTK tăng lên. Trong năm này hàng tồn kho tăng lên nhiều hơn so với năm 2010 chủ yếu là do thành phẩm tồn kho và nguyên vật liệu tăng. Trong năm Công ty đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất mới nên lượng dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm tăng cao. Nguyên nhân chính làm cho giá vốn hàng bán trong năm tăng cao là do Công ty đã tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn năm trước.
Nhìn chung số vòng quay hàng tồn kho trong 3 năm trở lại đây tăng lên cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này cao cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty tốt (đẩy mạnh được tiêu thụ).
Để có cái nhìn toàn diện chúng ta sẽ đi xem xét riêng cơ cấu của từng loại trong tổng số hàng tồn kho.
Bảng 13 : Cơ cấu hàng tồn kho
CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)
Nguyên vật liệu tồn kho 84.047.544 42 116.278.76
4 57,87 135.957.746 63,52 Công cụ dụng cụ 606.003 0,3 28.998.105 14,43 880.000 0,41 Thành phẩm tồn kho 77.625.205 38,8 17.850.865 8,89 39.406.579 18,41 Hàng gửi bán 37.802.217 18,9 37.802.217 18,81 37.802.217 17,66 Qua bảng số liệu trên ta thấy HTK có sự biến động qua 3 năm và đối với từng khoản mục cũng có sự tăng, giảm khác nhau. Năm 2010 giá trị NL-VL tăng thì giá trị thành phẩm tồn kho giảm còn năm 2009 thì ngược lại giá trị NVL giảm thì giá trị thành phẩm tồn kho lại tăng. Riêng năm 2011 thì cả hai loại này đều tăng. Những thay
đổi này nguyên nhân là do đặc điểm sản xuất của DN là chuyên gia công hàng xuất khẩu, hàng tồn kho phụ thuộc vào lượng hợp đồng và tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu Công ty mới bắt đầu thực hiện hợp đồng thì nguyên vật liệu cần dự trữ nhiều, còn khi hợp đồng gần kết thúc thì nguyên vật liệu ít và giá trị thành phẩm tăng lên là điều dể hiểu.
Vì Công ty là chuyên gia công hàng xuất khẩu, nguyên vật liệu chính là do khách hàng cung cấp, HTK của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phụ nên giá trị hàng tồn kho không lớn so với TSNH và sự ảnh hưởng của nó là không đáng kể.
2.3.3. Số vòng quay khoản phải thu khách hàng:
Bảng 14: Bảng tính số vòng quay khoản phải thu:
(ĐVT: đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 1 PTKH bình quân 5.539.348.931 6.681.377.732 7.559.686.153 2 DTT BH&CCDV bán chịu+VAT tương ứng 28.318.047.491 30.315.652.516 43.882.386.811 3 Vòng quay nợ phải thu
khách hàng (3=2/1) 5,11 4,54 5,8
4 Số ngày 1 vòng quay nợ
phải thu [5=360/(3)] 71 80 63
Bảng 15: So sánh các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng khoản phải thu qua các năm
TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
1 PTKH bình quân 1.142.028.801 20,62 878.30.421 13,15 2 DTT BH&CCDV bán
chịu+VAT tương ứng 1.997.605.025 7,05 13.566.734.295 44,75 3 Vòng quay nợ phải thu
khách hàng (0,57) 1,26
4 Số ngày 1 vòng quay nợ
phải thu 9 (17)
Mặc dù, trong các hợp đồng mua bán Công ty qui định thời hạn thanh toán nhưng thực tế tình hình thu nợ của Công ty diễn ra như thế nào?
Từ bảng trên cho thấy tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền tăng, giảm qua các năm. Nếu năm 2009, tốc độ luân chuyển khoản phải thu là 5,11 vòng thì năm 2009 giảm xuống còn 4,54 vòng, làm cho chu kỳ nợ tăng lên 9 ngày. Là do năm 2010 với việc mở rộng thị trường và nhằm gia tăng doanh thu nên Công ty đã nới lỏng hạn mức tín dụng làm thời gian bán chịu dài hơn. Đến năm 2011 tình hình đã được cải thiện, so với năm 2010 vốn lưu động quay nhanh hơn 1,26 vòng và đã kéo chu kỳ nợ giảm 17 ngày. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2011 nền kinh tế có chiều hướng ổn định vì thế Công ty đã đẩy mạnh chính sách thu hồi nợ cũng như thu hẹp thời gian bán chịu cho khách hàng.
Qua 3 năm thì năm 2010 một chu kỳ nợ kéo dài nhất đến 80 ngày. Đây là dấu hiệu thu hồi nợ kém hiệu quả của Công ty. Trong năm này vốn của Công ty bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt. Xét về mặt tích cực, có thể do cơ chế thị trường khó khăn, Công ty phải mở rộng chính sách bán chịu để hợp tác làm ăn. Bước sang năm 2011, công tác quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng tốt hơn năm 2010, chứng tỏ Công ty đã có những chính sách hợp lý nhằm cải thiện tình hình trên.
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, việc phân tích hiệu quả tổng hợp chính là phân tích khả năng sử dụng các nguồn lực một cách tổng hợp để tạo ra hiệu quả trong quá trình hoạt động của Công ty.
3.1. Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của Công ty:
3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp / doanh thu thuần:
Bảng 16: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
(ĐVT: đồng)
TT Chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011
1 LNG BH và CCDV 5.553.165.193 6.064.044.192 12.967.394.250 2 DTT BH & CCDV 29.060.618.040 30.981.722.010 44.927.816.922 3 Tỷ suất lợi nhuận gộp
Bảng 17: So sánh các chỉ tiêu của Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
1 LNG BH và CCDV 510.878.999 9,2 6.903.350.058 113,84 2 DTT BH & CCDV 1.921.103.970 6,61 13.946.094.912 45,01 3 Tỷ suất lợi nhuận gộp
trên DTT (1)/(2)*100% 0,46 9,29
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần có xu hướng tăng qua 3 năm, tăng chậm trong năm 2010, và tăng nhanh vào năm 2011. Cụ thể như sau:
Năm 2009: tỷ suất này là 19,11%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu BH & CCDV
sẽ tạo ra 19,11 đồng lợi nhuận gộp.
Năm 2010: tỷ suất này là 19,57%, tăng 0,46% so với năm trước, tức là, cứ 100
đồng doanh thu BH & CCDV thì sẽ thu được 19,57 đồng lợi nhuận gộp. Xét đến các nhân tố ảnh hưởng thì trong năm này, cả doanh thu thuần BH & CCDV và lợi nhuận gộp đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận gộp (9,2%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (6,61%), làm tỉ suất LNG/DTT tăng lên. .. Do trong năm này, nền kinh tế đã hồi phục, nhu cầu của người tiêu dùng đã trở lại nên Công ty đã có nhiều hợp đồng làm ăn làm tăng doanh thu.
Năm 2011: tỷ suất LNG/DTT là 28,86%, tăng 9,29% so với năm 2010, đạt mức
cao nhất trong ba năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận gộp là 113,84%, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần BH & CCDV là 45,01%. Doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán tăng mà lợi nhuân gộp vẫn tăng, bởi tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân làm cho doanh thu của Công ty trong năm tăng cao là do trong năm này có nhiều hợp đồng xuất khẩu cũng như hợp đồng gia công.
Trong 3 năm thì giai đoạn 2009 – 2010 tỷ suất này tăng chậm, điều này càng chứng tỏ trong năm doanh nghiệp vẫn còn chịu sự tác động của sự khủng hoảng kinh tế. Năm 2011 lại tăng nhanh lên, điều này cho thấy tính hiệu quả trong việc đưa ra các kế hoạch phòng tránh rủi ro về biến động tỉ giá, giá các nguyên liệu, việc kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty, đồng thời thể hiện nỗ lực của Công ty trong việc kiểm soát giá vốn cũng như đẩy mạnh tiêu thụ để gia tăng
mức sinh lợi của hoạt động BH&CCDV góp phần làm tăng khả năng sinh lời chung của Công ty.
3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Vì trong cả ba năm 2008, 2009 và 2010, Công ty không thay đổi chính sách khấu hao, tức tất cả TSCĐ trong công ty đều được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Vì vậy khi so sánh khả năng sinh lời từ các hoạt động giữa các năm với nhau ta không cần thiết phải loại trừ sự tác động của chính sách khấu hao. Ta tính chỉ tiêu này như trong bảng số liệu sau:
Bảng 18: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.769.342.826 2.710.960.935 9.530.351.487 2. Tổng doanh thu 29.725.910.920 32.083.812.315 46.567.105.648 3. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (1)/(2)*100% 9,37 8,45 20,47
Bảng 19: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
T Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
1 Tổng lợi nhuận trước thuế (58.381.891) (2,11) 6.819.390.552 251,55 2 Tổng doanh thu 2.357.901.395 7,93 14.483.293.333 45,14 3 Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (0,92) 12,02
Theo như kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy khả năng sinh lời của Công ty giảm nhẹ vào năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011. Nếu trong năm 2009 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 9,37 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2010 còn 8,45 đồng và lên đến 20,47 đồng trong năm 2011. Qua đó ta thấy được sự tiến bộ rõ rệt của Công ty và xu hướng khả năng sinh lời chung này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Vậy thì Công ty đã đạt được kết quả như trên là nhờ vào đâu?
Theo số liệu bảng 19 ta thấy qua ba năm thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự biến động.
Năm 2010 LNTT giảm 58.381.891 đồng với tỷ lệ 2,11% thì doanh thu tăng mạnh với 2.357.901.395 đồng tương ứng 7,93%. Nguyên nhân giảm LNTT như đã phân tích ở trên.
Xét trong năm 2011, cả DT và LNTT đều tăng với tốc độ chóng mặt. DT tăng 14.483.293.333 đồng với tỷ lệ 45,14% thì LNTT tăng 6.819.390.552 đồng và tỷ lệ tương ứng là 251,55%. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm này tăng 12,02% so với năm trước.
Bảng 20: Bảng phân tích biến động doanh thu
Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10
Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
1. DTT BH & CCDV 1.921.103.970 6,61 13.946.094.912 45,01 2. Doanh thu tài chính 375.885.690 58,3 432.661.421 42,39 3. Thu nhập khác 60.911.735 296,43 104.537.000 128,33 4. Tổng doanh thu 2.357.901.395 7,93 14.483.293.333 45,14
Xét riêng cho từng loại doanh thu ta thấy năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính tăng so với năm 2009 là 375.885.690 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 58,3%, sau đó là thu nhập khác cũng tăng với số tiền 60.911.745 đồng (tỷ lệ tăng là 296,43%), năm 2011 thu nhập khác tăng mạnh, cao hơn năm 2010 đến 104.537.000 đồng tức tương ứng với tỷ lệ tăng là 128,33%, doanh thu tài chính cũng tăng 432.661.421 đồng ứng với 42,39% . Tuy nhiên, trong cơ cấu doanh thu thì hai loại doanh thu này chiếm tỷ trọng rất thấp nên sự tăng, giảm của hai khoản mục này không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu. Hơn nữa trong lợi nhuận trước thuế bao gồm cả hoạt động tài chính và hoạt động khác, lợi nhuận từ các hoạt động khác thì thường không ổn định qua các năm. Hoạt động chiếm phần lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty là hoạt động SXKD vì vậy ở phần này ta đi phân tích riêng cho hoạt động SXKD để có những đánh giá chính xác hơn.
3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
Bảng 21: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên DTT hoạt động SXKD:
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Tổng doanh thu thuần SXKD 29.705.362.432 32.002.352.092 46.381.108.425 2. Tổng lợi nhuận thuần SXKD 2.770.342.724 2.784.507.983 9.372.533.071
3. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh
thu thuần SXKD (2)/(1)*100% 9,33 8,7 20,21
Cũng tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của tất cả các hoạt động thì đối với riêng hoạt động SXKD cũng vậy, cũng xu hướng giảm vào năm 2010 và tăng vào năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của hoạt động SXKD là 9,33% năm 2009 giảm xuống 8,7% trong năm 2010 và đạt 20,21% trong năm 2011. Như vậy khả năng sinh lời từ hoạt động SXKD của Công ty có sự biến động. Năm 2010 giảm là do DT trong năm này tăng nhanh hơn LN thuần. Ngược lại, năm 2011 trị số này tăng cao và có chiều hướng tốt. Công ty đạt được kết quả như vậy một phần cũng nhờ sự đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất, mở rộng nhà xưởng và quy mô sản xuất góp phần làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nhưng chủ yếu là nhờ đến những nỗ lực tăng DT và những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí của Công ty. Để khẳng định điều đó ta sẽ tiếp tục đi vào phân tích DT và tình hình CP của Công ty.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy DT tăng dần qua 3 năm. Chủ yếu là do sự tăng lên của DT BH & CCDV, Năm 2010, loại DT này có tăng nhưng không đáng kể khoảng 6,61% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì tăng đến 45,01% so với năm 2010. Vậy do đâu mà Công ty lại đạt được mức doanh thu BH & CCDV cao đến vậy?
Được biết, năm 2010 là một năm đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam do vừa mới phục hồi từ sự khủng hoảng kinh tế năm 2009 nên nhu cầu của người tiêu dùng chưa tăng. Bên cạnh đó lạm phát gia tăng... khiến nhiều DN phải lao đao trong đó có Công ty CP may Trường Giang. Nhưng với sự đầu tư tăng quy mô cùng những cố gắng vượt khó của mình, DT của Công ty năm 2010 tăng hơn năm 2009.
Năm 2011, nền kinh tế thế giới ổn định hơn cùng với việc Công ty luôn đẩy mạnh các động hoạt xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong nước bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh, phát triển mở rộng sản xuất. Với những lý do trên thì DT BH & CCDV của Công ty tăng mạnh.
3.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một Công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, ROA càng cao thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận do tài sản mang lại.