Bảng 4: So sánh hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm. Bảng 5: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần May Trường Giang ppt (Trang 39 - 51)

- Kế toán trưởng: điều hành chung mọi công việc kế toán, là người quản lý, chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra công tác tài chính kế toán tại Công ty theo quy định hiện hành của pháp luật. Kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc trong việc đề ra kế hoạch về tài chính, đảm bảo vốn cho Công ty, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan pháp luật về chấp hành chế độ kế toán tài chính hiện hành.

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay Ngân hàng,công nợ : Theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt; các khoản thanh toán tạm ứng; đối chiếu quỹ để kiểm tra tồn quỹ hàng ngày trong việc rút, gửi tiền vay. Theo dõi công nợ đối với khách hàng đồng thời tập hợp chi phí sản xuất để biết giá thành sản phẩm, tổng hợp sổ cái lập báo cáo kế toán.

- Kế toán vật tư, nguyên vật liệu, TSCĐ: Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ nhập xuất vật tư, nguyên phụ liệu, ghi chép tăng, giảm TSCĐ, tổng hợp phân tích tình hình thực hiện định mức

- Kế toán tiền lương, BHXH BHYT và phải trả CNV: Có nhiệm vụ tính lương, lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCD); chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

Kế toán trưởng Kế toán thanh toán , vật tư, tài sản Kế toán công nợ, kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội Thủ quỹ

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi, bảo quản tiền mặt; ghi chép sổ quỹ, kiểm kê quỹ và lập báo cáo quỹ theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.

3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty:

Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là kế toán trên máy vi tính dựa theo hình thức chứng từ ghi sổ.

3.1. Sơ đồ hình thức chứng từ ghi sổ:

Chú thích: :Ghi hằng ngày

:Ghi định kỳ (cuối tháng) : :Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

3.2. Trình tự ghi sổ kế toán:

Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính thông qua phần mềm Bravo 6.3. Chính vì vậy mà công tác kế toán được thực hiện khá nhanh chóng. Mỗi kế toán viên chỉ được phép truy cập vào phần hành trách nhiệm nhất định của mình và được quản lý bởi mật khẩu riêng của mỗi người.

Khi có đủ chứng từ liên quan đến một nghiệp vụ nhất định, kế toán tiến hành xác định tài khoản ghi Nợ tài khoản và ghi Có đối ứng để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình phần mềm khi thực hiện khóa sổ, nhập lệnh in máy sẽ xử lý thông tin và tự động in ra các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan và các báo cáo cần thiết khác.

3.3. Sơ đồ phần mềm kế toán:

Chú thích: :Ghi hằng ngày

:Ghi định kỳ (cuối tháng) : :Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

B. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG

Để quản lý hoạt động của DN một cách tốt nhất, cần thiết phải biết được quá trình sản xuất kinh doanh tại DN diễn ra như thế nào và kết quả ra sao? Phân tích hiệu quả của DN sẽ là công cụ hữu ích giúp đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một DN, tìm Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Sổ kế toán *Sổ tổng hợp * Sổ chi tiết

*Báo cáo tài chính *Báo cáo kế toán

quản trị Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại

ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Nhằm làm rõ nhận định trên, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần May Trường Giang

I. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần May Trường Giang:

1. Khái quát chung về tình hình hoạt động tại Công ty Cổ phần May Trường Giang:

Bảng 1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động chung tại Công ty:

(ĐVT: đồng) T T Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 1 DTT BH & CCDV 29.060.618.040 30.981.722.010 44.927.816.922 2 Giá vốn hàng bán 23.507.452.847 24.917.677.818 31.960.422.672 3 Lợi nhuận gộp 5.553.165.193 6.064.044.192 12.967.394.250 4 Doanh thu tài chính 644.744.392 1.020.630.082 1.453.291.503 5 Chi phí tài chính 170.509.535 103.323.339 133.471.082 6 Chi phí bán hàng - - - 7 Chi phí quản lý DN 3.257.057.326 4.196.842.952 4.914.681.600 8 LN thuần từ HĐKD 2.770.342.724 2.784.507.983 9.372.533.071 9 Thu nhập khác 20.548.488 81.460.223 185.997.223 10 Chi phí khác 21.548.386 155.007.271 28.178.807 11 Lợi nhuận khác (999.898) (73.547.048) 157.818.416 12 Tổng LNTT 2.769.342.826 2.710.960.935 9.530.351.487

Bảng 2: So sánh các chỉ tiêu phản ánh tình hình họat động chung tại Công ty: TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

1 DTT BH & CCDV 1.921.103.970 6,61 13.946.094.912 45,01 2 Giá vốn hàng bán 1.410.224.971 6 7.042.744.854 28,26 3 Lợi nhuận gộp 510.878.999 9,2 6.903.350.058 113,84 4 Doanh thu tài chính 375.885.690 58,3 432.661.421 42,39 5 Chi phí tài chính (67.186.196) (39,4) 30.147.743 29,18 6 Chi phí bán hàng - - - - 7 Chi phí quản lý DN 939.785.626 28,85 717.838.648 17,1 8 LN thuần từ HĐKD 14.165.259 0,51 6.588.025.088 236,6 9 Thu nhập khác 60.911.735 296,43 104.537.000 128,33 10 Chi phí khác 133.458.885 619,35 (126.828.464) (81,82) 11 Lợi nhuận khác (72.547.150) (7255,46) 231.365.464 314,58 12 Tổng LNTT (58.381.891) (2,11) 6.819.390.552 251,55

Thông qua các chỉ tiêu cơ bản trên các BCTC và bảng tổng hợp trên ta có thể nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2009-2011 như sau :

 Năm 2010 so với năm 2009:

Theo bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của Công ty năm 2010 cao hơn năm 2009 vì như chúng ta biết năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của các nước trên thế giới lâm vào tình trạng suy thoái. Thị phần của Công ty tại Mỹ và EU bị thu hẹp dần, đơn đặt hàng ít. Bước sang năm 2010 nền kinh tế bắt đầu khôi phục, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu cũng như gia công làm cho doanh thu tăng 1.921.103.970 đồng tương ứng tỷ lệ 6,61%. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán cũng tăng 1.410.224.971 đồng. Chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận gộp tăng 510.878.999 đồng với tốc độ tăng là 9,2%.

- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trong năm này tăng 14.165.259 đồng do doanh thu tài chính tăng 375.885.690 đồng với tỷ lệ 58,3%.

- Lợi nhuận khác trong năm 2010 giảm mạnh với số tiền 72.547.150 đồng tương ứng tỷ lệ 7255,46% là do trong năm này chi phí khác tăng nhanh hơn thu nhập khác (chi phí khác tăng 133.458.885 đồng, thu nhập khác tăng 60.911.735 đồng)

Như vậy, tuy trong năm này lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng do tốc độ gia tăng của các chi phí khá cao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp nên làm cho tổng lợi nhuận của Công ty giảm.

 Năm 2011 so với năm 2010:

Lợi nhuận gộp trong năm này tăng với tốc độ khá ấn tượng (113,84%) và đạt mức cao nhất trong ba năm. Đó là do doanh thu thuần BH&CCDV tăng với tốc độ 45,01%, đồng thời giá vốn cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn (tăng 28,26%).

- Giống như lợi nhuận gộp, LN thuần trong năm này cũng tăng với mức 6.588.025.088 đồng với tốc độ 236,6% . Đó là do hoạt động tài chính đã đem lại hiệu quả; doanh thu tài chính tăng đến 42,39% trong khi đó chi phí tài chính chỉ tăng 29,18%. Bên cạnh đó, chi phí quản lý trong năm này cũng tăng nhưng thấp hơn với tỷ lệ 17,1%.

- Hoạt động bất thường năm nay đã mang lại lợi nhuận cho Công ty do thu nhập khác tăng 104.537.000 đồng (thu nhập từ bán vải tồn kho, thanh lý máy móc, thiết bị…). Mặt khác, chi phí khác lại giảm 126.828.464 đồng. Lợi nhuận bất thường đã đóng góp một phần lớn làm gia tăng tổng lợi nhuận của Công ty.

Tóm lại, lợi nhuận trong năm này tăng mạnh là có sự đóng góp của lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. Lợi nhuận gộp tăng 6.903.350.058 đồng tương ứng 113,84%, lợi nhuận thuần tăng 6.588.025.088 đồng với tỷ lệ 236,6%.

Trong những năm đến, Công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận BH&CCDV, ngoài ra cần có biện pháp để kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính hiệu quả hơn nhằm gia tăng tổng lợi nhuận cho toàn Công ty.

2. Phân tích hiệu quả cá biệt:

2.1 Hiệu suất sử dụng tài sản:

Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản nhằm đánh giá công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty. Xuất phát từ đặc thù của ngành, chỉ tiêu này có ý nghĩa hết sức quan trọng được thể hiện ở bảng sau:

(ĐVT: đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 1 DTT - Thu nhập thuần 29.725.910.920 32.083.812.315 46.567.105.648 2 Tổng tài sản bình quân 19.836.257.869 20.955.258.164 25.750.882.125 3 Hiệu suất sử dụng TS (3=1/2) 1,5 1,53 1,81

Bảng 4: So sánh hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm.

TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

1 DTT - Thu nhập thuần 2.357.901.395 7,93 14.483.293.333 45,14 2 Tổng tài sản bình quân 1.119.000.295 5,64 4.795.623.961 22,89

3 Hiệu suất sử dụng TS 0,03 0,28

Qua bảng số liệu tính toán trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản tăng dần qua 3 năm. Trong năm 2009, đầu tư một đồng vào tài sản tại Công ty sẽ tạo ra 1,5 đồng doanh thu, năm 2010 thì được 1,53 đồng và đến năm 2011 thì tăng mạnh lên đến 1,81 đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do năm 2010 việc mở rộng thị trường đã đem lại cho Công ty nhiều cơ hội làm ăn mới làm doanh thu tăng 2.357.901.395 đồng, tương ứng 7,93%. Trong khi đó, tài sản bình quân tăng với mức 1.119.000.295 đồng, tương ứng 5,64% làm hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên 0,03%. Đến năm 2011, tổng doanh thu tăng một cách đáng kể: 14.483.293.333 đồng, tương ứng 45,14%; tài sản bình quân cũng tăng so với năm 2010 là 4.795.623.961 đồng, tương ứng 22,89% và kết quả là làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty tăng 0,28%. Như vậy, năm 2010 nền kinh tế thế giới có chiều hướng phục hồi, các đơn đặt hàng ngày một gia tăng làm cho tình hình kinh doanh của công ty đã được cải thiện, điều này thể hiện qua sự tăng doanh thu qua các năm. Còn việc đầu tư TS góp phần tăng năng lực sản xuất và tạo tiền đề để gia tăng doanh thu trong tương lai nếu Công ty có những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Để đánh giá đúng ảnh hưởng của doanh thu và sự thay đổi của cơ cấu tài sản đến hiệu suất sử dụng tài sản, ta xem xét cụ thể các chỉ tiêu sau:

Bảng 5: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản:

(ĐVT: đồng)

2009 2010 2011

1 DTT BH&CCDV 29.060.618.040 30.981.722.010 44.927.816.922 2 Doanh thu tài chính 644.744.392 1.020.630.082 1.453.291.503

3 Thu nhập khác 20.548.488 81.460.233 185.997.223

4 Tổng DTT 29.725.910.920 32.083.812.315 46.567.105.648 5 Tài sản ngắn hạn 12.837.617.891 14.908.973.120 22.412.609.836 6 Tài sản dài hạn 7.740.045.646 6.423.879.671 7.756.301.622 7 Tổng tài sản 20.577.663.537 21.332.852.791 30.168.911.458

Bảng 6: So sánh các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm: TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

1 DTT BH&CCDV 1.921.103.970 6,61 13.946.094.912 45,01 2 Doanh thu tài chính 375.885.690 58,3 432.661.421 42,39 3 Thu nhập khác 60.911.735 296,43 104.537.000 128,33 4 Tài sản ngắn hạn 2.071.355.229 16,14 7.503.636.716 50,33 5 Tài sản dài hạn (1.316.165.975) (17) 1.332.421.951 20,74 6 Tổng tài sản 755.189.254 3,67 8.836.058.667 41,42

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác có xu hướng tăng qua từng năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do:

Vào năm 2010, Công ty đã ký kết thành công hợp đồng với một số đối tác làm ăn lớn như: Công ty Topper Grown Industrial Co, chi nhánh Công ty may Sportteam… Đây là những hợp đồng lớn đem lại doanh thu hàng tỷ đồng cho Công ty nên làm cho doanh thu năm này tăng so với năm 2009. Đồng thời để tận dụng máy móc, thiết bị sẵn có với việc nhận hàng về gia công cho Công ty TNHH Sài Gòn may mặc cũng làm tăng doanh thu của năm này lên. Bên cạnh đó, với việc bán vải tồn kho Công ty ghi nhận mức tăng doanh thu.

Mặt khác, trong năm này doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng do: Công ty tăng lượng tiền cho vay nên lãi tiền vay tăng; Công ty tham gia đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu; cổ tức, lợi nhuận được chia nhiều hơn năm 2009. Bên cạnh đó, trong năm này Công ty đã thu được khoản nợ phải thu khó đòi đã tiến hành xóa sổ nên thu nhập khác tăng so với năm 2009.

Đến năm 2011, doanh thu của Công ty tăng đáng kể, trước hết là do nền kinh tế của thế giới đã hồi phục, các thị trường của Công ty như Mỹ và EU, Hàn Quốc… đã lấy lại

đà phát triển. Vì thế, lượng hàng xuất khẩu qua các nước này tăng và ổn định hơn. Thứ hai, Công ty đã mở rộng kinh doanh ký thêm được các hợp đồng với Công ty Tahhsin Industrial Corp, Công ty SZI CHI Garments company…, nhận gia công hàng cho Công ty CP SX-XNK dệt may DN, Công ty Sportteam Corporation…Tất cả những điều này đã làm cho doanh thu tăng một cách vượt bậc. Ngoài ra, đóng góp vào mức tăng này còn phải kể đến DT bán vải tồn kho (313.631.864 đồng) và DT bán phế liệu (205.034.365 đồng).

Trong năm 2011, doanh thu hoạt động tài chính tăng so với năm 2010. Thể hiện cụ thể ở các chỉ tiêu sau:

Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2010 Năm 2011

1. Lãi tiền gởi, tiền cho vay 61.861.503 279.518.972 2. Cổ tức, lợi nhuận được chia: 991.167.256 1.137.884.297

3. Lãi bán ngoại tệ 919.167.256 1.137.884.297

Ngoài ra, trong năm 2011 Công ty đã thanh lý một số máy móc thiết bị nên đã làm cho thu nhập khác trong năm này tăng lên.

Năm 2010 TSNH của Công ty tăng chủ yếu là do lượng tiền vào thời điểm cuối năm 2010 tăng so với năm 2009. Trong khi đó TSNH vào năm 2011 lại tăng và đặc biệt trong năm này tất cả các khoản mục của TSNH đều tăng. Về TSDH, có sự biến động qua các năm. Năm 2011 TSDH tăng 20,74% so với năm 2010. Vì Công ty đang trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Cùng với việc tăng doanh thu, Công ty cũng đã đầu tư vào tài sản và điều này làm cho hiệu suất sử dụng TS tăng qua từng năm.

2.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Có thể nói rằng trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì TSCĐ không ít thì nhiều cũng góp phần quan trọng vào việc kinh doanh của DN đó. Công ty cổ phần may Trường Giang với đặc thù là sản xuất quần áo nên dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị càng không thể thiếu. Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty, chúng ta cần xem xét thêm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Bảng 7: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

T

T Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011

1 Tổng DTT 29.725.910.920 32.083.812.315 46.567.105.648 2 Nguyên giá bình quân

TSCĐ 21.007.941.673 21.567.168.669 22.697.173.447 3 Nguyên giá bình quân

TSCĐHH 20.967.661.673 21.526.888.669 22.656.893.447 4 Nguyên giá bình quân

TSCĐVH 40.280.000 40.280.000 40.280.000 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5=1/2) 1,41 1,49 2,05 6 HS sử dụng TSCĐ hữu hình (6=1/3) 1,42 1,49 2,06 7 HS sử dụng TSCĐ vô hình (7=1/4) 737,98 796,52 1156,09

Bảng 8: So sánh các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua các năm:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần May Trường Giang ppt (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w