Tổng quan về Ngành vận tả

Một phần của tài liệu Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 30)

1. Giới thiệu về Ngành vận tải

Theo thông tin niêm yết theo Ngành thì Ngành vận tải (Transport) bao gồm 9 công ty có cổ phiếu đang hoạt động giao dịch tại trung tâm giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

2. Các lĩnh vực kinh doanh

Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính của Ngành vận tải: Kinh doanh vận tải đường thuỷ, vận tải đường bộ; kinh doanh tổng hợp vật tư, thiết bị phương tiện vận tải, khai thác bến bãi và kinh doanh các ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp luật cụ thể như sau:

+ Tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển container bằng đường thủy nội địa đến Cảng cạn (ICD) và ngược lại;

Công ty Vốn điều lệ(VNĐ) % 1 GMD Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận

chuyển

347,953,150,000 50.23022 HAX Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng 2 HAX Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng

Xanh 16,257,300,000 2.34690 3 HTV Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên 48,000,000,000 6.92920 4 MHC Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội 120,000,000,000 17.3231 5 PJT Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu

Đường Thủy Petrolimex

35,000,000,000 5.052606 SFI Công ty Cổ phần Đại lý vận tải SAFI 11,850,000,000 1.71070 6 SFI Công ty Cổ phần Đại lý vận tải SAFI 11,850,000,000 1.71070 7 SHC Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn 15,000,000,000 2.16540 8 TMS Công ty Cổ phần Transimex - Saigon 42,900,000,000 6.19300 9 VFC Công ty Cổ phần VINAFCO 55,756,270,000 8.04890

∑=692,716,720,000 0

+ Tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hóa khác từ tàu xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng;

+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và hàng không, kinh doanh khai thác bến bãi container và các dịch vụ có liên quan;

+ Mua bán, cho thuê tàu và container để kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển;

+ Xây dựng môi giới và gọi đối tác đầu tư vào hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, công trình bến bãi, cầu tàu, văn phòng phục vụ vận tải đa phương thức;

+ Kinh doanh văn phòng làm việc.

+ Đại lý hàng hải;

+ Dịch vụ giao nhận kho vận hàng hoá;

+ Buôn bán xuất nhập khẩu và nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;

+ Đóng mới, sửa chữa các loại rờ moóc, container, tàu thuyền, xà lan;

+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

+ Dịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị.

3. Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến giá chứng khoán của Ngành vận tải tải

3.1 Rủi ro về kinh tế

- Giao nhận vận chuyển hàng hóa là một lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phục vụ cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng năm tỷ trọng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm khoảng 80% toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đó sự thay đổi về khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngành vận tải;

- Sự tăng trưởng về xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những chính sách phát triển kinh tế. Khi chính sách xuất nhập khẩu thay đổi, đặc biệt là về cơ cấu ngành hàng thì sẽ có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngành vận tải. Khi khối lượng những mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nhập khẩu như nguyên liệu gia công, thiết bị máy móc biến đổi thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của Ngành vận tải. Bởi vì đây là nguồn hàng chính của các loại dịch vụ mà Ngành vận tải đang cung cấp. Ngược lại nếu khối lượng hàng hóa như dầu thô (xuất khẩu); xăng dầu, phân bón (nhập khẩu)... thay đổi sẽ không tác động đến Ngành vận tải (hàng hóa này qua các cảng và tàu chuyên dụng).

3.2 Rủi ro kinh doanh

- Hoạt động của Ngành vận tải gắn chặt với hoạt động của các hãng tàu lớn mà Công ty có quan hệ đối tác. Do đó, sự biến động của thị trường hàng hải thế giới nói chung và biến động kinh doanh của các hãng tàu này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Ngành vận tải.

- Theo xu hướng toàn cầu hóa và Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nhất là việc tham gia lộ trình gia nhập AFTA (từ năm 2003 đến năm 2006), các hãng tàu nước ngoài có thể mở chi nhánh và đảm nhận công việc khai thác tàu. Điều này có nghĩa là các hãng tàu nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện các loại dịch vụ mà Ngành vận tải đang thực hiện. Như vậy, Ngành vận tải có thể sẽ phải chịu thêm sự cạnh tranh về phía các hãng tàu nước ngoài.

- Hiện nay theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam (đến năm 2010) là tập trung xây dựng một số cảng tổng hợp giữ vai trò chủ đạo ở các vùng kinh tế trọng điểm cho các tàu có trọng tải lớn (2.000 - 3.000 TEU). Chú trọng tới các cảng hoặc khu bến chuyên dùng cho hàng container và cảng trung chuyển container quốc tế, đặc biệt là khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu (ví dụ, hệ thống liên hợp Cảng Thị Vải - Vũng Tàu). Khi các cảng mới này ra đời (dự kiến vào khoảng năm 2006 - 2008) sẽ thu hút một lượng hàng hoá và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngành vận tải.

3.3 Rủi ro về tỷ giá

- Khách hàng của Ngành vận tải có các đối tác nước ngoài, nên doanh thu tính bằng ngoại tệ của Ngành rất lớn (chiếm hơn 80% tổng doanh thu). Vì thế nên mọi biến động về tỷ giá sẽ có ảnh hưởng rất đáng kể đến Ngành vận tải.

3.4 Rủi ro khác

Một số rủi ro mang tính bất khả kháng ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ tác động đến tình hình kinh doanh của Ngành vận tải. Đó là

những hiện tượng thiên tai (hạn hán, bão lụt, động đất... ), chiến tranh hay dịch bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra do lĩnh vực hoạt động đặc trưng của mình nên Ngành vận tải còn gặp một số rủi ro khác về bảo hiểm, lãi suất...

Một phần của tài liệu Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w