CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM Phương pháp đo màu của máy quang phổ Phương pháp đo Tiến hành đo màu Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu đồ án khả năng khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân (Trang 37 - 41)

Phương pháp đo

Chia làm hai phần: phần quang học và phần đo

+ Phần quang học: nguồn sáng (L), khe sáng và điều chỉnh được (E), ống chuẩn trực (K), quang kế hệ tán sắc với một lăng kính hay hai lăng kính, kính lọc nhiễu xạ hay cách tử nhiễu xạ… để tạo ra tia đơn sắc (P), thấu kính O, khe điều chỉnh ánh sáng thoát ra (A).

+ Phần đo: bộ thu quang điện (F), khuyếch đại (V), bộ vi xử lý và hiển thị kết quả đo nối với các thiết bị ngoại vi như màn hình, máy in.

Tiến hành đo màu

Bức xạ xuất phát từ trong quang phổ kế thông qua khúc xạ, nhiễu xạ, tán xạ thành một dải ánh sáng toàn sắc. Ứng với góc xoay của lăng kính P, sẽ cho bức xạ đơn sắc có bước sóng xác định đi vào khe hẹp A. Khe A cho ánh sáng thoát ra được điều chỉnh tương ứng với độ rộng ∆λ. Tia đơn sắc sẽ chiếu lên mẫu đo và mẫu trắng chuẩn. Tỷ lệ giữa phần ánh sáng đơn sắc trả lại từ mẫu đo so với ánh sáng đơn sắc trả lại từ mẫu trắng chuẩn gọi là độ phản xạ tại một bước sóng Rλ . Độ phản xạ được dẫn vào bộ thu quang điện F, được xử lý cuối cùng cho ra số liệu và những đường cong phản xạ.

Từ những cơ sở lý thuyết đó chúng em tiến hành đi vào thực nghiệm để tìm hiểu kỹ hơn về khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân.

Kế hoạch thực nghiệm

- Quét phổ UV-VIS tìm λmax của từng loại thuốc nhuộm acid. - Sử dụng λmax dựng đường chuẩn của từng loại thuốc nhuộm.

- Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố như: dòng điện, thời gian điện phân, pH, nồng độ thuốc nhuộm, nồng độ muối NaCl và nhiệt độ đến hiệu suất khử màu.

- Tối ưu hóa.

- Sau khi tối ưu hóa, chọn điều kiện tốt nhất của quá trình điện phân bằng dung dịch NaCl để xử lý màu thuốc nhuộm trực tiếp

2.1.1 Tiến hành thực nghiệm

Bước 1: Quét phổ UV-VIS tìm λmax của từng loại thuốc nhuộm trực tiếp. Bước 2: Dựng đường chuẩn.

Dựa vào λmax tìm được của từng màu thuốc nhuộm trực tiếp tương ứng để tiến hành đo quang dựng những đường chuẩn tương ứng. Từ đó ta sẽ có những phương trình tương ứng với từng màu của thuốc nhuộm trực tiếp.

Bước 3: Quy hoạch thực nghiệm.

Từ những đường chuẩn này chúng em tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất khử màu thuốc nhuộm trực tiếp như:

+ Dòng điện ảnh hưởng như thế nào khi ta tăng hoặc giảm.

+ Thời gian điện phân càng nhiều hay ít có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất khử màu.

+ pH ảnh hưởng như thế nào đến khả năng khử màu thuốc nhuộm khi điện phân.

+ Nồng độ muối NaCl ảnh hưởng nhiều hay ít đến khả năng khử màu thuốc nhuộm.

+ Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến việc khử màu thuốc nhuộm trong quá trình điện phân khử màu thuốc nhuộm trực tiếp hay không?

Từ những số liệu trên chúng em đã chọn được ra 4 yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quá trình khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân để quy hoạch thực nghiệm.

Bước 4: Tối ưu hóa

Tiến hành quy hoạch thực nghiệm. Sau đó là tối ưu hóa, từ đó sẽ chọn ra những điều kiện tốt nhất của quá trình điện phân bằng dung dịch NaCl để xử lý màu thuốc nhuộm trực tiếp.

Bước 5: Tiến hành khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân dựa theo các điều kiện đã chọn.

Trên đây là toàn bộ kế hoạch thực nghiệm của chúng em, nếu có điều kiện chúng em sẽ nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực điện phân cũng như ứng dụng các điều kiện tối ưu ở trên để tiến hành xử lý nước thải nghành dệt nhuộm mà cụ thể là xử lý màu của nước thải nghành dệt nhuộm.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu về cơ sở lý thuyết chúng em đã có một số kiến thức cơ bản để tiến hành thực nghiệm. Nhưng kiến thức thì vô hạn, sự hiểu biết của chúng em thì có giới hạn nên không thể tránh khỏi sai sót. Mặc dù vậy chúng em đã tìm cách hạn chế và hoàn thành đồ án nghiên cứu khả năng khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó chúng em cũng hi vọng khoa và trung tâm công nghệ hóa hỗ trợ thêm cho chúng em, để chúng em được nghiên cứu sâu hơn về đề tài khả năng khử màu thuốc nhuộm trực tiếp bằng phương pháp điện phân.

TÀI LIỆI THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương, Giáo trình công nghệ sinh học môi trường (tập 1: Công nghệ xử lý nước thải), nhà xuất bản đại học quốc gia, trang 398_403 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Ngô Thị Nga, Trần Văn Nhân, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (1999), trang 280_288.

3. PGS.TS. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Nhà xuất bản giáo dục, trang 248-258

4.ThS. Phạm Thị Hồng Phượng, giáo trình kỹ thuật nhuộm_in hoa, trường đại học công nghiệp TP.HCM (tháng 11/2008)

5. GS. TSKH. Trần Mạnh Trí, TS. Trần Mạnh Trung, Các quá trình ôxi hóa nâng cao trong xử lý nước và nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang98.

6. http://www.svdanang.com/@pbk/showthread.php?t=15096 7. http://vn.myblog.yahoo.com/sonquan1421988/article?mid=321 8.http://www.thegioinano.com/portal/index.php? option=com_content&view=article&id=149:thuc-nhum-va-nhum-tieu-bn- mu&catid=42:ng-dng-kinh-hin-vi 9.http://www.tanhungthai.com/document/index.php? f=../document/new.php&cur=2&nid=37 10. http://www.yeumoitruong.com/forum/showthread.php?t=958 11. http://azraovat.com/muaban/885996.html 12. http://appchemco.com/vi/congnghe_xuly_nuoc.htm 13.http://www.yeumoitruong.com/forum/showthread.php? s=9afb7374e8d790afc1f3ac47d89e7dbe&t=958&page=2 14.http://www.khkt.net/chu-de/11388/pid/155555/st/0/TONG-HOP-CHAT- MAU/#entry155555

Một phần của tài liệu đồ án khả năng khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân (Trang 37 - 41)