Sử dụng lại dung dịch dệt nhuộm

Một phần của tài liệu đồ án khả năng khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân (Trang 28 - 30)

giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm. Sử dụng lại dung dịch nhuộm đã được sử dụng cho nhiều thuốc nhuộm và nhiều nguyên liệu. Phần này sẽ bàn luận quy trình và sẽ đưa ra các ví dụ về sử dụng các kỹ thuật này một cách thành công. Nhuộm mẻ là không hiệu quả trong việc sử dụng hoá chất, năng lượng và nước. Lượng các hoá chất trợ được sử dụng thay đổi từ vài phần trăm tới trên 100% so với khối lượng vải. Hầu hết các hoá chất này không hấp thụ vào trong vải và làm tăng tải lượng thải của dòng thải nhà máy. Lượng thuốc nhuộm thường chỉ là một vài phần trăm của khối lượng vải. Bằng cách tái tạo lại thành phần và sử dụng lại dung dịch nhuộm, hiệu suất của quá trình nhuộm mẻ có thể được tăng lên, và có thể giảm được lượng sử dụng hoá chất trợ, nước và năng lượng một cách đáng kể. Hiện nay chưa tìm thấy bài báo nào bàn luận về sử dụng lại dung dịch nhuộm trong quá trình nhuộm liên tục. Điều này có thể là khả thi nếu dung dịch nhuộm được giữ lại cho đến khi cùng loại nguyên liệu được nhuộm bằng cùng đơn nhuộm, hoặc nếu có thể sử dụng lại dung dịch nhuộm để nhuộm cùng nguyên liệu với ánh màu khác.

+ Lưu giữ dung dịch nhuộm đã tận trích: Dung dịch nhuộm đã tận trích được bợm vào một bể chứa, tại đây dung dịch nhuộm được phân tích và được tái tạo lại thành phần. Trong khi chờ đợi vải được rũ trong máy nhuộm. Có thể làm được điều này bằng hai máy nhuộm giống hệt nhau. Một máy chuẩn bị sợi hoặc vải để nhuộm trong khi máy kia nhuộm. Sau khi nhuộm, dung dịch nhuộm của máy thứ hai được bơm vào máy thứ nhất để phân tích và tái tạo lại thành phần. Máy thứ hai sẽ rũ vải trong khi máy một trong chu kỳ nhuộm. Một cách khác là lấy vải ra khỏi máy nhuộm

sau khi nhuộm và để lại dung dịch nhuộm đã tận trích trong máy để phân tích và tái tạo lại thành phần. Việc này loại bỏ sự cần thiết phải có bể chứa.

+ Phân tích dung dịch nhuộm để tìm các hóa chất: Có thể đo thuốc nhuộm không được tận trích ra khỏi dung dịch nhuộm bằng máy quang phổ. Nếu dung dịch nhuộm đục, có thể dùng các phương pháp chiết. Hầu hết hoá chất trợ sẽ không được loại bỏ ra khỏi dung dịch nhuộm. Định lượng thành phần có thể được ước lượng hoặc có thể xác định lượng bằng phân tích. Theo các nhà nghiên cứu, việc ước lượng các tổn hao, trong hầu hết các trường hợp là đủ. Một số nhà nghiên

cứu đã phát triển một chương trình máy tính có thể giúp đỡ xác định lượng hoá chất trợ và thuốc nhuộm cần để tái tạo lại thành phần của dung dịch nhuộm.

+ Các hạn chế: Thành công của việc sử dụng lại dung dịch nhuộm phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm và loại vải. Có thể sử dụng lại các thuốc nhuộm dễ nhất cho một số lượng hạn chế chu kỳ nhuộm do có sự tích tụ tạp chất. Các hoá chất được sử dụng trong các bước xử lý trước và tạp chất từ vải có thể tích lại trong dung dịch nhuộm. Tạp chất cũng có thể có mặt trong chất trợđược bổ sung vào dung dịch nhuộm. Một số các tạp chất này có thể làm chậm lại quá trình nhuộm hoặc có thể gây đốm màu. Khi nhuộm bằng các thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc thuốc nhuộm sunphua, yêu cầu vải được xử lý sau bằng hoá chất. Kết quả là cần có thiết bị bảo quản để giữ dung dịch nhuộm tận trích khi vải nhuộm được xử lý sau. Điều này làm tăng chi phí thiết bị và lượng nước cần để làm vệ sinh máy. Phân tích dung dịch nhuộm là khó khăn khi sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính do máy quang phổ không thể phân biệt được thuốc nhuộm đã thuỷ phân và thuốc nhuộm còn nguyên.

 Kết luận:

Xử lý nước thải nhuộm có màu và khử màu nước thải là nhiệm vụ khó khăn. Dải pH rộng, nồng độ muối và cấu trúc hoá chất thường làm cho công việc thêm phức tạp. ác phương pháp vật lý và hoá học để loại bỏ thuốc nhuộm là hữu hiệu chỉ khi thể lượng thải nhỏ. Ngoài cố gắng để loại bỏ thuốc nhuộm và thoái biến thuốc nhuộm cùng một lúc, quá trình hấp phụ đưa ra một cách khác để phân chia các quá trình này

Tổng quan về điện phân

Một phần của tài liệu đồ án khả năng khử màu thuốc nhuộm bằng phương pháp điện phân (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w