2 Cơ cấu các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá ppt (Trang 41 - 43)

II. Quan điểm, định hướng và giải pháp của chính sách công nghiệp hoá

1. 2 Cơ cấu các thành phần kinh tế

ở nước ta việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nằm trong chiến lược lâu dài của Đảng. Do đó việc lựa chọn cơ cấu các thành phần kinh tế trong mỗi một giai đoạn là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự hoàn thiện cơ chế quản lý trong từng giai đoạn.

a. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta. Mục tiêu chủ yếu từ nay đến năm 2000 là trên cơ sở sắp xếp lại kinh tế Nhà nước bảo đảm cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm cho khu vực này có đủ sức đảm nhiệm sản xuất phần lớn các mặt hàng cung cấp cho nhu cầu đa dạng của xã hội.

Với mục tiêu trên, theo định hướng phát triển kinh tế xã hội công nghiệp, kinh tế Nhà nước phải giữ vững vai trò chủ đạo, song tỷ trọng kinh tế Nhà nước có thể sẽ giảm ở các ngành kinh tế không then chốt và nó sẽ được tăng cường về chất lượng ở các ngành kinh tế then chốt. Các thành phần kinh tế khác sẽ được tăng cường cả về mặt số lượng lẫn chất lượng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu các thành phần kinh tế.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, xu hướng phát triển lâu dài thì khu vực kinh tế tập thể, tư nhân cá thể sẽ là nơi cung cấp đại bộ phận sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng đa dạng cho nhân dân.

Trong thời gian tới, xu hướng chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta sẽ căn cứ vào tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp (trong vòng từ năm 1986 đến năm 1990 giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế

tư nhân haùa như không có sự thay đổi hoặc thay đổi một cách hết sức chậm chạp, dao động ở mức tỉ lệ kinh tế Nhà nước chiếm 57% - 60%, kinh tế tư nhân chiếm 40% - 43%). Về cơ cấu vốn đầu tư, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 71% các thành phần khác chiếm 29%.

Các số liệu trên, một mặt phản ánh tính kém hiệu quả của kinh tế Nhà nước (vốn nhiều, nhưng tạo ra giá trị sản lượng ít hơn), mặt khác, phản ánh sự biến đổi quá chậm chạp về cơ cấu các thành phần trong nền kinh tế, phản ánh tình trạng bảo thủ, trì trệ trong việc sắp xếp lại kinh tế Nhà nước cũng như các chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Do đó, trong thời gian tới, cần phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, điều quan trọng là phải làm cho kinh tế Nhà nước thật sự trở thành công cụ điều tiết của Nhà nước. Các thành phần kinh tế khác mạnh lên sẽ giảm hết gánh nặng cho Nhà nước và nền kinh tế sẽ phát triển lành mạnh theo đúng quy luật vận động của nền kinh tế hàng hoá.

b. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong thời gian tới. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi sự thực hiện kết hợp hài hoà giữa các thành phần kinh tế, giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tập thể. Trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường, chúng ta không thể không tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế của các thành phần kinh tế bằng những biện pháp sau đây:

- Kiên quyết sắp xếp lại kinh tế Nhà nước theo hướng bảo đảm cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả, thực sự phát huy vai trò chủ đạo nền kinh tế. Chúng ta không tư nhân hoá kinh tế Nhà nước, nhưng phải thị trường hoá nền kinh tế, không bao cấp bù lỗ tràn lan, chúng ta chấp nhận cạnh tranh và từng bước tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả. Một mặt, thông qua thị trường, sắp xếp lại kinh tế Nhà nước, mặt khác Nhà nước chủ động có biện pháp thu hẹp những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ.

- Giảm bớt tỷ trọng kinh tế Nhà nước trong mọi ngành nghề theo nguyên tắc ngành nghề nào kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể làm tốt có lợi cho nền kinh tế thì tạo điều kiện cho nó có thể, còn ngành nghề nào, kinh tế Nhà nước làm tốt thì tạo điều

kiện cho nó phát triển. Đây chính là giải pháp tích cực nhằm điều chỉnh lại cơ cấu các thành phần kinh tế.

- Đối với hợp tác xã, cần có biện pháp củng cố theo nguyên tắc tự nguyện với nội dung hoàn toàn khác trước. Chức năng chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp là làm dịch vụ một số khâu hoặc nhiều khâu cho hệ gia đình. Các hợp tác xã, tiểu thủ công nghiệp thì chủ yếu chuyển sang hợp tác xã cổ phần, mở rộng các hình thức liên doanh giữa Nhà nước, hợp tác xã và tư nhân, giữa hợp tác xã với tư nhân. Khuyến khích kinh tế tư nhân tự do phát triển theo luật định không hạn chế tư nhân, cá thể bỏ vốn đầu tư vào sản xuất những sản phẩm mà Nhà nước cho phép. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quyền làm ăn hợp pháp và những đầu tư đúng hướng.

- áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ phù hợp với quá trình công nghiệp hoá đất nước. Không ngừng đổi mới kỹ thuật và công nghệ, không những đối với kinh tế Nhà nước mà cả với thành phần kinh tế tư nhân, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế được tiến hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần thực hiện hệ thống luật lệ theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế, cạnh tranh và hiện đại hoá công nghệ - Luật lệ cần đơn giản, đồng bộ, rõ ràng, ổn định và dễ thực hiện. Cần tạo môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi, khuyến khích đầu tư, sáng tạo tài năng, nhất là tài năng kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá ppt (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)