Cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá ppt (Trang 34 - 41)

II. Quan điểm, định hướng và giải pháp của chính sách công nghiệp hoá

2. Chính sách cơ cấu kinh tế

1.1. Cơ cấu ngành

a. Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn:

- Mục tiêu chuẩn dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý, đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tính hướng ngoại, năng động, bền vững và mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy tốt nội lực, tham gia có hiệu quả và phân công hợp tác quốc tế, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

Cơ cấu ngành phải kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện ở chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò của kinh tế Nhà nước.

Cơ cấu ngành gắn với cơ cấu vùng, lãnh thổ thông qua các biện pháp: xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp, các cụm doanh nghiệp để tạo động lực cho phát triển kinh tế và coi đó là phương tiện để thực hiện đô thị hóa nông thôn; Phát triển kinh tế thành thị và công nghiệp trung ương đi đôi với phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện phân công lao động tại chỗ, gắn công nghiệp với nông nghiệp. Công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển chung công nghiệp của cả nước.

- Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm các ngành trọng điểm và mũi nhọn.

Ngành trọng điểm là ngành có vai trò, vị trí quan trọng với nền kinh tế quốc dân, có khả năng và lợi thế phát triển, có hiệu quả xã hội cao, thể hiện là ngành có hệ số ICOR thấp, đáp ứng nhu cầu trong nước vãkinh doanh. Có khả năng phát triển hiện tại và lâu dài. Ngành trọng điểm có thể là những ngành mới, những ngành truyền thống, những ngành gặp thuận lợi, những ngành gặp khó khăn trong sự phát triển, những ngành hướng về xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu. Như vậy đối tượng, phạm vi của ngành trọng điểm tương đối rộng, miễn là nó nằm trong sự chú ý, ưu tiên phát triển của Đảng và Nhà nước. Do tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ và ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, danh mục ngành trọng điểm, mũi nhọn sẽ thay đổi theo từng thời kỳ 5 - 10 năm. Trong thời kỳ 1996 - 2000 và 2000 - 2010 ngành kinh tế trọng điểm nước ta có thể là : điện lực, than, trồng lúa, chăn nuôi, lâm nghiệp, du lịch, lắp ráp sản xuất ôtô xe máy, xi măng, hóa chất cơ bản, cơ khí, sản xuất thép, các ngành chế biến lương thực, thực phẩm như : mía đường, chè, cà phê, bánh kẹo, bia, dầu thực vật.

Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành : có ý nghĩa kinh tế quốc dân quan trọng, sự phát triển của nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành khác của nền kinh tế quốc dân; chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng vượt trội các ngành khác: có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thể hiện ở hệ số ICOR thấp, tỷ lệ lợi nhuận cao, giải quyết được nhiều việc làm; phát huy lợi thế so sánh của đất nước: đại diện cho tiến bộ khoa học - công nghệ; tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách; hướng

về xuất khẩu và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều kiện công nhân ngành mũi nhọn khó khăn hơn so với ngành trọng điểm. Nền kinh tế phải phát triển đến một trình độ nào đó mới có ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề đã hình thành ngành kinh tế mũo nhọn ở nước ta. Theo chúng tôi, các ngành mũi nhọn ở nước ta thời kỳ 1996-2000 và 2000 -2010 là : công nghiệp điện tử và tin học, công nghiệp dệt may, khai thác và chế biến thủy sản, khai thác và lọc dầu.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu kinh tế.

Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu đòi hỏi phải phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến ở nước ta theo hướng : trước hết chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần ít vốn, công nghệ không phức tạp, tạo nhiều việc làm, sau đó phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều vốn, các ngành tổng hợp sử dụng nguyên liệu. Trong thời kỳ 1996 - 2000 và 2000 - 2010 công nghiệp chế biến của Việt Nam nên phát triển như sau : phát triển các ngành chế biến nguyên liệu sẵn có trong nước theo chiều sâu tức là đi từ sơ chế đến tinh chế, trong đó ưu tiên công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản; phát triển các ngành gia công xuất khẩu cho nước ngoài để giải quyết nhiều việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệ gia công xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp; phát triển các ngành lắp ráp ôtô - xe máy, điện tử để tạo sản phẩm thay thế, tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa; phát triển các ngành công nghiệp chế biến (gồm cả chế tác) tạo cơ sở hạ tầng và động lực cho phát triển các ngành khác như thép, xi măng, điện, cơ khí, hóa chất. . .

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là tiêu chuẩn đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là vấn đề quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong những năm trước mắt công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nội dung cơ bản quan trọng của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cần phát triển theo hướng: củng cố và phát triển các hoạt động dịch vụ mới như tư vấn kinh doanh, tư vấn quản lý, tư vấn pháp

luật, chuyển giao công nghệ và đào tạo; phát triển công nghiệp nông thôn có tính chất lan toả từ một số làng nghề hiện tại lan toả ra các vùng lân cận và từ các đô thị, tiểu đô thị lan dần tới khu vực nông thôn lân cận.

b) Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn.

- Nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành.

Để nâng cao tính khả thi của chiến lược, quy hoạch ngành, điều quyết định là phải nâng cao chất lượng của chiến lược và quy hoạch phát triển ngành theo hướng:

- Xây dựng chiến lược 10 năm đi đôi với “tầm nhìn” 20 năm.

- Gắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.

- Các bản chiến lược, quy hoạch phải được xây dựng trên cơ sở : coi trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường và sự thay đổi của thị trường - Dự báo tiến bộ khoa học - công nghệ của ngành và tác động của nó tới phát triển ngành; đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh. Tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch : có quy hoạch xây dựng tổng thể và quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Gắn quy hoạch với chính sách và các giải pháp thực hiện.

Các chiến lược, quy hoạch sẽ được thực hiện thông qua chương trình mục tiêu, dự án phát triển.

- Phát triển mạnh mẽ thị trường

Phát triển đồng bộ các loại thị trường : sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ, thông tin lao động, vốn (gồm cả thị trường chứng khoán). Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và nước ngoài Nhà nước tác động đến thị trường trên các khía cạnh : xây dựng và thực hiện cơ chế và chính sách khuyến khích giao lưu hàng hoá. Xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số loại hàng hoá, dịch vụ. Ký kết các hiệp định với nước ngoài. Doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị

trường nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và tiến hành tốt các biện pháp Marketing.

Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Nguồn và khối lượng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, hiệu quả đầu tư có quan hệ mật thiết với nhau và đều tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để nâng cao khối lượng vốn đầu tư. Cần tăng vốn đầu tư trong nước qua chính sách tiết kiệm trong dân và khuyến khích đầu tư vào sản xuất, nâng cao vốn tự có của các doanh nghiệp, phát triển các nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn cổ phần, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Nâng mức đầu tư toàn xã hội từ 27% GDP năm 1995 lên 28 - 30% GDP năm 2000. Phấn đấu đạt mức đầu tư toàn xã hội thời kỳ 1996 - 2000 là 50 - 55tỷ đô la, tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước đây, trong đó trên 50% bằng nguồn vốn trong nước và gần 50% bằng vốn nước ngoài (bao gồm vốn ODA và FDI).

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng: Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan, ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành trọng điểm, nhất là các ngành mũi nhọn, chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Nâng cao hiệu qủa đầu tư nhờ đầu tư có trọng điểm và dứt điểm, lựa chọn đúng công nghệ và chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong xây dựng.

- Đổi mới và phát triển công nghệ.

Đổi mới và và phát triển công nghệ đóng vai trò nền tảng, là động lực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhà nước định hướng, tạo môi trường, điều kiện cho đổi mới phát triển công nghệ đóng vai trò nền tảng, là động lực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhà nước định hướng, tạo môi trường, điều kiện cho đổi mới phát triển công nghệ của các doanh nghiệp, đầu tư vào các hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ có tính chất liên ngành mà từng doanh nghiệp không đủ sức hoặc không muốn làm.

Cần có chiến lược, lộ trình và chính sách công nghệ cho nền kinh tế quốc dân, cho ngành và mỗi doanh nghiệp. Gắn chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm với chiến lược thị trường. Đến năm 2020 đất nước phải xây dựng được nền công nghệ nội sinh đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu cơ bản về công nghệ của nền kinh tế quốc dân và cơ sở hạ tầng công nghệ tương xứng.

Trong vòng 10 năm đến 20 năm tới cần ưu tiên tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác, chế biến dầu khí, điện tử - tin học, chế biến thuỷ sản, dệt may. Đi ngay vào công nghệ tiên tiến, hiện đại với một số ngành có nhu cầu, có điều kiện và khả năng như bưu chính viễn thông, công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới; nỗ lực đổi mới công nghệ trong các ngành phục khai thác tài nguyên thiên nhiên; đầu tư thích đáng cho đổi mới và phát triển công nghệ đối với các lĩnh vực gia công, chế biến và lắp ráp, nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm nông, lâm, thủy sản nâng cao giá trị gia tăng trong các ngành dệt may, lắp ráp ô tô, tiến tới hạn chế xuất khẩu nông sản không qua chế biến và nâng cao hiệu quả phát triển các ngành dệt may, lắp ráp ô tô, điện tử; Hiện đại hoá công nghệ truyền thống và áp dụng các công nghệ phù hợp với vùng nông thôn rộng lớn.

Cần xây dựng lộ trình đổi mới, phát triển công nghệ theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2005: Đổi mới công nghệ các ngành kinh tế quốc dân dựa trên công nghệ nhập từ nước ngoài, đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp lớn, phấn đấu để cuối giai đoạn này tạo được năng lực công nghệ nội sinh.

- Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020: Công nghệ nhập và công nghệ nội sinh sẽ là nguồn lực của quá trình đổi mới công nghệ của các ngành kinh tế.

Đẩy mạnh đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên thực tế chúng ta chưa ưu tiên cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Trong cả nước chỉ có 12% tổng số người lao động đã qua đào tạo ở thời kỳ bao cấp, chưa đáp ứng với cơ

chế mới và trình độ phát triển khoa học - công nghệ. Tỷ lệ giữa công nhân kỹ thuật và đại học bất hợp lý: lực lượng lao động từ trung học chuyên nghiệp trở nên chiếm 58% lực lượng lao động và 42% là công nhân (các nước đang phát triển, tỷ lệ tương ứng là 18% và 82%). Trong khoa học - công nghệ thiếu lực lượng đầu đàn. Một số lĩnh vực rất cần cán bộ trình độ đại học nhưng không tuyển sinh được do người học không thích vào như lĩnh vực nông nghiệp. . . Vì vậy, phải đổi mới một cách có căn bản công tác đào tạo nhân lực theo hướng: Tạo ra sự gắn bó tốt hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao động; củng cố và phát triển các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, phát triển các trường đại học, trung học chuyên nghiệp để phấn đấu đến năm 2000, chúng ta có 22 - 25% lao động qua đào tạo; điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật, nhất là đối với những ngành nghề mới; coi trọng công tác đào tạo lại cán bộ khoa học - công nghệ và công nhân kỹ thuật; Tổ chức lại mạng lưới các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, hình thành các trường trọng điểm; nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phổ thông.

- Hoàn thiện cơ chế và chính sách:

Giải quyết tốt vấn đề kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ. Xoá bỏ cơ quan chủ quản đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Có luật và các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển các tổng công ty 90 và 91 theo hướng tổ chức kinh doanh quy mô lớn, kinh doanh đa ngành và đa hình thức sở hữu.

Đổi mới quản lý chất lượng, sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các quan điểm và phương pháp hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại, có chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài đúng đắn. Chỉ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành và lĩnh vực cần thiết, quan trọng mà nước ta chưa có điều kiện phát triển. Không liên doanh những ngành, những sản phẩm mà trong nước có khả năng sản

xuất. Phát triển và mở rộng các đối tác là các nước phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Đặt chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, phân tích, nắm bắt những quy luật khách quan và thực tiễn để đề ra chính sách công nghiệp hoá ppt (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)