Biện pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sơn Lương huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2014. (Trang 54)

* Biện pháp kỹ thuật.

- Tăng cường trồng rừng hỗn giao,các loại cây thường xanh nhằm hạn chế vật liệu cháy.

- Tăng cường trồng các băng xanh cản lửa ở các khu rừng trồng nhằm hạn chế khả năng cháy lan khi cháy rừng xảy ra. Xây dựng các đường băng trắng để hạn chế tối đa khả năng cháy lan và thuận tiện cho công tác tuần tra, theo dõi lửa rừng.

- Tiến hành dọn vệ sinh rừng, đốt trước một phần vật liệu cháy trước mùa khô hanh ở những khu rừng dễ say ra cháy.

- Xây dựng hệ thống chòi canh, thường xuyên kiểm tra sửa chữa, thay thế, bổ sung các thiết bị PCCCR trước mùa khô hanh.

* Biện pháp phục hồi rừng sau cháy.

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên:là quá trình phục hồi rừng bằng con đường tự nhiên dựa vào khả năng tự nhiên của rừng.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và kết hợp trồng rừng bổ sung: là quá trình phục hồi rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo nhờ tác động của con người.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài : “Đánh giá thc trng công tác PCCCR ti xã Sơn Lương, huyn Văn Chn Tnh Yên Bái” tôi đã đưa ra một số kết luận sau:

Về thực tràng tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất rừng là: 2.147,79 ha, rừng tập trung ở 10 xã miền núi, vùng sau vùng xa. Rừng hiện nay đã có chủ trông giữ và bảo vệ tốt, mọi người dân đã có ý thức trong việc bảo vệ rừng, không xảy ra các vụ cháy rừng ngoài ý muốn.

Về công tác PCCCR:

Đã làm công tác tuyên truyền giáo dục ý thức người dân, kí cam kết bảo vệ rừng ở các vùng trọng điểm, công tác phòng cháy chữa cháy rừng, kiểm tra theo dõi diễn biến rừng vào mùa khô kéo dài và theo dõi thời tiết được tiến hành thường xuyên nên đã không xảy ra hiện tượng cháy rừng nghiêm trọng nào.

Những năm gần đây trạm kiểm lâm, UBND xã Sơn Lương đã có nhiều công tác phòng cháy chữa cháy rừng, mỗi năm tiến hành các tập huấn tuyên truyền công tác PCCCR cho cán bộ và người dân phối hợp với nhà trường tiến hành phổ biến kĩ thuật PCCCR cho các em học sinh đi sát với thực tế. Ngoài ra xã đã thành lập ban PCCCR và đầu tư một số trang thiết bi, phương tiện chữa cháy rừng, nhưng nói chung còn nghèo nàn.

UBND xã, ban chỉ huy PCCCR luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, báo cáo tổng kết, xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR cụ thể cho từng năm.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được vẫn còn những mặt yếu kém còn tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Một số thôn còn buông

lỏng công tác bảo vệ rừng và PCCCR để xây dựng tình trạng đốt rừng trái phép để làm nương rẫy, chưa tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch.

Mặt khác đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại ở một số thôn bản còn khó khăn, lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn mỏng về số lượng, kinh phí dành cho công tác PCCCR còn ít, cơ sở hạ tầng dành cho PCCCR còn kém.

Để làm tốt công tác PCCCR thời gian tới xã Sơn Lương cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân, đầu tư nguồn kinh phí cho công tác PCCCR, tổ chức các lớp tập huấn về PCCCR cho người dân, hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên liên lạc, hệ thống giao thông, điên, y tế, xác định rõ rệt hơn trách nhiệm, chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những người làm nhiệm vụ PCCCR, chấp hành tốt chính sách của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương thực hiện tốt các phương án đã đề ra. Tổ chức dự báo thông tin kịp thời cấp dự báo cháy rừng và quan sát phát hiện kịp thời cấp dự bao cháy rừng và tổ chức lực lượng, phương tiên tại chỗ ứng cứu dập tắt ngay ngọn lửa khi xuất hiên cháy lan lớn . Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm về PCCCR cho mọi tầng lớp nhân dân trong rừng và ven rừng.

5.2. Kiến nghị

Cần nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng, từ đó đề xuất các phương pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả hơn.

Cần mở rộng đề tài nghiên cứu đến từng thôn bản, cần tìm hiểu sâu sắc hơn các tập quán sinh hoạt của người dân có liên quan đến công tác PCCCR ở địa phương trên nhiều mặt.

Cần đi sâu vào nghiên cứu các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của tập đoàn, cách trồng làm băng cản lửa ở khu vực nghiên cứu chứ không chỉ dựa trên số liệu thu thập và tài liệu tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng, Triệu Văn Hùng (2010), cẩm nang ngành Lâm Nghiệp – Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, nhà

xuất bản NN Hà Nội

2. Phạm Ngọc Hưng (2005), Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, Nxb nông

nghiệp, Hà Nội.

3. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2002), giáo trình lửa rừng, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Sĩ Trung, Đặng Kim Tuyến (2003), giáo trình Quản lý và phòng chống cháy rừng, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

5. Cục kiểm lâm (2007), diện tích rừng bị cháy và sâu bệnh 2007, cục kiểm lâm, www.kiemlam.org.vn.

6. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), cẩm nang nghành lâm nghiệp, Nxb GTVT, Hà Nội.[4]

8. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của huyện Văn Chấn.

9. UBND tỉnh Yên Bái (2009), Chỉ thị về tăng cường các biện pháp cấp bách thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng.

10.Báo cáo tổng kết công tác PCCCR trên địa bàn huyện Văn Chấn các năm (2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sơn Lương huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2014. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)