Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây rau cải xanh mỡ số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng cải xanh mỡ số 6 trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012 (Trang 29 - 31)

xanh mỡ số 6

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp nhằm thực hiện chức năng tổng hợp chất hữu cơ thông qua năng lượng mặt trời và tăng tích lũy chất khô, cung cấp cho hoạt động sống của cây. Các hợp chất hữu cơ được sử dụng để xây dựng cấu trúc của tế bào, của cơ thể, làm nguyên liệu cho các quá trình trao đổi chất, bù đắp sự hao hụt chất hữu cơ mà cây đã tiêu dùng cho quá trình hô hấp. Đồng thời lá còn là bộ phận chủ yếu của quá trình thoát hơi nước, xúc tiến quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây.

Có thể thấy rằng sự tăng trưởng số lá rau cải tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng chiều cao, khi cây rau cải có chiều cao tối đa cũng là lúc số lá của nó đạt cao nhất. Đối với rau cải lá là một bộ phận quan trọng nhất vì nó không chỉ làm nhiệm vụ quang hợp tích lũy vật chất khô cho cây mà hơn nữa nó còn là bộ phận kinh tế góp phần rất lớn trong việc tăng năng suất. Số lá trên cây là một đặc tính phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của từng giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, mùa vụ...

Bảng 4.3: Số lá của giống cải xanh mỡ số 6 ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh khi trồng ở các mật độ khác nhau

ĐVT: Lá

Công thức

Sau bén rễ hồi xanh…ngày

4 8 12 16 20 I(ĐC) 5,13bc 6,47c 7,60b 8,67ab 9,27 a II 4,87c 6,47c 7,47 b 8,47b 9,53 a III 4,93c 6,53c 7,40 b 8,40b 9,20 a IV 4,93c 6,93bc 7,67 b 8,47b 9,47 a V 4,93c 6,73c 7,60b 8,80ab 9,67 a VI 5,87a 7,60a 8,20a 8,73ab 9,33 a VII 5,60ab 7,33ab 8,20a 9,13a 9,67 a

CV(%) 13,30 11,95 9,48 8,68 8,74

LSD0,05 0,57 0,59 0,53 0,55 0,60

Ghi chú: Trung bình cùng một cột có chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác khi phân tích phương sai một nhân tố (one way ANOVA), P<0,05.

Biểu đồ 2: Động thái tăng trưởng số lá của giống cải xanh mỡ số 6 ở các giai đoạn sau bén rễ hồi xanh khi trồng ở các mật độ khác nhau

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy rằng:

Giai đoạn 4 ngày sau bén rễ hồi xanh, số lá/cây còn thấp, sự chênh lệch số lá giữa các công thức ở giai đoạn này rất ít vì giai đoạn này thân lá của rau cải bắt đầu phát triển. Số lá/cây dao động trung bình trong khoảng từ 4,87 – 5,87lá/cây. Tiếp đến là giai đoạn từ 8 – 12 ngày, tốc độ tăng trưởng số lá ở giai đoạn này tăng mạnh nhất vì đây là giai đoạn trải lá, chuẩn bị giao tán, thân lá sinh trưởng mạnh, có sự tăng trưởng chiều cao nhanh, trải rộng trên mặt đất, để thực hiện quá trình quang hợp, trong đó công thức có số lá/cây lớn nhất là công thức VII và VI đạt 8,20lá/cây, công thức có số lá thấp nhất là công thức III đạt 7,40lá/cây. Giai đoạn sau bén rễ hồi xanh 20

ngày, số lá/cây của các công thức cải xanh đạt tối đa và ổn định. Trong đó, công thức VII và V có số lá cao nhất 9,67lá/cây, công thức III có số lá nhỏ nhất 9,20lá/cây, thấp hơn công thức đối chứng 0,07lá/cây.

Như vậy kết quả thí nghiệm cho thấy số lá trên cây tăng qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Số lá tăng sau đó tốc độ ra lá giảm dần và ổn định về số lá. Với mật độ 16cây/m2 và 25 cây/m2 thì có số lá lớn nhất đạt 9,67lá/cây, mật độ 44,44cây/m2 có số lá thấp nhất đạt 9,20lá/cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng cải xanh mỡ số 6 trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w