- Chủ thể của tội phạm:
2 Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.
1.2.2. Đặc tính lịch sử:
Chủ nghĩa Mác-Lê nin cho rằng: một hiện tượng trong xã hội và trong tự nhiên không phải tự nhiên mà có và nó cũng không phải là bất biến mà nó luôn có sự vận động, thay đổi. Điều này hoàn toàn đúng tình trạng tội phạm - một hiện tượng xã hội. Với tính cách là hiện tượng xã hội thì tình trạng tội phạm luôn có sự thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Điều đó thể hiện trên các khía cạnh như nội dung, đặc điểm dấu hiệu của tình trạng tội phạm được thay đổi mỗi khi có sự thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, thậm chí ngay trong một hình thái kinh tế xã hội nhưng vào các thời kỳ khác nhau mỗi khi có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp...thì tình trạng tội phạm cũng khác nhau. Ví dụ như: tình trạng ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 khác xa so với giai đoạn 1986 đến nay, vì trong hai thời kỳ này có sự khác nhau về cơ cấu kinh tế, xã hội, pháp luật.
Tính lịch sử của tình trạng tội phạm vừa thể hiện ở việc thay đổi các dấu hiệu, các yếu tố tạo nên nó vừa thể hiện ở việc số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong từng hình thái kinh tế xã hội, trong các giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi nhà nước. Tính lịch sử của tình trạng tội phạm cho thấy : Rõ ràng là tình trạng tội phạm chỉ xuất hiện, tồn tại, phát triển trong những bối cảnh, giai đoạn nhất định.
Việc làm sáng tỏ đặc tính này có ý nghĩa quan trọng, nó trang bị cho ta những hiểu biết về quy luật hình thành phát triển của tình trạng tội phạm thấy được mối liên hệ biện chứng của nó với sự thay đổi của các hiện tượng, quá trình khác diễn ra trong xã hội, từ đó dự đoán được sự phát triển của nó trong tương lai để đề ra các biện pháp làm giảm tiến tới loại trừ tình trạng tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.