Tổ chức và tiến hành hoạt động điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27 - 39)

- Chủ thể của tội phạm:

1.2.Tổ chức và tiến hành hoạt động điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

an toàn giao thông đường bộ

1.2.1. Nhận thức về điều tra vụ án xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ

Điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra của những cơ quan điều tra và những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự, nhằm chứng minh sự thật của vụ án theo yêu cầu của pháp luật.(1)

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, phục vụ cho việc thực hiện mục đích chung của quá trình tố tụng hình sự đó là “ phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” ( Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Về phương diện nhận thức, điều tra vụ án hình sự là một dạng hoạt động nhận thức. Đối tượng nhận thức của hoạt động điều tra là những vụ án hình sự đã xảy ra. Khác với những dạng hoạt động nhận thức khác, chủ thể tiến hành hoạt động điều tra chỉ có thể là cán bộ điều tra của cơ quan điều tra và những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt đông điều tra theo luật định.

Là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, điều tra vụ án hình sự được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự các cơ quan điều tra chỉ được áp dụng những biện pháp, những phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, phù hợp với pháp luật, không chống lại pháp luật và không trái với pháp luật. Kết quả tiến hành điều tra vụ án hình sự được phản ánh trong các biên bản tố tụng và có giá trị pháp lý.(2)

Hiện nay trong khoa học điều tra hình sự chưa có khái niệm về điều tra các vụ án xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên căn cứ

_________________________

(1)(2) Giáo trình - phương pháp điều tra các tội phạm cụ thể, tập I, trang 7-8.

vào Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và căn cứ vào khái niệm trên thì có thể hiểu: điêù tra vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là hoạt động điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại điều 23 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, được tiến hành theo quy định của trình tự tố tụng hình sự, nhằm chứng minh sự thật về vụ án.

Về phương diện nhận thức, điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là một dạng hoạt động nhận thức. Đối tượng nhận thức của hoạt động điều tra là các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, mà chủ yếu là các vụ tai nạn giao thông đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, hay nói cách khác người gây ra tai nạn giao thông đường bộ, thường bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ các yếu tố được quy định tại các điều: 202, 203, 204, 205, và điều 220 (trừ tội tổ chức đua xe trái phép và một số hành vi phạm tội khác được quy định tại khoản 4 của tội cản trở giao thông và tội vi phạm các quy định

về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ). Còn đối với tội đua xe trái phép thì hành vi gây tai nạn là tình tiết tăng nặng của tội phạm này. Chủ thể tiến hành hoạt động điều tra là cán bộ điều tra của cơ quan điều tra tội phạm về trật tự xã hội và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điêù tra.

Thông thường, trong các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, dù các hành vi phạm tội khác nhau nhưng đa số các hành vi đó đều gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Trong giáo trình điều tra tai nạn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân biên soạn năm 2003, tr16, khái niệm về tai nạn giao thông như sau:

“ Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của

con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động (trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông cộng cộng). Song, vì chủ quan vi phạm các quy tắc về an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống sự cố đột xuất không kịp phòng tránh đã gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho xã hội”.

Như vậy, qua khái niệm trên ta thấy tai nạn không phải chỉ có người điều khiển phương tiện giao thông gây ra mà ở đây là các đối tượng đang tham gia hoạt động giao thông gây ra, đây là một khái niệm rộng đối tượng gây tai nạn không chỉ là người điều khiển phương tiện giao thông mà có thể là người đi bô hoặc người làm các công việc khác trên đường giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội. Tuy nhiên chỉ những vụ tai nạn gây thiệt hại nghiệm trọng về tính mạng, sức khoẻ con người hoặc tài sản thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.2.2. Mối quan hệ giữa cơ quan cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

Do đặc điểm của hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác, trực tiếp tiến hành cuộc đấu tranh chống tội phạm và do đặc điểm của chính hoạt động điều tra, trong hoạt động điều tra quan hệ phối hợp giữa cơ quan

điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác tồn tại khách quan, do chính thực tiễn hoạt động điều tra đòi hỏi. Thực hiện tốt quan hệ phối hợp này đồng nghĩa với việc khai thác sử dụng sức mạnh của cả hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác điều tra khám phá tội phạm.

Một vấn đề đặt ra, thế nào là quan hệ phối hợp? Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy:

Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra hình sự là hoạt động thoả thuận thống nhất về mục đích và nhiệm vụ, lực lượng và phương tiện, thời gian và địa điểm tiến hành, sự chỉ đạo giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác và thực hiện những thoả thuận đó trong quá trình điều tra nhằm lằm rõ sự thật của vụ án theo yêu cầu của pháp luật. (3)

(3) GT tổ chức điều tra hình sự - Học viện CSND, năm 2002 - tr 69 Từ khái niệm trên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra chính là hoạt động thoả thuận thống nhất về mục đích và nhiệm vụ, lực lượng biện pháp và phương tiện, thời gian và điạ điểm tiến hành, sự chỉ đạo và thực hiện những thoả thuận đó trong quá trình điều tra. Những thoả thuận này có liên quan đến quá trình tiến hành một biện pháp điều tra, một biện pháp trinh sát bổ trợ nào đó v.v….

- Chủ thể của quan hệ phối hợp là cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, kỹ thuật hình sự, quản lý hành chính, cảnh sát giao thông vv…

- Quan hệ phối hợp này là là quan hệ giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra hình sự. Do đó cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý vụ án đóng vai trò tổ chức thực hiện mối quan hê phối hợp này. Mối quan hệ phối hợp này rất đa dạng và nhiều chiều.

- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra là mối quan hệ mang tính pháp lý, được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật, tiến tới thực hiện mục đích của hoạt động điều tra đó là chứng minh sự thật của vụ án.

*Cơ sở pháp lý trong quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.

- Điều 26 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định:

“ + Quan hệ giữa các cơ quan điều tra với nhau, giữa Cơ quan điều tra với

cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan điều tra phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.

+ Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xá định rõ thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra nào phát hiện trược phải áp dụng ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; khi đã xác định được thẩm quyền điều tra thì chuyển vụ án cho cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền theo quy đinh của Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.

+Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động điều tra”.

- Khoản 1, điều 23 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, quy định về quyền hạn của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra :

“ Cục cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ …Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ …. ra quyết định khởi tố vụ án , lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.

- Trong điểm a, khoản 2.1, mục II, Thông tư số 12/2004/TT-BCA ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an:

“ Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 202 đến điều 211 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét , thu giữ tang vật và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.

- Công văn 1251/CT-BCA (C16) ngày 27/9/1999 của Bộ trưởng Bộ công an

quy định về việc phân công điều tra giải quyết tai nạn giao thông:

+ “Khi có vụ tai nạn giao thông xảy ra, lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức ngay việc khám nghiệm hiện trường, cấp cứu người bị nạn và điều tra ban đầu , lực lượng kỹ thuật hình sự phối hợp theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cần khởi tố điều tra để xử lý về hình sự thì Cảnh sát giao thông cần khẩn trương củng cố tài liệu, chứng cứ chuyển ngay hồ sơ ban đầu đến cơ quan Cảnh sát điều tra để khởi tố điều tra theo thẩm quyền.

+ Đối với các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức ngay việc bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị nạn, giải toả bảo đảm không ùn tắc giao thông đồng thời báo ngay cho cơ quan Cảnh sát điều tra tổ chức khám nghiệm hiện trường để thụ lý điều tra từ đầu. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Kỹ thuật hình sự và các lực lượng khác phối hợp theo chức năng nhiệm vụ của mình cho đến khi kết thúc điều tra.

+ Đối với các vụ tai nạn giao thông mà đối tượng gây tai nạn bỏ chạy, thì Cảnh sát giao thông tổ chức việc truy tìm đối tượng gây tai nạn, lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát điều tra phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ.

+ Việc điều tra giải quyết các vụ án hoặc tai nạn giao thông là nhiệm vụ chung của lực lượng cảnh sát mà trực tiếp là Cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra, Kỹ thuật hình sự, cảnh sát hình sự. Do đó khi tiến hành công việc, dù là chủ trì hay phối hợp đều phải làm với ý thức trách nhiệm cao nhất …”

- Chỉ thị số 02/2001/CT-BCA(C11) ngày 06/02/2001 của Bộ trưởng Bộ công an về công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng công an nhân dân: “+ Lực lượng Kỹ thuật hình sự các cấp phải đáp ứng về yêu cầu khám

nghiệm hiện trường của cơ quan Cảnh sát điều tra…

+ Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, đường thuỷ trực tiếp tiến hành khám nghiệm hiện trường các vụ cháy, nổ, tai nạn giao thông không có dấu hiệu phạm tội; phối hợp thực hiện theo chức năng các yêu cầu của cơ quan điều tra trong khám nghiệm hiện trường các vụ phạm tội.”

- Tại điều 10, quyết định số 57/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 06/02/2001 của Bộ trưởng Bộ công an. Ban hành quy chế phân công trách nhiệm giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác khám nghiêm hiện trường:

“ Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, đường thuỷ có trách nhiệm:

+Khi có vụ tai nạn giao thông xảy ra, tổ chức ngay việc khám nghiệm hiện trường và thông báo để lực lượng kỹ thuật hình sự tham gia.

+ Đối với các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có dấu hiệu tội phạm phải tổ chức ngay việc bảo vệ hiện trường, đồng thời báo ngay cho cơ quan Cảnh sát điều tra tổ chức khám nghiệm hiện trường; hỗ trợ cơ quan điều tra và lực lượng nghiệp vụ khác, đảm bảo cho quá trình khám nghiệm hiện trường được thuận lợi.

+ Ký biên bản khám nghiệm hiện trường với tư cách cán bộ khám nghiệm hiện trường trong những vụ trực tiếp khám nghiệm hoặc cán bộ Cảnh sát giao thông trong những vụ tham gia khám nghiệm”.

1.2.3. Những vấn đề phải chứng minh trong điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

Tại điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và toà án phải chứng minh:

- Có hành vi phạm tội xảy ra không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi , do cố ý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27 - 39)