Asystasia chelonoides Nees – Biến hoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ ô rô (acanthaceae juss , 1789)trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 35 - 38)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2 Asystasia chelonoides Nees – Biến hoa

H. Chiachi, Fl. Reip. Pop. Sinicae 70, 2002, p. 215-217; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 64.

Tên khác: Sao tím Số hiệu mẫu: NT39

Đặc điểm: cỏ cứng, nhiều nhánh mọc tỏa, cao khoảng 50cm. Thân nằm rồi đứng, vuông, có phình trên đốt, màu nâu nâu, có lông quanh đốt. Lá mọc đối đều hoặc không đều, phiến hình ngọn giáo, có mũi nhọn, gốc tù, 2 mặt không lông trừ gân và mép có lông nhám, kích thước 8-11cm x 2,5-4cm; gân phụ 6-7 cặp; cuống dài 0,5-1cm.

A B

C D E

Cụm hoa chùm, ở ngọn, cao 8-10cm, hoa tạt một bên. Mỗi hoa có 1 lá bắc khoảng 0,8cm x 0,2cm và 2 lá bắc con. Đài 5, rời, gần bằng nhau, có lông thưa, kích thước 0,5cm x 2-2,5mm.

Tràng hợp thành ống, màu trắng, bên ngoài có lông tiết, ở dưới hẹp khoảng 0,5cm, rồi phình to ở giữa, trên chia 2 môi rõ, môi trên 2 thùy rộng; môi dưới 3 thùy, thùy giữa to hơn 2 thùy bên và có sọc tím nhạt; kích thước 2cm.

Nhị 4, 2 dài và 2 ngắn, chỉ nhị không lông trừ đoạn hợp với ống tràng có lông. Mỗi nhị 2 buồng phấn đính lệch nhau. Bầu nhiều lông, 4 noãn, vòi nhụy không lông, đầu nhụy chẻ 2 ngắn.

Sinh học: ra hoa khoảng tháng 12.

Sinh thái: cây ưa khô ráo, mọc dưới tán rừng thường xanh.

Phân bố: loài có phân bố ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam, gặp ở Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Kom Tum (Đắc Glây) [6].

Ở Cát Tiên, loài có phân bố ở thác Pi’Nao (Cát Lộc).

Hình 3.6. Sinh thái và phân bố của loài Asystasia chelonoides Nees

Như vậy, đã ghi nhận thêm vùng phân bố mới cho loài này ở Lâm Đồng và bổ sung loài này vào danh lục thực vật của Vườn.

Công dụng: Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc giải độc. Ở tỉnh Quảng Tây, toàn cây dùng trị đòn ngã tổn thương và gãy xương [6].

Hình 3.7. Asystasia chelonoides Nees

1-cành mang hoa; 2-đài; 3-lá bắc; 4-lá bắc con;

5 bầu nhụy; 6 hoa mở ra và nhị Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ

1

2 3

4

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ ô rô (acanthaceae juss , 1789)trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)