6. Bố cục của đề tài
2.2.7 Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài
- Dụng cụ: máy ảnh Canon PowerShot A3000IS, máy xác định tọa độ GPS map 76CS, kính hiển vi soi nổi Olympus SZ61, kéo cắt cành, kẹp gỗ, túi polyetylen, giày, ủng, vớ và áo mưa đi rừng, sổ ghi chép, giấy báo, thuốc Dep chống vắt, chống muỗi …
- Hóa chất: Foocmon 5%, cồn 70o, HgCl2
- Phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2, phần mềm Mapinfo 7.5 để chấm điểm phân bố đựa vào tọa độ các loài thu được ở Cát Tiên. Bản đồ số hóa Vườn quốc gia Cát Tiên.
2.3.Thời gian thực địa
Bảng 2.1 Địa điểm các đợt thực địa
Đợt Địa điểm khảo sát Thời gian
1 (Từ 16 đến 18-9-2010) Bến Cự 16-9-2010 Bàu Sấu 17-9-2010 2 (Từ 29-11 đến 3-12-2010) Núi Tượng 30-11-2010 Đồi đất đỏ 1-12-2010 Tuyến sinh thái 2-12-2010
Bến Cự 3-12-2010
3
(Từ 15 đến 19-12-2010)
Thác Dựng, Thác Trời 16-12-2010
Bàu Sấu 17-12-2010
Bàu Chim, Tuyến Cây Si,
ĐăkLua 18-12-2010 Thác Trời, Đà Kộ 19-12-2010 4 (Từ 23 đến 25-1-2011) Khu vực trụ sở VQG 23-1-2011 Khu vực từ Bến Cự đến
đường ra Bàu Sấu, Tà Lài 24-1-2011 ĐăkLua, Thác Trời 25-1-2011 5 (Từ 23 đến 26-2-2011) Đảo Tiên, Đà Kộ 24-2-2011 Đồi đất đỏ, Tà Lài 25-2-2011 6 (Từ 15 đến 20-3-2011)
Tuyến cây Bằng lăng 6 ngọn 15-3-2011 Thác Trời, Tuyến sinh thái 16-3-2011 Đồi đá trắng 17-3-2011 Đồi đất đỏ đến Sa Mách 18-3-2011 Từ trụ sở Vườn đến ĐăkLua 19-3-2011 Tuyến cây Bằng lăng 6
ngọn, Tuyến cây Gõ Bác Đồng 20-3-2011 7 (Từ 9 đến 16-5-2011) Thác Trời 9-5-2011
Đồi Xanh-Tà Lài 15-5-2011 Bàu Sấu 11 và 12-5-2011
Tiểu khu 507-Cát Lộc 14-5-2011 Tiểu khu 422, 423- Cát Lộc 15-5-2011
Chương III – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm chung của họ Ô rô ( Acanthaceae Juss.)
3.1.1 Hình thái:
Cây thân cỏ, cây bụi, cây gỗ nhỏ hay dây leo. Thân thường hơi phình trên đốt. Lá đơn mọc đối chéo chữ thập (trừ một số trường hợp mọc cách), không có lá kèm (trừ một vài loài thuộc chi Acanthus). Lá thường có nang thạch, phiến nguyên, có răng hay chia thùy (chi
Thunbergia). Cụm hoa đơn, xim, hay chùm, bông, ở nách lá hay ở ngọn. Cấu trúc hoa khá
đa dạng, hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên, thường có nhiều lá bắc và lá bắc con xếp lợp. Lá đài bằng nhau hay không bằng nhau, gần như rời hoặc dính nhau nhiều hay ít. Cánh hoa 5, hợp thành ống ở gốc, phiến chia 5 thùy bằng hay không bằng nhau, thường chia 2 môi với tiền khai hoa vặn, tiền khai hoa kiểu nanh sấu (ngũ điểm), hay tiền khai hoa lợp (hình 3.1). Nhị đính trên tràng, nhị 2 hoặc 4 với 2 nhị dài, 2 nhị ngắn, không nhị lép hay 1,2 nhị lép; các buồng phấn hướng trong, đính bằng hay lệch nhau, 1-2 ô (phụ lục 2). Đĩa mật rõ; bầu trên, 2 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô chứa 2 hàng noãn xếp chồng lên nhau, hướng lên; vòi nhụy dài, dạng chỉ, đầu nhụy đơn hay chẻ đôi, thỉnh thoảng có hình phễu hay 2 môi (phụ lục
3). Quả nang, khi chín thường tự tách mạnh thành 2 mảnh để giải phóng hạt, giá noãn có móc cong đính hạt hay không có móc cong, có phần bất thụ hoặc không. Hạt bị ép dẹp hoặc không, thường có gót và thường không có nội nhũ.
3.1.2 Sinh học và sinh thái:
ra hoa theo mùa, tập trung nhiều vào mùa khô, một số loài có hoa rãi rác quanh năm. Tái sinh bằng hạt hay chồi trên thân. Cây ưa sáng hay nửa chịu bóng, ưa đất thoát nước, điều kiện khô ráo, chịu khô hạn, ẩm vừa, một số ít chịu ngập nước. Đa số loài mọc ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, từ rừng thường xanh, rừng thường xanh nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trảng cỏ, đến vùng đất ngập nước, ven bờ nước: bàu, suối… ở những độ cao khác nhau.
3.1.3 Phân bố:
Trên thế giới, họ Ô rô phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có 4 trung tâm phân bố chính: Nam và Đông Nam châu Á (Indo-Malaysia), châu Phi và Nam châu Mĩ (Braxin), một số ít loài có thể mở rộng phân bố đến vùng Địa trung Hải, Ôxtrâylia. Ở Việt Nam, họ Ô rô phân bố rộng, từ Bắc vào Nam, từ núi cao đến đồng bằng, ven biển. Ở VQG Cát Tiên, các loài của họ Ô rô phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông Nam, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tương đối thấp so với các khu vực khác của VQG.
C D
B A
3.1.4 Công dụng của các loài:
các loài thuộc họ Ô rô ở Cát Tiên chủ yếu là cây thân cỏ, chúng cùng với các loài khác góp phần tạo thảm phủ trên mặt đất, giúp giữ nước, giảm tốc độ dòng chảy vào mùa mưa và giảm mất nước trong đất vào mùa khô. Do số lượng cá thể của một số loài phong phú, nên cây họ Ô rô cùng với các loài cỏ dại khác thường được cắt làm thức ăn cho gia súc. Nhiều loài ra hoa vào mùa khô, do thích hợp với điều kiện thông thoáng và nhiều ánh sáng, nên vào mùa khô ta có thể thấy nhiều loài trổ hoa dọc đường lớn trong Vườn, hay ở các tuyến đường du lịch sinh thái như: Thunbergia laurifolia, Eranthemum tetragonum,
Pseuderanthemum palatiferum, Phlogacanthus turgidus, Phlogacanthus cornutus. Các loài
này cùng các loài của những họ thực vật khác góp phần tạo cảnh quan đẹp ven đường vào mùa hoa nở, nếu được quan tâm đúng mức có thể phát triển tuyến du lịch vào mùa hoa nở.
Theo các tài liệu “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”, “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”, một số loài trong họ Ô rô tìm thấy ở Cát Tiên cũng có thể dùng làm thuốc như: Phlogacanthus turgidus, Phlogacanthus cornutus, Hygrophila phlomoides,
Lepidagathis incurva, Peristrophe bivalvis, Cyclacanthus coccineus, Andgrographis
laxiflora, Asystasia chelonoides, Nelsonia campestris, Ruellia macrosiphon, Ruellia patula,
Staurogyne malaccensis, Thunbergia lauriflora.
3.2 Thành phần loài thuộc họ Ô rô ở Vườn quốc gia Cát Tiên
Đã ghi nhận được 33 taxon thuộc 21 chi, gồm 30 loài và 3 thứ, trong đó có 2 loài thuộc chi Rungia mới định danh đến chi: chi Acanthus L. (1 loài), Andrographis Wall. (1 loài), Asystasia Blume (1 loài) Clinacanthus Nees(1 thứ), Cryptophragmium Ness ( 1 loài ),
Cyclacanthus S. Moore ( 1 loài ), Eranthemum L. ( 1 loài ), Hemigraphis Ness ( 1 loài ),
Hygrophila R. Br. ( 2 loài, 1 thứ ), Justicia L. (1 loài ), Lepidagathis Willd. ( 2 loài ),
Nelsonia R. Br. ( 1 loài ), Peristrophe Nees (1 loài), Phlogacanthus Nees (2 loài),
Polytrema C. B. Clarke (1 loài), Pseuderanthemum Radlk. ( 2 loài ), Ruellia L. ( 2 loài ),
Rungia Nees ( 2 loài sp.), Staurogyne Wall. (5 loài), Strobilanthes Blume (1 loài),
Thunbergia Retze ( 1 loài, 1 thứ ). Chấm điểm phân bố các taxon thu được ở thực địa. Sau
đây là phần giới thiệu đặc điểm các loài đã nghiên cứu.
3.2.1 Acanthus leucostachyus Wall. ex Nees – Ô rô núi.
Acanthus leucostachyus Wall. Cat. no 2512; Nees in DC. Prodr. XI, p. 270; C. B.
Clarke in Fl. Brit. Ind. IV, p. 480; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV 1935, p. 696; T. Hongpin in H. Chiachi, Fl. Reip. Pop. Sinicae 70, 2002, p. 45; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 60; T. K. Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 251.
Số hiệu mẫu: NT37
Đặc điểm: cỏ, nằm rồi đứng, cao 20-50cm. Thân tròn, nhiều lông trắng nằm sát. Lá mọc đối, bằng nhau, phiến thon dài hay tròn dài, dày, đầu nhọn, gốc lệch hay bằng, mặt trên xanh đậm, không lông, có thể có bớt xanh nhạt dọc gân lá; mặt dưới màu xanh nhạt, nhiều lông trắng mịn, cuống có lông; mép lượn sóng và có nhiều gai nhọn, kích thước 8-20cm x 3,5-6,5cm; cuống 1-2cm, gân phụ 6-12 cặp.
Cụm hoa bông nhiều lông, trục vuông, cao 6-16cm. Hoa mọc đối chéo chữ thập, mỗi hoa có một lá bắc to, có mũi nhọn cong ra ngoài, mặt ngoài nhiều lông, có 5 gân, mép nhiều gai nhọn, mặt trong bóng không lông, khoảng 1,5cm; 2 lá bắc con hình dải, đầu nhọn, có gai cứng, bên ngoài nhiều lông, bên trong nhẵn, kích thước khoảng 1,2cm, màu trắng có gân xanh. Đài 4 xẻ sâu và có gai nhọn ở đầu, 2 to hình trụ, 2 nhỏ hình dải, phía ngoài nhiều lông, phía trong ít lông, cao không bằng nhau. Đài to phía ngoài xẻ 2 thùy ngắn, có 2 gân; đài to phía trong có 3 gân, nguyên, khoảng 2cm.
Tràng hợp thành ống ngắn hình trứng, môi trên tiêu giảm; môi dưới to, có sọc nâu, chia 5 thùy trong đó 3 thùy giữa to, mỗi thùy hơi khía 2, 2 thùy bên nhỏ và ngắn hơn; có lông mịn phía ngoài; màu trắng xanh sau đó vàng nhạt, kích thước 2cm. Nhị 4 úp vào nhau, đính gần họng tràng, chỉ nhị cong, không lông; mỗi nhị 1 buồng phấn, màu vàng, nhiều lông. Vòi nhụy không lông, đầu nhụy chẻ 2, thấp hơn nhị và nằm giữa 4 nhị. Quả nang, không có phần đặc, 4 hạt, giá noãn có móc cong.
Sinh học: có hoa quả khoảng tháng 3-4. Cây tái sinh bằng chồi thân nằm trên mặt đất, hoặc bằng hạt. A B C D E
5
Sinh thái: mọc nơi ẩm ướt, thoáng, có ánh sáng, nửa chịu bóng, thường mọc ven suối cạn hay suối có nước, bãi đá ven suối nhỏ trong rừng thường xanh, ở độ cao 160-547m. Theo Trần Kim Liên [21] loài này có thể mọc ở độ cao từ 100-1000m.
Phân bố: loài có ở Ấn Độ, Mianma, Lào [21]. Ở Việt Nam loài này phân bố ở Quảng Trị [9], Lào Cai, Thái Nguyên (Đình Cả), Kon Tum [21].
Ở Cát Tiên loài này gặp ở khu vực gần suối Vàm Hô (đồi Đá Trắng), ở Cát Lộc loài này mọc rất nhiều ven các suối cạn có ít nước trong rừng thường xanh.
Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên và ghi nhận vùng phân bố mới của loài ở Đồng Nai và Lâm Đồng.
Công dụng: chưa biết.
Hình 3.4. Sinh thái và phân bố của loài Acanthus leucostachyus Wall. ex Nees
3.2.2 Asystasia chelonoides Nees – Biến hoa
H. Chiachi, Fl. Reip. Pop. Sinicae 70, 2002, p. 215-217; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 64.
Tên khác: Sao tím Số hiệu mẫu: NT39
Đặc điểm: cỏ cứng, nhiều nhánh mọc tỏa, cao khoảng 50cm. Thân nằm rồi đứng, vuông, có phình trên đốt, màu nâu nâu, có lông quanh đốt. Lá mọc đối đều hoặc không đều, phiến hình ngọn giáo, có mũi nhọn, gốc tù, 2 mặt không lông trừ gân và mép có lông nhám, kích thước 8-11cm x 2,5-4cm; gân phụ 6-7 cặp; cuống dài 0,5-1cm.
A B
C D E
Cụm hoa chùm, ở ngọn, cao 8-10cm, hoa tạt một bên. Mỗi hoa có 1 lá bắc khoảng 0,8cm x 0,2cm và 2 lá bắc con. Đài 5, rời, gần bằng nhau, có lông thưa, kích thước 0,5cm x 2-2,5mm.
Tràng hợp thành ống, màu trắng, bên ngoài có lông tiết, ở dưới hẹp khoảng 0,5cm, rồi phình to ở giữa, trên chia 2 môi rõ, môi trên 2 thùy rộng; môi dưới 3 thùy, thùy giữa to hơn 2 thùy bên và có sọc tím nhạt; kích thước 2cm.
Nhị 4, 2 dài và 2 ngắn, chỉ nhị không lông trừ đoạn hợp với ống tràng có lông. Mỗi nhị 2 buồng phấn đính lệch nhau. Bầu nhiều lông, 4 noãn, vòi nhụy không lông, đầu nhụy chẻ 2 ngắn.
Sinh học: ra hoa khoảng tháng 12.
Sinh thái: cây ưa khô ráo, mọc dưới tán rừng thường xanh.
Phân bố: loài có phân bố ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam, gặp ở Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Kom Tum (Đắc Glây) [6].
Ở Cát Tiên, loài có phân bố ở thác Pi’Nao (Cát Lộc).
Hình 3.6. Sinh thái và phân bố của loài Asystasia chelonoides Nees
Như vậy, đã ghi nhận thêm vùng phân bố mới cho loài này ở Lâm Đồng và bổ sung loài này vào danh lục thực vật của Vườn.
Công dụng: Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc giải độc. Ở tỉnh Quảng Tây, toàn cây dùng trị đòn ngã tổn thương và gãy xương [6].
Hình 3.7. Asystasia chelonoides Nees
1-cành mang hoa; 2-đài; 3-lá bắc; 4-lá bắc con;
5 bầu nhụy; 6 hoa mở ra và nhị Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
1
2 3
4
3.2.3 Andrographis laxiflora (Bl.) Lindau - Hùng bút hoa thưa.
A. tenuiflora T. Anders. in Journ. Linn. Soc. IX. P. 502; Haplanthus tener Nees in
Wall. Pl. As. Rar. III, p. 115; Gymnostachyum Parishii et andrographioides T. Anders. l. c., p. 504; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV 1935, p. 698; Andrographis laxiflora (Bl.) Lind. in Engl. et Prantl, Nat. Pflanzenfam IV 1895, p.323; H. Chiachi, Fl. Reip. Pop.
Sinicae 70, 2002, p. 204-205; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 61; T. K. Lien.
Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 251.
Số hiệu mẫu: NT17
Đặc điểm: cỏ đứng, một năm, thân mềm, cao 25-35cm cả cụm hoa có thể đến 70cm. Thân vuông, phình trên đốt, nhiều lông, màu xanh lục. Lá có phiến hình trứng hay xoan rộng, mỏng, đầu có mũi, hơi tròn ở gốc, hẹp dần trên cuống, mọc đối xoay vòng, bằng nhau từng cặp, màu xanh lục, mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông thưa ở gân, kích thước 5- 8cm x 2,5-4cm; cuống 0,5-3,5cm ngắn dần từ gốc đến ngọn, gân phụ 5-6 cặp. Cụm hoa chùm, mảnh, ở ngọn hay nách lá, có hoa thưa, đơn hay chia nhiều nhánh theo kiểu: mỗi vị trí chia nhánh có 2 lá mọc đối giống như lá, hoa chụm 1-6 hoa, cao 5-25cm, trục nhiều lông. Đài 5, hợp ngắn ở gốc, thon, nhọn đầu, dài 0,2cm; nhiều lông hình đinh phía ngoài, trong có lông ngắn. Hoa có cuống ngắn khoảng 0,1cm; tràng hợp thành ống phình ở giữa, phía trên gần như hình chuông, 2 môi không rõ, trên 2 thùy, dưới 3 thùy gần đều; bên ngoài nhiều lông mịn, bên trong không lông trừ phần chỉ nhị hợp ống tràng có lông chạy dọc ống tràng; hoa màu trắng, các thùy có bớt nâu hay hồng, ống có sọc nâu, kích thước khoảng 1cm. Nhị 2, mỗi nhị hai buồng phấn thuôn, có lông, đính lệch nhau, gốc hơi nhọn, chỉ nhị có màng rộng, dẹp, có lông, đính trên chổ phình của ống tràng. Đầu nhụy dẹp hình mác. Quả nang hình trụ, nhọn đầu, gốc hẹp dần, dựng đứng về một phía của trục hoa, nhiều lông hình đinh, non màu xanh, già màu nâu, nang tự mở thành 2 mảnh, giá noãn có móc cong; dài 1,2- 1,5cm. Hạt gần tròn, hơi dẹp, nhăn, không lông, màu vàng nâu, 8-16 hạt, khoảng 0,1cm.
A B C D G F H E
1 2 3
4
Sinh thái: mọc nơi thoáng, nhiều ánh sáng, khô ráo, nửa chịu bóng, thường gặp ven lối đi dưới tán rừng thưa, thường xanh hay nửa rụng lá.
Phân bố: loài của Trung Quốc (Vân Nam), Ấn Độ, Mianma, Lào, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam. Ở Việt Nam loài này phân bố ở Kon Tum (Ngọc Linh), Sông Bé [4]; ở độ cao tới 900-2500m [21].
Ở Cát Tiên loài này gặp ở tuyến Bàu chim, tuyến cây Si, tuyến Sinh thái, đường đi Bàu Sấu, ở độ cao 145-161m.
Như vậy đã ghi nhận thêm vùng phân bố mới cho loài này ở Đồng Nai, mọc ở độ cao dưới 200m và bổ sung loài mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây được dùng với tên Tu dược thảo làm thuốc trị cảm mạo, viêm phổi, viêm dạ dày-ruột [4].
Hình 3.10. Sinh thái và phân bố của loài Andrographis laxiflora (Bl.) Lindau
3.2.4 Clinacanthus burmannii Nees var. robinsonii R. Ben. -Luân rô Burman.
Cl. burmani Nees var. robinsoni R. Ben. in Notul. Syst. 1935; R. Ben. in H. Lec. Fl.
Gen. Indochine IV 1935, p. 764; H. Chiachi, Fl. Reip. Pop. Sinicae 70, 2002, p. 253; P. H.
Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 73.
Số hiệu mẫu: NT12
Đặc điểm: cây bụi, leo cao 2-4m. Thân tròn, không lông, hơi phù trên đốt, có lóng dài 5-8cm, có thể đến 14cm, bên trong xốp, non thường rỗng, màu xanh nhạt có sọc nhỏ màu xanh đậm dọc lóng.
Hình 3.11. Hình thái loài Clinacanthus burmannii Nees var. robinsonii R. Ben. A,C: dạng sống; B: cụm hoa; D: Lá; E: nhụy; F: nhị; G: hạt.
Ghi chú: hình E, G chụp dưới kính hiển vi soi nổi.
A B D E G F C
Lá thuôn dài, đầu có mũi nhọn, gốc tim lệch hay đều, mép gần như nguyên và có lông ngắn, có nang thạch, 2 mặt không lông trừ gân lá có lông thưa, gân phụ 5-8 cặp, màu xanh, kích thước 7-15cm x 1,5-4cm, cuống ngắn từ 0,5-1,2cm. Cụm hoa xim ngắn ở ngọn, 4-6cm. Các hoa mọc cách nhau một lá bắc không mang hoa; mỗi hoa có một lá bắc, 2 mặt nhiều