Yêu cầu vùng, cơ sở ATDB DTH

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ DỊCH TỄ PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO (Trang 34 - 36)

3. Biện pháp phòng chống bệnh

3.2.2.3Yêu cầu vùng, cơ sở ATDB DTH

- Không có bệnh DTH sau ít nhất 40 ngày kể từ khi xác định con vật mắc bệnh cuối cùng bị tiêu hủy và đã thực hiện vệ sinh tiêu độc theo quy định hoặc sau 2 tháng (đối với tiêu dùng trong nước) và 6 tháng (đối với xuất khẩu) kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được hồi phục hoặc bị chết.

- Định kỳ báo cáo 7 ngày 1 lần hoặc báo cáo đột xuất khi có dịch bệnh DTH. - Tổ chức tiêm phòng đại trà một năm 2 lần với tỉ lệ đạt ≥ 90 % so với diện tiêm. Ở heo con, tiêm phòng lúc 21 ngày tuổi (heo mẹ chưa được tiêm phòng) hoặc 30 – 45 ngày tuổi (heo mẹ đã được tiêm phòng), và tiêm phòng nhắc lại sau 30 ngày; ở heo nái, tiêm phòng trước khi phối giống 3 tuần hoặc trước khi đẻ 4 tuần, và tiêm phòng nhắc lại sau 6 tháng; ở heo đực giống, tiêm phòng theo lịch hàng năm, và tiêm phòng nhắc lại sau 6 tháng.

- Phải có các chốt kiểm dịch động vật hoạt động 24/24 giờ và khu vực cách ly kiểm dịch để theo dõi 21 ngày. Động vật, sản phẩm động vật nhập vào đều phải có giấy chứng nhận của cơ quan thú y nơi xuất phát.

- Tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các trang trại, điểm trung chuyển và cơ sở giết mổ động vật.

- Tổ chức xét nghiệm chẩn đoán bệnh DTH và tỉ lệ bảo hộ đàn heo được tiêm phòng.

- Xử lý heo mắc bệnh DTH, ở heo có trọng lượng < 20 kg phải giết hủy; ở heo có trọng lượng > 20 kg, có thể giết mổ bắt buộc để sử dụng làm thực phẩm nhưng phải luộc chín, đun sôi 30 phút

Theo số liệu Cục Thú y, tính đến nay ở Việt Nam có 306 cơ sở ATDB đối với bệnh DTH; trong đó có 288 cơ sở ATDB ở các tỉnh phía Bắc và 18 cơ sở ATDB ở các tỉnh phía Nam (Tiền Giang 3; Bạc Liêu 11; Bình Dương 2; An Giang 1 và Kiên Giang 1.

Phần 3 Kết luận

Hiện nay, bệnh DTH luôn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với ngành chăn nuôi heo bởi hiện tượng nhiễm bệnh dai dẳng và không điển hình từ các chủng virus độc lực thấp; đặc biệt, các yếu tố nguy cơ đối với bệnh DTH (tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội, quần thể đàn heo) ngày càng đa dạng; do vậy, biện pháp kiểm soát bệnh DTH ngày cũng khó khăn, phức tạp. Chính vì thế, tùy đặc điểm dịch tễ và điều kiện thực tế, các biện pháp kiểm soát bệnh DTH được áp dụng có thể thay đổi theo hàng năm ở từng quốc gia.

Theo khuyến cáo của các Tổ chức quốc tế (FAO, OIE), tiêm chủng vắc-xin DTH chưa phải là biện pháp tối ưu mà chỉ là giải pháp cần thiết bởi lẽ sau các đợt dịch, virus DTH vẫn còn lưu cữu trong môi trường và tồn tại dai dẳng ở heo mang trùng. Chính vì thế, việc tiêm chủng vắc-xin DTH phải được thực hiện đồng bộ với an toàn sinh học mới tạo nên giải pháp tích cực, toàn diện, góp phần thành công trong chiến lược kiểm soát bệnh DTH ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ DỊCH TỄ PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO (Trang 34 - 36)