DANH MỤC CÁC BỆNH PHẢI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH BẮT BUỘC

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ DỊCH TỄ PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO (Trang 25 - 30)

3. Biện pháp phòng chống bệnh

DANH MỤC CÁC BỆNH PHẢI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH BẮT BUỘC

3. Bệnh Dịch tả lợn; 4. Bệnh Nhiệt thán; 5. Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; 6. Bệnh Dại; 7. Bệnh Niu cát xơn; 8. Bệnh Dịch tả vịt.

Công tác tiêm phòng giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống dịch. Phải tiêm nhanh, gọn, tỷ lệ cao và trước mùa phát dịch mới có tác dụng tốt.

– Các ổ dịch cũ phải tiêm đạt tỷ lệ > 90% so với tổng số lợn, trừ lợn con đang bú, lợn mẹ sắp đẻ.

– Các trại chăn nuôi tập trung, tỷ lệ tiêm 95 – 100%

– Các vùng cửa khẩu biên giới, tiêm phòng để tạo hành lang an toàn với tỷ lệ 75 – 80%

– Các vùng quanh ổ dịch cũ, tỷ lệ tiêm 75 – 80%

– Các thành phố, khu công nghiệp tỷ lệ tiêm trên 80% (Trần Thanh Phong, 1996)

Một điều cần lưu ý, trên heo nái nếu nhiễm PRRS, tiêm phòng vaccine DTH sẽ bị giảm khả năng bảo hộ trên heo con (Thái Quốc Hiếu, 2007).

Hiện nay có nhiều loại vaccin phòng bệnh DTH trên thị trường, việc sử dụng các loại vaccine tùy theo nhu cầu và quy trình của từng trại.

Hình 14: Tóm tắt sản xuất vắc-xin từ virus sống (Nguồn: Tizard, 2000) Vắc-xin được phân loại theo hoạt tính của mầm bệnh, thành phần kháng nguyên có trong vắc-xin hoặc công nghệ chế tạo vắc-xin (Lê Văn Tạo, 2006).

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Hải, 2007) Tóm lại, một vắc-xin DTH được xem là lý tưởng khi:

- Độ an toàn cao: không gây ra bất kỳ dấu hiệu lâm sàng có hại nào như sốt, bỏ ăn và các phản ứng quá mẫn hay dị ứng.

- Sau tiêm phòng, số lượng bạch cầu không giảm; nếu có thì rất ít và chỉ xảy ra tạm thời.

- Đối với vắc-xin nhược độc, không có sự bài xuất virus từ vắc-xin; nếu có, chỉ ở mức tối thiểu để tránh sự truyền ngang từ những heo được tiêm phòng sang những heo mẫn cảm.

- Khả năng miễn dịch kéo dài ít nhất là 6 tháng.

- Hiệu lực: ngăn ngừa được sự nhân lên của virus độc lực trên heo bị nhiễm sau tiêm phòng hoặc hạn chế đến mức tối đa sự nhân lên của virus.

Bảng 4: Các loại vắc-xin DTH được phép lưu hành ở Việt Nam (Theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BNN ngày ngày 12/01/2006 của Bộ Nông nghiệp- PTNT)

Đặc điểm Vắc-xin virus

nhược độc

Vắc-xin virus

vô hoạt Vắc-xin đánh dấu

Đường cấp tiêm Tiêm tiêm

Lượng virus/liều vắc-xin thấp Cao không

Số liều cấp một nhiều một

Chất bổ trợ không Có không

Độ dài miễn dịch nhiều năm <1 năm nhiều năm

Kháng thể tạo thành IgG IgG IgG

Miễn dịch tế bào tốt không cao tốt

Độ bền nhiệt kém tốt tốt Tương tác với kháng thể có từ trước có thường là không có thể không Tác dụng phụ thỉnh thoảng, cục bộ hoặc toàn thân thỉnh thoảng, cục bộ chưa xác định

Sử dụng cho thú mang thai thường là không

Có có

Phục hồi độc lực hiếm Không không

STT Tên vắc-xin Chủng

virus Nhà sản xuất

1 Dịch tả lợn C Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương

2 Dịch tả lợn C Phân viện Thú y miền Trung

3 Dịch tả heo C Công ty thuốc thú y Trung ương II (Navetco) 4 Porcillis Pesti C Công ty Intervet- Hà Lan

5 Porcillis CSF live GPE Công ty Intervet- Ấn Độ 6 HC Vac (Hog

cholera vaccin) C Công ty Korea Microbiological Lab.- Hàn Quốc 7 Pest- Vac C Công ty Fort Dodge Animal Health- Brazil 8 Cholera Vac C Công ty Pfizer- Croatia

9 Live Hog Cholera

Vaccine C Công ty Katasato Institute- Nhật

10 Pestiffa C Công ty Merial- Pháp

11 Coglapest Thiverval Công ty Cevasante Animale- Pháp 12 Suigen Swine Fever C Công ty Virbac- Pháp

13 BSL-HC GPE Công ty Bestar Laboratories- Singapore Chú thích: 13 loại vắc-xin DTH này đều là vắc-xin nhược độc

Theo thông tin được ghi nhận từ thú y cơ sở cập nhật trong thời gian gần đây (2006 – 2007) cho biết, ở Tiền Giang vắc-xin DTH được sử dụng phổ biến là vắc-xin của công ty Navetco (72,50%), kế đến là vắc-xin của công ty Merial, Pháp (17,5%), công ty Fort Dodge Animal Health, Brazil (7,5%), các loại vắc-xin khác chỉ chiếm tỉ lệ 2,5%.

Vắc-xin DTH của công ty Navetco là virus nhược độc chủng C qua thỏ (hoặc bê), có độ an toàn ở heo mọi lứa tuổi và đạt hiệu lực bảo hộ 100% trên heo qua thử thách 1.000.000 liều cường độc (heo đối chứng chết 100%). Ở heo không còn kháng thể thụ động từ sữa đầu của mẹ (sau 45 ngày tuổi), tiêm 1 liều vắc-xin có thể bảo hộ

100% heo thí nghiệm sau 12 tháng khi công cường độc; tuy nhiên, tác giả khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin này cho heo 2 lần/năm (Nguyễn Tiến Trung, 2003).

Cơ bản có 2 loại vaccin:

- Vaccin chết: phổ biến nhất là vaccin kết tinh tím, miễn dịch hình thành sau khi tiêm 3 tuần và kéo dài khoảng 6 tháng, không dùng cho heo dưới 40 kg. Ưu điểm của vaccine này là mức độ an toàn nhưng có nhược điểm là đáp ứng miễn dịch chậm, kém và thời gian bảo hộ chỉ được vài tháng ngay cả sau khi tiêm nhắc lại nhiều lần

- Vaccine nhược độc: có nhiều loại, thường sử dụng loại vaccin nhược độc qua thỏ (chủng KUBIN, chủng GPE, chủng Thiverval). Miễn dịch hình thành sau 4 – 7 ngày tiêm và kéo dài khoảng 1 năm. Vaccine này tạo được miễn dịch cao, nhưng vì mức độ nhược độc chưa đạt yêu cầu nên tính an tòan và ổn định về di truyền là vấn đề cần được chú trọng trong sản xuất vaccine.

Ngoài ra, còn có loại vaccine mới đang nghiên cứu hoặc đang sử dụng, bao gồm Recombinant Porcine Adenovirus expressing the CSFV E2 (gp55), E2 DNA vaccin và E2 subunit vaccin…Các vaccin này ngòai việc bảo hộ heo chống bệnh DTH, còn phân biệt được heo có kháng thể do nhiễm bệnh hay do tiêm vaccine dựa trên sự phát hiện kháng thể kháng protein Erns / hay NS3 (vaccine tiểu phần) hay E2 (vaccine tái tổ hợp); các kháng thể này được gọi là kháng thể đánh dấu (marker antibodies) (Koenen va cs., 1999).

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ DỊCH TỄ PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w