Kết quả nhân gen 16S rRNA bằng phản ứng PCR

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguyên Cứu Xạ Khuẩn (Trang 78 - 81)

S. misawaensis

3.5.2. Kết quả nhân gen 16S rRNA bằng phản ứng PCR

Để tạo tiền đề cho việc định loại 2 chủng xạ khuẩn đã được phân lập nêu trên, trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành khuếch đại gen 16S - rRNA. Đây là một gen chỉ thị được dùng phổ biến trong định loại VSV. Cặp mồi được thiết kế để khuếch đại cho phản ứng PCR cho phép khuếch đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-79-

-79-

trình tự trọn vẹn của gen 16S - rRNA, đảm bảo tốt cho các nghiên cứu tách dòng và xác định trình tự đầy đủ của gen này. Kết quả khuếch đại gen được trình bày trong hình 3.14.

Hình 3.14. Ảnh điện di sản phẩm PCR của 2 chủng xạ khuẩn nghiên cứu

M. Maker ΦX174 cắt bằng Hind III 3,4. chủng Đ1.

5,6. Chủng R2

Dựa trên kết quả điện di hình 3.14 cho thấy cả 2 chủng xạ khuẩn Đ1 và R2 đều có sự nhân lên của gen 16S - rRNA. Sản phẩm PCR có độ đặc hiệu cao, không có các sản phẩm phụ. Mặt khác, dựa trên DNA maker chuẩn cho thấy sản phẩm PCR có kích thước khoảng 1,5 kb tương ứng với kích thước theo tính toán lý thuyết trong quá trình lựa chọn mồi. Như vậy có thể kết luận là đoạn DNA được nhân lên chính là gen 16S - rRNA. Kết quả này là cơ sở quan trọng để chúng tôi có thể tiếp tục tách dòng và xác định trình tự đầy đủ của gen 16S ở 2 chủng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-80-

-80-

Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

1. Từ các mẫu đất khác nhau, đã phân lập và thuần khiết được 80 chủng xạ

khuẩn thuộc chi Streptomyces, trong số đó có 30 chủng có hoạt tính kháng

nấm gây bệnh trên chè ở các mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 37,5%. Trong số các chủng có hoạt tính kháng nấm, nhóm trắng chiếm 36,7%, xám - 26,7%, xanh - 23,3%, hồng - 6,7%, nâu - 3,3%, lục - 3,3%.

2. Đã tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn là Đ1 và R2 có hoạt tính mạnh nhất trong số 30 chủng có hoạt tính kháng nấm, kháng được cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là CT - 2E và CT - 5X, đồng thời cũng có khả năng kháng các nấm kiểm định.

3. Đã tiến hành xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, khuếch đại gen 16S - rRNA để nhận định:

- Chủng R2 có thể là loài Streptomyces misawaensis.

- Chủng Đ1 có thể là loài Actinomyces brunneofungus.

4. Đã xác định được một số điều kiện lên men thích hợp cho sự sinh tổng hợp CKS của 2 chủng xạ khuẩn.

- Môi trường A - 4H thích hợp cho lên men tạo chất kháng sinh cho cả 2 chủng xạ khuẩn Đ1 và R2.

- Nguồn cacbon thích hợp nhất để tổng hợp CKS của chủng R2 là Sacarose và chủng Đ1 là glucose.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-81-

-81-

- Bột đậu tương và cao nấm men đều là những nguồn nitơ hữu cơ thích hợp cho lên men CKS của cả 2 chủng xạ khuẩn này.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguyên Cứu Xạ Khuẩn (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w