S. misawaensis
3.4.3. Ảnh hƣởng của nguồn nitơ
Nitơ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với VSV nói chung và xạ khuẩn nói riêng. Trong môi trường lên men, nguồn nitơ có ảnh hưởng nhiều đến sự tổng hợp CKS của xạ khuẩn [3].
Nguồn nitơ được sử dụng trong môi trường lên men xạ khuẩn có thể ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của cả 2 nguồn nitơ này đến khả năng sinh tổng hợp CKS của 2 chủng xạ khuẩn nghiên cứu.
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của nguồn nitơ lên khả năng sinh tổng hợp CKS
của 2 chủng R2 và Đ1 Nguồn nitơ Nồng độ Sinh khối (mg/ml) Hoạt tính kháng sinh (D-d,mm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
-76- -76- (%) R2 Đ1 R2 Đ1 Bột đậu tương 1 12,6 ± 0,25 11,2 ± 0,32 21,63 ± 0,58 20,32 ±0,15 Cao nấm men 1 13,52 ± 0,23 13,28 ±0,17 19,78 ± 0,26 19,73 ±0,52 (NH4)2SO4 1 9,73 ± 0,18 8,01 ± 0,22 17,65 ± 0,44 16,82 ±0,38 KNO3 1 7,82 ± 0,52 8,56 ± 0,24 16,92 ±0,32 14,34±0,17
Nguồn nitơ hữu cơ được chúng tôi sử dụng là cao nấm men và bột đậu tương,
nguồn nitơ vô cơ là nitrat kali (KNO3) và muối sunfat amon
((NH4)2SO4.).
Các nguồn nitơ này được bổ sung vào môi trường A - 4H. Quá trình lên men được tiến hành trong bình nón 250 ml có chứa 25 ml môi trường. Sau 120 giờ nuôi lắc, thu dịch lên men và xác định HTKS. Kết quả được trình bày trên bảng 3.14 và hình 3.12.
Từ kết quả trên cho thấy cả 2 chủng xạ khuẩn nghiên cứu đều sinh trưởng tốt ở trong 2 môi trường có nguồn nitơ hữu cơ là bột đậu tương và cao nấm men. Song chưa rõ có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 nguồn nitơ này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
-77-
-77-
Hình 3.12 : Ảnh hƣởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS
Cũng như sự sinh trưởng, HTKS của 2 chủng nghiên cứu cũng cao hơn ở trong 2 môi trường có bột đậu tương và cao nấm men. Các kết quả này đã khẳng định ưu thế của nguồn nitơ hữu cơ lên khả năng sinh trưởng cũng như sinh tổng hợp CKS của xạ khuẩn nói chung. Điều này có thể giải thích trong các nguồn nitơ hữu cơ, ngoài thành phần protein còn chứa các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp CKS. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với một số kết quả đã công bố trước đây [14].