M Ở ĐẦU
3.1 Xác định cấu trúc các hợp chất
3.1.1 Xác định cấu trúc hợp chất MO5 :
Hợp chất MO5 thu được dưới dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 112- 1130C,hiện màu hồng đỏ với thuốc thử H2SO4/EtOH.
Phổ 1
H-NMR (phụ lục 1.1) cho tín hiệu của một nhóm aldehyde ở δH 9,78 (1H, s, −CHO), bốn proton vòng thơm ở δH 7,76 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2/H-6); 6,93 (2H, d,
J = 8.5 Hz, H-3/H-5)
Phổ 13
C-NMR (phụ lục 1.2)của MO5 xuất hiện tín hiệu của bảy carbon, trong đó một carbon carbonyl (−CHO) ở δC 190,9 ; bốn carbon sp2 của vòng thơm ở δC 128,4 (C-2/C-6); δC 115,8 (C-3/C-5); một carbon bậc 4 ở δC 132,1 (C-1) và một carbon sp2
mang oxygen ở δC 163,3 .
Các dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR cho phép kết luận sơ bộ hợp chất MO5
chứa một vòng benzene 1,4 thế đối xứng (một nhóm −CHO, một nhóm −OH) vì có có 2 tín hiệu hệ A2B2 ở vị trí δH 6,93 và 7,76 có cùng hằng số ghép là 8,5 Hz (vị trí para với nhau).
Do hydroxy -OH là nhóm đẩy electron mạnh nên sẽ khiến 2 vị trí ortho tương ứng với nhóm OH giàu mật độ electron nên proton tại 2 vị trí đó sẽ dịch chuyển về trường cao hơn nên sẽ có độ dịch chuyển thấp hơn 2 vị trí meta so với nhóm OH . Chính vì vậy, 2 pronton H-2/H-6 sẽ là δH 7,76 (2H, d, 8,5Hz) ,2 proton H-3/H5 sẽ là δH 6,93 (2H, d, 8,5Hz).
Phân tích phổ HMBC (phụ lục 1.3 ) ta thấy proton của nhóm aldehyde δH 9,78 cho tương quan với một carbon bậc 4 (δC 132,1) và hai carbon sp2 của vòng thơm (δC
128,4) cho phép xác nhận nhóm aldehyde được nối vào C-1 của vòng thơm. Còn hai carbon sp2 (δC 128,4) là C-2/C-6. Từ phổ HSQC (phụ lục 1.4 ) xác định được proton H-2/H-6 là δH 7,76 (2H, d, 8,5Hz). Hai proton H-2/H-6 cho tương quan với 1 carbon sp2 mang oxygen (δC 163,3) và carbon sp2 của vòng thơm (δC 115,8) cùng với carbon bậc 4 (δC 132,1) và carbon aldehyde (δC 190,9), do đó vị trí các carbon này lần lượt xác định là C-4 (δC 163,3); C-3/C-5 (δC 115,8) và C-1 (δC 132,1). Từ những dữ kiện
nêu trên, kết hợp tài liệu tham khảo[41] hợp chất MO5 xác định là p- hydroxybenzaldehyde, đây là hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Moringa.
2 3 4 5 6 1 CHO OH 2 3 4 5 6 1 OH H H O H4 H 5 7
Hình 6: Cấu trúc hóa học hợp chất MO5và tương quan HMBC trên MO5
a Đo trong DMSO, b125 MHz, c500 MHz *δC của p-hydroxybenzaldehyde đo trong CD3OD
Bảng 1 :So sánh dữ liệu phổ của MO5 và p-hydroxybenzaldehyde[ 41]
C δH a,c (ppm), (J, Hz) δC a,b (ppm) MO5 TLTK[41 ] MO5 TLTK[41 ] 1 132,1 132,3 2 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 128,4 128,8 3 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 115,8 116,5 4 163,3 163,9 5 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 6,93 (2H, d, 8,5 Hz) 115,8 116,5 6 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 7,76 (2H, d, 8,5 Hz) 128,4 128,8 CHO 9,78 (1H, s) 9,79 (1H, s) 190,9 191,2
3.1.2 Xác định cấu trúc của MO8:
Hợp chất MO8 thu được dưới dạng chất bột vô định hình màu trắng, hiện màu vàng với thuốc thử H2SO4/EtOH.
Phổ khối lượng phun mù điện tử ESI-MS của hợp chất MO8 (phụ lục 2.6) cho đỉnh ion phân tử tại m/z = 331,9 [M-H+2H2O]- .Khối phổ phân giải cao HR-ESI-MS cho đỉnh ion phân tử tại m/z= 320,1095 [M+Na]+ (phụ lục 2.7).
Phổ 1
H-NMR (d6-DMSO) (phụ lục 2.1) cho thấy sự xuất hiện của bốn proton vòng thơm δH [6,98 (2H; d; 8,5 Hz); 7,19 (2H; d; 8,5 Hz)], một nhóm methylene δH [4,23 (2H; d; 6 Hz)], môt tín hiệu aldehyde δH 8,09 (1H, s), cùng với phân tử đường α- L-rhamnose đặc trưng bởi proton anomeric δH 5,33 (1H; d; 1Hz) cùng với proton nhóm CH3 δH1,09 (3H; d; 6,5 Hz) và 1 nhóm NH δH 8,43 (1H, br s).
Phổ 13
C-NMR (d6-DMSO) kết hợp với kỹ thuật DEPT (phụ lục 2.2, 2.3) cho thấy tồn tại phân tử đường α-L-rhamnose δC (98,4; 71,7; 70,4; 70,1; 69,3; 17,8), bên cạnh đó còn có tín hiệu của vòng benzene 1,4 thế gồm 1 carbon aryl nối oxi δC (155), 4 carbon methine aryl δC 116,3 (2C); 128,5 (2C) và một carbon bậc 4 δC (132,2), một tín hiệu nhóm –CHO δC (160,8), 1 nhóm methylene δC (40,1)
Từ những dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13C-NMR và ESI-MS cho phép dự đoán MO8
có công thức phân tử là C14H19NO6 có độ bất bảo hòa (Δ = 6). Phổ 1HNMR cho thấy vòng benzene có hai cặp proton đối xứng δH [6,98 (2H; d; 8,5 Hz)] và 7,19 [(2H; d; 8,5 Hz)], suy ra vòng benzene thế ở các vị trí 1,4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều tương tác trực tiếp HSQC (phụ lục 2.5), các tín hiệu carbon được gắn chính xác với các tín hiệu của proton của chúng
Phổ HMBC (phụ lục 2.4), cho thấy proton-NH δH 8,43 (1H,s) cho tương quan yếu với nhóm –CHO, proton aldehyde chỉ cho tương quan với nhóm methylene δH [4,23 (2H; d; 6 Hz)] mà proton này lại cho tương quan với carbon –CHO δC (160,8) và carbon bậc 4 δC (132,2) cùng với carbon –CH của vòng thơm δC (128,5). Như vậy nhóm methylene chính là H-1 gắn vào carbon bậc 4 δC (132,2) là C-1’, carbon bậc 3 của vòng thơm là C-2’/C-6’ có (δC128,5) và nhóm –NH-CHO nối vào nhóm methylene. Mặt khác trên phổ HMBC cho thấy proton H-2’ lại cho tương quan với carbon bậc ba vòng thơm (δC 116,3) và 1 carbon sp2 mang oxi (δC 155), như vậy lần
Trên phổ HMBC cho thấy proton anomeric δH [5,33 (1H; d; 1 Hz, H-1’’)] tương quan với C-4’ δC (155) nên phần đường được nối vào vị trí C-4’ trên vòng thơm. Chi tiết tương tác xa trên phổ HMBC được trình bày ở hình 7.
O OH HO HO H3C O N H 1 2 1' 1'' 2' 3' 4' 5' 6' 2'' 3'' 4'' 5'' 6'' H O H H H H
Hình 7 : Sự tương quan HMBC trên MO8
Dựa theo các dự liệu phổ 1
H-NMR ,13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC, ESI- MS, HR-ESI-MS đã trình bày ở trên thì đây là hợp chất mới lần đầu được tìm thấy trong tự nhiên đặt tên là Moringaside A
Bảng 2.Dữ liệu phổ của hợp chất MO8:
Vị trí MO8 (DMSO-d6) δH ppm (J, Hz) 500 MHz δC ppm 125 MHz HMBC (H → C) Aglycone 1 4,23 (2H, d, 6,0) 40,1 C-2, C-1’, C-2’, C-6’ 2 8,09 (1H, s) 160,8 C-1
1’ 132,2 2’ 7,19 (1H, d, 8,5) 128,5 C-1, C3’, C-4’, C-6’ 3’ 6,98 (1H, d, 8,5) 116,3 C-1’, C4’, C-5’ 4’ 155,0 5’ 6,98 (1H, d, 8,5) 116,3 C-1’, C3’, C-4’ 6’ 7,19 (1H, d, 8,5) 128,5 C-1, C2’, C-4’, C-5’ -NH 8,43 (1H, s). C-1 Rha 1” 5,33 (1H, d, 1,0) 98,4 C-4’, C-2”, C-5” 2” 3,63 (1H, m) 70,4 3” 3,81 (1H, br s) 70,1 4” 3,28 (1H, m) 71,7 C-2”, C-3” 5” 3,47 (1H, m) 69,3 C-4” 6” 1,09 (3H, d, 6,5) 17,8 C-4”, C-5”
O OH HO HO H3C O N CHO H 1 2 1' 1'' 2' 3' 4' 5' 6' 2'' 3'' 4'' 5'' 6''
Hình 8: cấu trúc hóa học hợp chất MO8 3.1.3. Hợp chất MO10
Hợp chất MO10 thu được dưới dạng kết tinh hình kim màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 80- 81o
C, hiện màu hồng đỏ với thuốc thử H2SO4/EtOH.
Phổ 1H-NMR của MO10 (phụ lục 3.1), cho thấy tín hiệu proton của nhóm aldehyde (–CHO) tại [δH 9,76 (1H, s)]; ba tín hiệu proton của vòng thơm [δH 7,42 (1H, dd, 1,5 Hz và 8,0 Hz); 7,38 (1H, d, 1,5 Hz và 6,96 (1H, d, 8,0 Hz) cùng với tín hiệu proton của nhóm methoxy (–OCH3) tại δH 3,83 (3H; s).
Phổ 13
C-NMR kết hợp phổ DEPT (phụ lục 3.2, 3.3), cho tín hiệu tám carbon, bao gồm một carbon carbonyl (C=O) tại (δC 190,9); hai carbon vòng thơm mang oxygen tại [δC 153,0; 148,1]; một carbon vòng thơm tứ cấp tại (δC 128,6); ba carbon vòng thơm mang hydrogen tại (δC 125,9; 115,3 và 110,7); một nhóm metoxy (–OCH3) (δC
55,5). Phổ HSQC (phụ lục 3.5), cho ta xác định các vị trí carbon và proton trên cùng vị trí.
Phổ HMBC (phụ lục 3.4), cho thấy proton vòng thơm tại [δH 7,42 (1H, dd, 1,5 Hz và 8,0 Hz)] tương quan với carbon carbonyl của nhóm aldehyde (−CHO), chứng tỏ đây phải là H-6. Proton ghép cặp ortho với H-6 là H-5. Proton vòng thơm còn lại là H- 2 [δH 7,38 (1H, d, 2,0 Hz)]. Bên cạnh đó, phổ HMBC cho thấy proton -CHO tương quan với carbon vòng thơm tứ cấp (δC 128,6), vậy đây phải là C-1. Proton của nhóm – OCH3 chỉ cho tương quan với carbon tại (δC 148,1), vậy đây là C-3. Carbon vòng thơm mang oxygen còn lại cho tín hiệu (δC 153,0) là C-4.
OCH2 OH H O 1 2 3 4 5 6 7 8 H H H H
Hình 9 : Sự tương quan HMBC trên MO10
Dựa vào các dữ liệu phổ nghiệm và so sánh với tài liệu tham khảo42
hợp chất
MO10được xác định là 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde (vanillin).
OCH3 OH H O 1 2 3 4 5 6 7 8
Bảng 3: So sánh dữ liệu phổ của MO10 và 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyde (vanillin).[42]
aĐo trong DMSO, b
125 MHz, c500 MHz *δC của vanillinđo trong CD3OD
C δH a,c (ppm), (J, Hz) δC a,b(ppm) MO10 TLTK[42] MO10 TLTK[42] 1 128,6 129,8 2 7,38 ( 1H; d; 1,5Hz) 7,38(1H,d,1,5 Hz) 110,7 108,8 3 148,1 147,2 4 153,0 151,8 5 6,96 ( 1H; d; 8,0) 7,06 (1H, d, 8,4 Hz) 115,3 114,4 6 7,42 (1H; dd; 1,5 và 8,0) 7,40 (1H, dd, 8,4 Hz) 125,9 127,6 7 9,76 (1H; s) 9,79 (1H, s) 190,9 190,9 -OCH3 3,83 (3H; s) 3,92 (3H; s) 55,5 56,1
Chương IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Trong luận văn này, chúng tôi đã khảo sát thành phần hóa học từ lá Chùm ngây chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Bằng phương pháp SKC trên silicagel pha thường, sephadex LH - 20, kết hợp với SKLM, chúng tôi đã phân lập được ba hợp chất. Dựa vào các kết quả phổ 1
H-NMR, 13C-NMR, DEPT 90 và 135, HMBC, HSQC, ESI-MS, HR-ESI- MS cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định là: MO5 (p- hydroxybenzaldehyde), MO8 (Moringaside A), MO10 (4-hydroxy-3- methoxybenzaldehyde)
Trong đó hợp chất MO5 lần đầu tiên được tìm thấy trong chi Chùm ngây Moringa và hợp chất MO8 là chất mới được tìm thấy trong tự nhiên.
4.2 Kiến nghị
- Tiếp tục phân lập các hợp chất trong cao EA và các cao còn lại của lá Chùm ngây và thử hoạt tính sinh học các hợp chất đã phân lập được.
- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học ở các bộ khác của cây Chùm ngây như: thân, rễ, hoa, quả,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [3] Võ Văn Chi (2005), 250 cây thuốc thông dụng, Nhà xuất bản Hải Phòng.
[4] Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học. [5] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục.
[6] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2008), Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Giáo trình cao học, Viện công nghệ Hóa học.
[7] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh (2002), Tách chiết và cô lập các hợp chất tự nhiên, Giáo trình cao học, Viện công nghệ Hóa học.
[8] Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên steroid và alkaloid, Giáo trình cao học, Viện Công nghệ Hóa học.
[9] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản trẻ. [10] GS. TS. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học.
[11] Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[12] PGS. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[13] Nguyễn Bảo Quyên (2008), Tổng hợp và thử tác dụng chống oxy hóa in vitro của một số dẫn chất Rutin, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2010), Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, Giáo trình cao học.
[16] GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (2005), HPLC / MS, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký TPHCM.
[17] GS. TSKH. Phạm Trương Thị Thọ, DSCK II Đỗ Huy Bích (2007), 101 cây thuốc với sức khỏe sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 69 - 70.
[18] Nguyễn Bảo Trân (2010), Khảo sát tác động chống oxy hóa của lá cây Chùm ngây Moringa oleifera Lam. Moringaceae, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[19] Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp vật lý và hóa lý, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
[20] Nguyễn Đình Triệu (2006), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
[21] Viện dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[22] http://www.ebook.edu.vn/?page=1.26&view=14645 (2010), Một số loại thảo dược quý sử dụng trong y học cổ truyền.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[23] Amelia P. Guevara, Carolyn Vargas, Hiromu Sakuraim, (1999), An
antitumor promoter from Moringa oleifera Lam, Mutation Research/Genetic Toxicology and Environmental Mutagenesis, Volume 440, Issue 2, Pages 181 - 188.
[24] Anjum Perveen and Muhammad Qaiser (2009), Pollen flora of pakistan - LXIII. Moringaceae, Department of Botany, University of Karachi, Karachi, Pakistan .
[25] A. Oluduro, B.I. Aderiye, J.D. Connolly, E.T. Akintayo O. Famurewa (2010), Characterization and Antimicrobial Activity of 4-(β-D- Glucopyranosyl-1→4-α-L-rhamnopyranosyloxy)benzyl thiocarboxamide; a Novel Bioactive Compound
[26] Anwar F, Ashraf M, Bhanger MI. (2005), Interprovenance variation in the composition of Moringa oleifera oil seeds from Pakistan, J Am Oil Chem Soc, 82 : 45 - 51.
[27] Anwar F, Latif S, Ashraf M, Gilani AH., (2007), Moringa oleifera: a
food plant with multiple medicinal uses, Phytother Res. Jan, 21(1): 17 - 25. [28] B.A Anhwange1, V.O. Ajibola. (2004), Amino acid composition of the seeds of Moringa oleifera (Lam), Detarium microcarpum (Guill & Sperr) and Bauhinia monandra (Linn.), Chem Class Journal, 9 - 13.
[29] Bennett RN, Mellon FA, Foidl N, Pratt JH, Dupont MS, Perkins L, Kroon PA. (2003). Profiling glucosinolates and phenolics in vegetative and reproductive tissues of the multi - purposetrees Moringa oleifera L.
(Horseradish tree) and Moringa stenopetala L., J Agic Food Chem. Jun
4,51(12): 3546 - 53.
[30] Bhatnagar SS, Santapau H, Desai JDH, Yellore S, Rao TNS (1961),
Biological activity of Indian medicinal plants, Part 1, Antibacterial,
antitubercular and antifungal action, Indian J Med Res, 49: 799 - 805.
[31] Bhattacharya SB, Das AK, Banerji N (1982), Chemical investigations on the gum exudates from Sonja (Moringa oleifera), Carbohydr Res, 102: 253 - 262.
[32] Catherine Y. Rowland, Adrian J. Blackman, Bruce R. D'Arcy, and Gavin B. Rintoul (1995), Comparison of Organic Extractives Found in
Leatherwood (Eucryphia lucida) Honey and Leatherwood Flowers and Leaves,
J. Agric. Food Chem., 43 (3), 753 - 763.
[33] D. Gutzeit, V. Wray, P. Winterhalter, G. Jers (2007), Preparative isolation and purification of flavonoids and protocatechuic acid from sea buckthorn juice concentrate (Hippophao rhamnoides L. ssp. rhamnoides) by high speed counter curent chromatography, Chromatographia, 65 (1 - 2), pp. 1 - 7.
[35] Faizi S, Siddiqui BS, Saleem R, Aftab K, Shaheen F, Gilani AH (1998), Hypotensive constituents from pods of moringa oleifera, Planta Med, 64: 225 - 228.
[36] Farooq Anwar, Sajid Latif, Muhammad Ashraf and Anwarul Hassan Gilani (2007), Moringa oleifera: A Food Plant with Multiple Medicinal Uses, Aga Khan University Medical College, Karachi - 74800, Pakistan.
[37] Foidl N., Makkar H.P.S. and Becker K (2001), The potential of Moringa oleifera for agricultural and industrial uses, Nikolaus Foild, P.B. 432, carr. Sur Km 11, casa N°5, Managua, (Nicaragua).
[38] Francis Kweku Amagloh and Amos Benang (2009), Effectiveness of Moringa oleifera seed as coagulant for water purification, University for Development Studies, Faculty of Applied Sciences, Department of Applied Chemistry and Biochemistry, P. O. Box 24, Navrongo, Ghana.
[39] Inkyum Kim, Young - Won Chin, Song Won Lim, Young Choong Kim, and Jinwoong Kim (2004), Norisoprenoids and Hepatoprotective Flavone
Glycosides from the Aerial Parts of Beta vulgaris var. Cicla, College of
Pharmacy and Research Institute of Pharmaceutical Science, Seoul National University, Seoul 151 - 742 Korea.
[40] Jared M. Worful, B.S. University of Maine (2005), Elysia chlorotica: A novel system for the elucidation of horizontal gene transfer, invertebrate
developmental biology and secondary metabolites, The Graduate School
University of Maine December.
[41] Chemical Constituents from the Vines of Pueraria lobata
ZHANG De-Wu1, DAI Sheng-Jun1, LIU Wan-Hui1, LI Gui-Hai1, 2* (1School of
Pharmaceutical Science,Yantai University, Yantai 264005; 2Shandong Academy of Chinese Medicine, Ji’nan 250014, China).
[42]Journal of the Chinese Chemical Society, 2004, 51, 437-441 New Prenylated
Flavones from the Roots of Ficus beecheyana (Ching-kuo Leea, Chung-kuang Lua
Taipei, Taiwan, R.O.C.
bDepartment of Chemistry, National Taiwan University, Taipei, Taiwan, R.O.C.
cDepartment of Food Nutrition, Chung Hwa Institute of Technology, Tainan,