Hoạt động nhóm là một phương pháp dạy học trong đó người dạy sẽ tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một
phương pháp giảng dạy khá ưu việt giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp lĩnh hội kiến thức được sâu sắc, bền vững và cho phép học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Cụ thể: Dạy phần I/1. Thuận lợi, chúng tôi có thể sử dụng hoạt động
nhóm. Để thực hiện hoạt động nhóm, chúng tôi đã thực hiện các bước sau: - Bước 1: Chia nhóm
- Bước 2:Chia nội dung tìm hiểu và giao câu hỏi, bài tập cụ thể cho các nhóm:
+ Nhóm 1:
• Đọc phần I. Nhà nước quân chủ đạt đỉnh cao (Bài 32, SGK Lịch sử 10, Nâng cao)
• Câu hỏi: Tình hình chính trị đầu thời Lê Sơ có đặc điểm gì nổi bật? Điều đó có tác động thế nào đối với cuộc cải cách của Lê Thánh Tông?
+ Nhóm 2:
• Đọc phần II. Khôi phục và phát triển kinh tế và III. Những chuyển biến về văn hóa (Bài 32, SGK Lịch sử 10, Nâng cao).
• Câu hỏi: Tình hình kinh tế và văn hóa đầu thời Lê Sơ có đặc điểm gì nổi bật? Điều đó có tác động thế nào đối với cuộc cải cách của Lê Thánh Tông?
- Bước 3: Học sinh thảo luận theo nhóm trong vòng 4 phút. Sau đó cử đại diện trả lời.
- Bước 4: Nhận xét, kết luận. HS 2 nhóm bổ sung cho nhau, GV kết luận. Chú ý: Dựa vào ý kiến của 2 nhóm, giáo viên kết luận để 2 nhóm so sánh với kết quả thảo luận của nhóm mình: Việc củng cố đất nước trên cơ sở tập quyền và bước đầu đạt được nhiều thành tựu là những điều kiện thuận lợi để
vua Lê Thánh Tông tiếp nối các tiên đế trong sự nghiệp đưa Đại Việt phát triển đến đỉnh cao.