- Với những nhà sản xuất thiết bị vô tuyến và những nhà tích hợp hệ thống, SDR cho phép:
+ Một họ các sản phẩm vô tuyến được triển khai sử dụng một kiến trúc nền chung, cho phép các sản phẩm mới được nhanh chóng giới thiệu ra thị trường.
+ Việc lập trình lại “Over-the-air” (OTA) cho phép sửa lỗi ngay trong khi một hệ
thống vô tuyến đang trong phiên làm việc, do đó giảm thời gian và những chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng.
- Với những nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến, SDR cho phép:
+ Các khả năng và đặc tính mới được bổ sung vào cơ sở hạ tầng hiện có mà không cần đòi hỏi tiêu tốn lượng vốn lớn mới, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra thử gần giống trong tương lai các mạng của họ.
+ Việc sử dụng một nền tảng vô tuyến chung cho nhiều thị trường sẽ giảm một cách
đáng kể các chi phí hoạt động và trợ giúp.
+ Tải phần mềm từ xa, thông qua đó tăng dung lượng hệ thống, kích hoạt các bản nâng cấp khả năng hệ thống và chèn thêm vào các đặc tính tạo ra lợi nhuận mới. - Với những người sử dụng cuối- từ những người kinh doanh có nhu cầu đi lại nhiều tới những người lính trên chiến trường, kĩ thuật SDR hướng tới mục tiêu:
+ Giảm chi phí trong việc cung cấp cho người sử dụng cuối khả năng truy cập tới mạng thông tin không dây rộng khắp, cho phép họ có thể liên lạc với bất cứ ai họ
cần, bất kì lúc nào họ muốn và trong bất cứ phương thức nào thích hợp.