Ngoài nướ c

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mạng cảm biến trong lĩnh vực tính toán khắp nơi = b application of sensor network in ubiquitous computing (Trang 46 - 48)

Tính toán khắp nơi và di động (Ubiquitous Computing and Mobile Computing) như

xu hướng tiếp theo sau mainframe (Một máy tính+nhiều người dùng) và đang được rất nhiều nơi nghiên cứu và phát triển tiêu biểu như Xerox PARC, chương trình AI- oriented “Things That Think” của MIT, nhiều di động và nhiều chương trình wearable computing (tính toán thích hợp) của ARPA, và các tập đoàn khác như

Mattel và Disney.

Ứng dụng đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực tính toán khắp nơi là nhà thông minh

(Smart House), tòa nhà thông minh (Smart Building) và máy tính mang theo người

(Wearable Computer). Nhà thông minh “Smart House” hay “Open house” xuất hiện

năm 1935, công nghệ nhà thông minh ra đời còn khá đơn giản với khả năng điều khiển hệ thống chiếu sáng trong tất cả các phòng. Năm 1955, công nghệ này đã cho phép điều chỉnh được các thiết bị gia dụng như TV và đến năm 2005, ứng dụng có

hơn như: hệ thống có đa chức năng như báo thức, thông báo các cuộc hẹn, lập kế

hoạch, ....Ứng dụng máy tính mang theo người (Wearable Computer) như thiết bị

“LifeWear” mặc trên người (sử dụng 2 máy gia tốc và microphone để phân loại trạng thái, ngữ cảnh người mặc bao gồm vị trí, tư thế, ngôn ngữ và sự kiện xung

quanh), “Non-Invasive Wearable Sensing Systems for Continuous Health

Monitoring and Long-Term Behavior Modeling”, iCalm (TM) [22], IBM Wearable PC (1998) [23],...

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng tính toán khắp nơi tập trung nghiên cứu về dịch vụ

di động nhận thức ngữ cảnh (Context-Aware Mobile Services):

• Context Watcher (Koolwaaij, 2006) cho phép tải, cài trên di động để tập hợp dữ liệu ngữ cảnh từ người dùng (như: vị trí, chia sẻ thông tin với người khác, ...). Ứng dụng này được xây dựng trên nền management được phát triển bởi dự án MobiLife (Klemettinen, 2007).

• Trong dự án DYNAMOS (Riva, 2007), nền tảng của hệ thống được đề xuất hỗ trợ phương pháp lai để cung cấp dịch vụ nhận thức ngữ cảnh cho người dùng di động, nghĩa là cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu trong cộng đồng. Bên cạnh đó, dự đoán trước cũng được đề xuất, ví dụ cung cấp dịch vụ cho người dùng thông qua nhu cầu và ngữ cảnh của họ.

• Một phương pháp mới tích hợp tính năng nhận thức ngữ cảnh trong di động là SenSay (Siewiorek, 2003). Hộp cảm biến cá nhân kết nối với di động

được sử dụng đểđo thông tin ngữ cảnh như mức độồn và nhiệt độ. Các hoạt

động của di động có thể thích ứng thông qua thông tin ngữ cảnh như: khi gửi tin SMS tới người gọi hoặc tắt tiếng rung.

• ContextPhone (Raento, 2005) là một phương pháp khác, miêu tả nền tảng phần mềm cho Nokia Series 60 (Dòng điện thoại Smart Phone) chạy trên hệ điều hành Symbian OS, cung câp dịch vụ nhận thức ngữ cảnh. Raentoet al.

định nghĩa 4 module kết nối: sensors, giao tiếp thông tin để kết nối với dịch vụ bên ngoài, các ứng dụng tùy biến và dịch vụ hệ thống. Phần mềm cho

phép tairm cài để sử dụng các ứng dụng dựa trên ContextPhone như xem ngữ cảnh hiện thời của người liên lạc hay chia sẻ truyền thông di động. Một số dự án, ứng dụng nổi tiếng hiện nay về lĩnh vự tính toán khắp nơi và di động như:

• Dự án Oxygen của MIT đưa ra một số công nghệ như: tập hợp thiết bị nhúng gọi là E21s (Enviromental device), thiết bị cầm tay H21s(Handheld) cho phép con người có thể giao tiếp và tính toán ở bất kỳ vị trí nào.

• Ứng dụng NAMGIS (Nomadic Adaptive Mobile Geographic Information

System: Hệ thống thông tin địa lý di động thích hợp ở mọi nơi) là một hệ

thống GIS di động, xây dựng dựa trên MapServer cung cấp giao diện Web toàn cầu tùy thuộc ngữ cảnh với các chức năng như: trình duyệt bản đồ

(zoom, pan), thuộc tính và tính năng dựa trên việc truy vấn, bản đồ tham khảo, ...

Trong tương lai, máy tính sẽ vây quanh chúng ta nhiều hơn cả hiện nay; chúng sẽở

mọi nơi: trong túi áo, đồng hồ đeo tay, kính mắt, .... đều nhằm mục đích phục vụ

cho nhu cầu cá nhân và giao tiếp giữa con người với con người.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mạng cảm biến trong lĩnh vực tính toán khắp nơi = b application of sensor network in ubiquitous computing (Trang 46 - 48)