Trong nướ c

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mạng cảm biến trong lĩnh vực tính toán khắp nơi = b application of sensor network in ubiquitous computing (Trang 45 - 46)

Mặc dù lĩnh vực tính toán khắp và di động đã xuất hiện từ những năm 90 nhưng ở

Việt Nam các ứng dụng này còn khá mới mẻ và rời rạc. Nguyên nhân chính là sự

phát triển các phần cứng công nghệ cao như các vi mạch VLSI, các sensor, các thiết bị thông tin dùng sóng radio RF, các pin công nghệ cao cho các thiết bị di động, và hạ tầng mạng chưa đáp ứng được. Một số nghiên cứu trong nước tập trung đến một vài khía cạnh của tính toán khắp nơi và di động như:

• Các vấn đề về mạng (mạng Adhoc không dây, mạng cảm biến không dây và an toàn thông tin cho mạng tính toán khắp nơi).

• Tại trường Đại học bách khoa Hà nội, Khoa Điện tử- Viễn thông, một sản phẩm nghiên cứu thử nghiệm về tính toán khắp nơi đã được phát triển và

được ứng dụng trong thực tế. Đó là hệ thống quản lý nhân viên bằng thẻ

RFID (Radio Frequency Identification) và Camera. Với hệ thống này, danh tính của mỗi cán bộ, sinh viên được tựđộng xác định khi họ mở cửa đi vào hoặc đi ra khỏi phòng làm việc dùng thẻ RFID, đồng thời hệ thống tựđộng kích hoạt các chức năng theo dõi giám sát bằng Camera, hoặc nhắc nhở qua loa ngoài của hệ thống, hay tự động bật chức năng phát hiện chuyển động trong những ngữ cảnh nhất định.

• Tại khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghệ, các giảng viên

đã và đang nghiên cứu để bước đầu tạo nên những cơ sở lý thuyết và công nghệ về “Môi trường thông minh”. Các nghiên cứu này bao gồm: Giao diện dựa trên tác nhân thông minh, Nhận dạng cử chỉ và hành động, Các ứng dụng thông minh trên các thiết bị di động, Mạng ngang hàng và di động, Dịch vụ dựa theo ngữ cảnh, Kiến trúc tác nhân thông minh, và Kiểm chứng phần mềm. Một số kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên nhiều kỷ

yếu hội nghị và tạp chí quốc tế.

• Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, cũng có nghiên cứu một số đề tài như: Triển khai Smart House với Web Service & BPEL. Các thiết bị gia đình được trang bị khả năng UpnP- Universal Plug & Plan- dựa trên Web Service. Đề

tài này nghiên cứu BPEL (một ngôn ngữ cho phép định nghĩa Work Flow với các Web Service) để thiết lập một môi trường cho phép người sử dụng dễ dàng định nghĩa cách kết nối các thiết bị trong gia đình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mạng cảm biến trong lĩnh vực tính toán khắp nơi = b application of sensor network in ubiquitous computing (Trang 45 - 46)