Giao thức C-Bus

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống APOGEE để nâng cấp hệ thống tự động hoá nhà petro việt nam tower vũng tàu (Trang 40 - 42)

Hình 2.15 Mô hình mạng C-Bus

C-Bus là một hệ thống dựa trên nền vi xử lý, dùng trong điều khiển và quản lý tòa nhà và hệ thống điều khiển thông minh. Chúng thường được sử dụng để điều khiển các hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện bao gồm bơm, các thiết bị nghe nhìn, các motor. Bất kỳ các điều khiển ON/OFF của mạch chiếu sáng hoặc nhiều kiểu điều khiển tương tự như điều khiển sáng tối của đèn huỳnh quang. C-Bus có thể được sử đụng một cách dễ dàng để điều khiển hầu hết các tải sử dụng điện trong công nghiệp.

C-Bus sử dụng phương thức tinh xảo cho việc nâng cấp các trạng thái của các chức năng. Phương pháp này không đòi hỏi nhất thiết phải có máy tính trung tâm, cơ sở dữ liệu trung tâm hoặc bàn điều khiển để vận hành. Các trạng thái của mỗi bộ C-bus có thểđược bắt đầu tại mỗi khoản thời gian xác

định mà không cần bộđiều khiển trung tâm. Mỗi thiết bị được phân phối một khoản thời gian xác định để lan truyền (broadcast) các trạng thái của chúng, và được đồng bộ bởi một hệ thống phát xung đồng hồ của chính chúng. Điều này cho phép một dung lượng dữ liệu lớn được truyền trong một frame thời gian rất nhỏ, tính hiệu quả và độ tin cậy cao trên toàn mạng đẫn đến làm chậm quá trình xử lý và yêu cầu dùng băng thông thấp.

Bus của mạng trong hệ thống C-Bus bao gồm một cặp dây UTP Cat 5. Bus này không những chỉ cung cấp phương tiện truyền thông giữa các thiết bị mà còn cung cấp một nguồn năng lượng công suất nhỏ cần thiết để vận hành các mạch điện tử trong hệ thống. Hệ thống C-bus có tính an toàn cao đối với người sử dụng do hoạt động ở mức điện áp 36VDC. Tất cả các thiết bị I/O kết nối vào mạng C-bus sử dụng đôi cáp xoắn để truyền tất cả các thông tin giữa các khối thiết bị trong hệ thống, các kết nối của C-Bus có thể khép vòng giữa các thiết bị hoặc rẽ nhánh tại bất kỳđiểm nào. Tính năng tiện ích trong mạng C-bus là một thiết bị bổ sung mới có thể lắp đặt bất cứ nơi nào trong mạng, bất kỳ thời gian nào mà không cần cấu hình lại mạng và không ảnh hưởng đến hệ thống đang hoạt động.

Độ lớn của mạng C-bus hầu như không bị giới hạn, một mạng lớn thông thường được chia thành nhiều mạng con khoản 100 thiết bị, tổng chiều dài cáp cho mỗi mạng con khoảng 1,000 mét. Điều này cho phép mạng C-bus có thể được chia thành nhiều vùng nhỏ có thể quản lý được, làm đơn giản hóa việc thiết kế, hạn chế các sai số truyền tín hiệu và dẽ dàng trong việc xử lý sự cố.

Tất cả các thiết bị trên mạng C-bus được tích hợp một bộ vi xử lý riêng cho phép chúng hoạt động một cách độc lập với “ trí thông minh riêng”. Chúng cung cấp một môi trường truyền thông rất tin cậy và hiệu quả. Và khi chúng hoạt động hay bị sự cố cũng sẽ không ảnh hửởng đến các thiết bị khác trên toàn mạng. Mỗi một thiết bị trên c-bus có một mã số (địa chỉ) duy nhất do vậy tất cả các thiết bị trên mạng có thể thông tin liên lạc một cách trực tiếp. Do vậy C-bus được xem như hệ thống thông tin point to multi-point, mỗi thiết bị trên mạng C-bus được cấp và phát các lệnh một cách trực tiếp, do vậy chúng hoạt động tốt hơn đối với mạng có máy tính trung tâm hoặc bộ điều khiển.

Mỗi thiết bị trên C-bus được lập trình để phát và đáp ứng với một số lệnh nào đó. Hầu như một số lượng không giới hạn các lệnh có thể nhập vào cùng lúc trên hệ thống C-bus. Thông thường, các thiết bị Input được lập trình để phát các lệnh và các thiết bị Output được lập trình để thực thi các lệnh đó. Khi một lệnh có địa chỉ nhóm được phát bởi một thiết bị C-bus, thì bất kỳ một thiết bị nào được lập trình với địa chỉ nhóm đó sẽđược kích hoạt bất kể nó đang ở vị trí nào trên mạng C-bus. Không cần thiết phải cung cấp nguồn 240V giữa các thiết bị C-bus.

Các thiết bị đơn có thể tạo ra nhiều sự kiện. ví dụ, ta có thể lập trình một Input switch để độ dài thời gian bấm sẽ xác định kiểu lệnh nào sẽđược phát ra - khi bấm nhanh sẽ phát ra lệnh on/off và khi bấm lâu sẽ điều khiển ánh sáng mờ (dimming).

Nhiều thiết bị Input phức tạp có thể điều khiển có điều kiện một thiết bị output đơn, tùy thuộc vào các tình huống xác định khác nhau. Điều này cho phép nhiều cấp phức tạp cho việc chuyển đổi over-ride và các hệ thống điều khiển phức tạp có thểđược tạo ra một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống APOGEE để nâng cấp hệ thống tự động hoá nhà petro việt nam tower vũng tàu (Trang 40 - 42)