- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
a) ĐTRNN phân theo ngành: (đến năm 2008)
STT Chuyên ngành Số dự án Tỷ trọng (%) TVĐT (USD) Tỷ trọng (%) I Công nghiệp 155 42,12 3.146.005.63 1 77,77 CN dầu khí 17 4,62 2.247.986.12 5 51,18 CN nặng 80 21,74 1.056.174.89 0 24,05 CN nhẹ 20 5,43 26.214.810 0,60 CN thực phẩm 16 4,35 31.011.080 0,71 Xây dựng 22 5,98 54.618.726 1,24 II Nông nghiệp 70 19,02 557.472.764 12,69
Nông, lâm nghiệp 62 16,85 545.272.764 12,41
Thủy sản 8 2,17 12.200.000 0,28
III Dịch vụ 143 38,86 418.761.107 9,53
GTVT - Bưu điện 29 7,88 70.925.832 1,61 Khách sạn - Du lịch 8 2,17 18.383.589 0,42 Tài chính - Ngân hàng 6 1,63 26.792.500 0,61 Văn hóa- Y tế - Giáo dục 9 2,44 21.807.239 0,50 XD văn phòng - căn hộ 13 3,53 177.536.871 4,00 Tổng số 368 100 4,392,239,50 2 100
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 155 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,146 tỷ USD, chiếm 42,12% về số dự án và 77,77% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I Rắc tổng vốn đầu tư 100 triệu USD.
Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 70 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là hơn 557,47 triệu USD, chiếm 19,02% về số dự án và 12,69% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, phần lớn là dự án trong lĩnh vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: (i) Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công ty cao su Đắc Lắc, tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 143 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 418,76 triệu USD, chiếm 38,86% về số dự án và 9,53% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc....
ĐTRNN phân theo đối tác: (đến năm 2008)
STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT (USD)
1 Lào 147 1.531.259.492
2 Liên bang Nga 17 945.347.407
3 Malaysia 7 812.472.740 4 Angiêri 1 243.000.000 5 Campuchia 39 211.259.268 6 Madagascar 1 117.360.000 7 Irắc 1 100.000.000 8 Iran 1 82.070.000 9 Mỹ 40 80.114.754 10 Indonesia 3 46.180.000 11 34 nước khác 129 178.655.841 Tổng cộng 368 4.392.239.502
Tính đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á, trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 147 dự án, tổng vốn đầu tư là hơn 1,5 tỷ USD, chiếm 39,9% về số dự án và 34,86% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD.
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (i) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.
Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự án đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD.
PHÂN THEO NGÀNH
TTNgànhSố dự án cấp mớiVốn đăng ký cấp mới bên VN (triệu USD)Số lượt dự án tăng vốnVốn đăng ký tăng thêm bên VN (triệu USD)Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm bên VN(triệu USD)1Nghệ thuật và giải trí11.000.000.0001.000.000.0002Nông, lâm
nghiệp, thủy sản8337.031.116495.438.362432.469.4783Khai khoáng10187.331.3403160.842.693348.174.0334CN chế biến,chế tạo9204.764.500745.683.422250.447.9225Tài chính, ngân hang, bảo hiểm4101.514.000113.560.000115.074.0006Bán buôn, bán lẻ, sửa chửa17100.864.40114.117.644104.982.0457Thông tin và truyền thông315.585.556268.960.24184.545.7978KD bất động sản556.178.35056.178.3509Y tế và trợ giúp XH116.849.57316.849.57310Dvụ lưu trú và ăn uống415.400.00015.400.00011Vận tải kho bãi215.360.00015.360.00012HĐ chuyên môn, KHCN113.591.00011.490.2275.081.22713Xây dựng34.987.6884.987.68814Cấp nước, xử lý chất thải14.900.0004.900.00015Dịch vụ khác41.805.0001.805.00016Giáo dục và đào tạo21.315.7001.315.70017Sản xuất, pp điện, nước, điều hòa1800.000800.00018Hành chính và dvụ hỗ trợ4510.000510.000Tổng892.051.938.65120406.942.1622.458.880.813
PHÂN THEO ĐỐI TÁCTTĐối tỏcSố dự án cấp mớiVốn đăng ký cấp mới bên VN (triệu USD)Số lượt dự án tăng vốnVốn đăng ký tăng thêm bên VN (triệu USD)Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm bên VN(triệu USD)1Lào221.301.343.25710307.772.2451.609.115.5022Campuchia14430.835.562116.849.573 447.685.1353Hoa Kỳ17136.140.350419.467.871155.608.2214Australia4106.044.000106.044.0005Cuba161.970.00 061.970.0006Peru127.760.00027.760.0007Singapore717.639.29417.639.2948Công gô115.310.00015.310.0009Hà Lan15.600.0005.600.00010Myanmar12.350.0002.350.00011Belarus11.600.0001.600.00012Thái Lan1780.0001530.0001.310.00013Hàn Quốc41.180.0001.180.00014Hồng Kông153.00011.086.2231.139.22315Đài Loan21.050.0001.050.00016British Virgin Islands1850.000850.00017Hy Lạp1743.000743.00018Vương quốc Anh1600.000600.00019CHLB Đức1538.000538.00020Venezuela1400.000400.00021Trung Quốc2379.500116.250395.75022Pháp1300.000300.00023Ba Lan1287.688287.68824Nhật Bản2130.000130.00025Ma Cao125.00025.00026Ukraina1-750.000-750.000Tổng số892.051.938.65120406.942.1622.458.880.813 (Nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư – cục đầu tư nước ngoài)
Riêng trong năm 2009, đã hình thành trào lưu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại các thị trường trong tầm tay như Campuchia, Lào, Liên bang Nga và một số quốc gia châu Á. Nhiều dự án đã chuyển từ quy mô nhỏ, số vốn bình quân khoảng 7,5 triệu
USD/dự án, ngành nghề đơn giản sang các dự án lớn, ngành nghề phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư cả ở những địa bàn vốn thuộc “lãnh địa” của các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ…..
Một trong những “rào cản” được nhận diện đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua là vốn, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài thì nay đã được khơi thông.
Như tại thị trường Campuchia, NH Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, đã có kế hoạch cung cấp tín dụng cho các dự án của doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, vừa qua BIDV đã quyết định cung cấp tín dụng cho các dự án sản xuất phân bón của Công ty cổ phần quốc tế Năm Sao với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD, cho Viettel Campuchia vay 40 triệu USD; đồng thời, BIDV cũng đang xúc tiến bàn thảo để được các thỏa thuận cấp tín dụng triển khai các dự án đầu tư tại Campuchia trong lĩnh vực xay xát lúa gạo, trồng cao su công nghiệp, khai khoáng… Các ngân hàng Việt Nam cũng đang xúc tiến mở rộng hoạt động cung cấp tín dụng tại một số quốc gia có dự án của các doanh nghiệp trong nước để làm hậu thuẫn.