• Kết quả đạt được
Nhìn chung HS đều tích cực khi được học theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Hầu hết HS đều tham gia làm việc nhóm và thảo luận cùng nhau. Một số HS cũng đưa ra được ý kiến riêng của mình.
HS được rèn luyện thêm về kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm thí nghiệm và một số kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày quan điểm và ý kiến cá nhân của mình...
HS học tập hiệu quả và hứng thú hơn. • Khó khăn
Dụng cụ thí nghiệm chưa đạt độ chính xác cao, nên gây khó khăn trong quá trình HS làm thí nghiệm kiểm chứng.
HS chưa có thói quen tự giải quyết vấn đề nên vẫn còn một số HS lười suy nghĩ.
Khả năng diễn đạt của HS còn chưa tốt.
Cần nhiều thời gian để dạy theo phương pháp nêu và giải quyết vần đề hơn so với cách dạy truyền thống.
• Đề xuất
Cần có nhiều hình thức khuyến khích cũng như thu hút HS tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề.
Cần cải thiện dụng cụ thí nghiệm tốt hơn.
Cần rèn luyện thói quen giải quyết vấn đề ở HS ở các môn học và trong cuộc sống.
Kết luận của chương 3 3.5.
Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm và việc so sánh thái độ học tập, khả năng nêu và giải quyết vấn đề của HS, cũng như kết quả bài kiểm tra 15 phút sau mỗi tiết thực nghiệm và bài kiểm tra 45 phút cuối chương của lớp TN và lớp ĐC, tôi nhận thấy:
- HS lớp TN tích cực học và chủ động hơn so với HS lớp ĐC. - Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
- Đường phân bố tần suất tích lũy của lớp TN nằm bên phải và phía dưới so với đường phân bố tần suất tích lũy của lớp ĐC. Nghĩa là kết quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
- Kết quả kiểm định theo Mann - Whitney Test chứng tỏ có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC.
Các kết quả trên cho thấy rằng: việc dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề đã mang lại một kết quả nhất định gồm:
- Khắc phục được những khó khăn khi dạy học chương “Chất khí”.
- Kích thích sự hứng thú học tập và chủ động tìm hiểu kiến thức mới của HS. - Rèn luyện cho HS một số kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, làm thí
nghiệm, trình bày quan điểm và ý kiến của bản thân, phân tích, tổng hợp vận dụng kiến thức …
KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội ngày nay là phải đào tạo ra những con người mới, những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực làm việc, giáo dục đang có nhiều bước tiến quan trọng nhất là đổi mới về phương pháp giảng dạy. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mới có thể phát huy được tính tích cực, tự lực học tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề của HS đáp ứng một phần nhu cầu trong đổi mới dạy học hiện nay.
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề và áp dụng phương pháp này vào việc xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất khí” - Vật lý 10 THPT. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, sau khi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã thu được được một số kết quả sau:
- Góp phần khẳng định khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường THPT.
- Thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức của chương “Chất khí” - Vật lý 10 THPT theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học Vật lý theo phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề; những thuận lợi, khó khăn của phương pháp này thông qua một số giáo viên dạy Vật lý ở một số trường phổ thông; những ý kiến đề xuất hướng khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Thông qua những kết quả trên, tôi nhận thấy rằng luận văn đã góp phần phát huy tính tích cực học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
Do điều kiện thực nghiệm có nhiều hạn chế nên kết quả đạt được chưa cao. Vì thế tôi đưa ra kiến nghị:
- Cần mở rộng và tiến hành dạy theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để kết quả thu được chính xác hơn trên nhiều đối tượng HS, và áp dụng vào những nội dung khác của chương trình Vật lý THPT.
- Cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV theo những phương pháp dạy học mới nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của đất nước. - Việc dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cần được diễn ra
liên tục và thường xuyên để hình thành thói quen tự lực giải quyết vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống trong bản thân HS.
- Tăng cường và cải tiến các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các trường THPT nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2011), Bài giảng Phương pháp và Công nghệ dạy học, Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lý, Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2008), Vật lý 10, Nxb Giáo dục.
4. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2008), Sách Giáo viên Vật lý 10, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Vật lý 10, Nxb Hà Nội.
6. Phạm Kim Chung (2006), Bài giảng phương pháp dạy học Vật lý ở trường Trung học phổ thông, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Phạm Thế Dân (1996), Hình thành cho học sinh trường Trung học cơ sở kỹ năng học tập môn Vật lý, Luận án phó tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Thành Tương (2002), Giải toán Vật lý 10 - tập 2, Nxb Giáo dục.
9. Trần Thuý Hằng, Đào Thị Thu Thuỷ (2006), Thiết kế bài giảng Vật lý 10 - tập 2, Nxb Hà Nội.
10. Trần Thuý Hằng, Hà Duyên Tùng (2006), Thiết kế bài giảng Vật lý 10 nâng cao - tập 2, Nxb Hà Nội.
11. Đỗ Xuân Hội (2007), Phương pháp giải bài tập và trắc nghiệm môn Vật lý 10 - tập 2, Nxb Giáo Dục.
12. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn Vật lý, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai , Lý luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
15. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chấn Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2010), Vật lý 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.
16. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chấn Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2011), Sách Giáo viên Vật lý 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.
17. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
Nxb Đại học Sư phạm.
18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm.
19. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Phạm Hữu Tòng (1981), Nâng cao hiệu quả thông hiểu kiến thức Vật lý dựa trên sự chỉ đạo hành động học tập của học sinh trên cơ sở định hướng khái quát, Luận án phó tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm.
22. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2004), Bài giảng phân tích chương trình Vật lý phổ thông, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BẢN ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG
THPT
Mong các thầy cô bớt chút thời gian để giúp chúng tôi hoàn thành việc điều tra này. Các thầy cô vui lòng lựa chọn các phương án phù hợp với bản thân bằng
cách đánh dấu “X” vào các ô trống (Ở một số câu hỏi thầy cô có thể đánh dấu vào
nhiều ô; nếu thầy cô có ý kiến khác xin vui lòng ghi rõ)
Họ tên của thầy cô (không bắt buộc phải nêu): ……….. Nơi đang công tác giảng dạy: ……….
1. Thầy cô có thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học Vật lý của mình không?
Thường xuyên. Khá thường xuyên. Thỉnh thoảng . Không sử dụng.
2. Thầy cô biết về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề bằng cách nào?
Từ khi học ở trường ĐH Sư phạm (hoặc học lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)
Qua các khóa tập huấn nghiệp vụ sư phạm. Định hướng sử dụng của sở giáo dục. Từ các nguồn thông tin đại chúng. Từ các giáo viên khác.
3. Theo thầy cô thì những kiến thức nào của Vật lý có thể dạy học theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề?
Kiến thức trừu tượng. Kiến thức mang tính thực tế. Kiến thức mang tính lịch sử. Kiến thức đơn giản. Kiến thức phức tạp. Ý kiến khác ………
4. Theo thầy cô, ưu điểm của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề này là gì?
Kích thích sự tò mò của học sinh.
Kích thích khả năng tư duy của học sinh. Học sinh học tích cực hơn.
Học sinh có thể giải quyết những vấn đề đơn giản.
Ý kiến khác ……….
Quá trình dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề gồm có 4 giai đọan chính: nêu (phát hiện) vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề (đề xuất giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết), kết luận.
Xin thầy, cô tiếp tục cho ý kiến ở những câu hỏi sau.
5. Trong quá trình dạy học các kiến thức có sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thầy cô có thực hiện hết các giai đoạn (pha dạy học) của phương pháp này không?
Thực hiện trong tất cả các bài giảng. Thực hiện trong một số bài giảng. Hầu như không thực hiện hết.
6. Nếu không thực hiện hết các giai đoạn (pha dạy học) xin thầy cô cho biết lý do
Không có đủ phương tiện dạy học. Học sinh không hứng thú.
Học sinh không nhận ra được vấn đề.
Học sinh không đề xuất được phương án giải quyết vấn đề. Vấn đề xa rời thực tiễn.
Ý kiến khác ………
7. Thầy cô sử dụng phương tiện dạy học nào trong giai đoạn nêu vấn đề? Thí nghiệm biểu diễn.
Một tình huống, câu chuyện thực tế, câu chuyện lịch sử… Clip, hình ảnh…
Ý kiến khác ………..
8. Thầy cô sử dụng phương tiện nào trong giai đoạn giải quyết vấn đề? Thí nghiệm ảo.
Clip thí nghiệm. Thí nghiệm thực.
Ý kiến khác ………...
9. Theo thầy cô, giai đoạn nào học sinh tham gia tích cực nhất? Nêu (phát hiện) vấn đề.
Phát biểu vấn đề.
Giải quyết vấn đề (đề xuất giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết). Kết luận.
10.Khi sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thầy cô thấy thái độ của học sinh thế nào?
Hứng thú tham gia. Một số hứng thú. Không quan tâm.
11.Theo thầy cô, khó khăn của học sinh hay gặp phải khi học với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề?
Học sinh khó khăn trong việc đề xuất giả thuyết.
Học sinh khó khăn trong việc đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết. Học sinh khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.
Ý kiến khác ………
12.Theo thầy cô, tại sao học sinh gặp khó khăn, hay không hứng thú với việc học có sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề?
Học sinh lười suy nghĩ.
Kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề của học sinh còn thấp. Vượt quá khả năng tư duy của học sinh.
Không đủ phương tiện dạy học.
Ý kiến khác ………..
13.Theo thầy cô, làm cách nào có thể khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề?
Tăng thời lượng dạy một kiến thức nào đó.
Có hình thức khuyến khích học sinh trong khi học. Kết hợp sử dụng các phương pháp khác.
Giáo viên cần tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này.
Giáo viên cần nghiên cứu sâu hơn về nội dung kiến thức để dạy học theo phương pháp này.
Giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng phù hợp với trình độ của học sinh.
Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học. Ý kiến khác ………..
14. Theo thầy cô, hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề có phổ biến trong các trường học không?
Phổ biến. Khá phổ biến. Không.
15.Theo thầy cô thì việc tiếp tục phát triển việc dạy học có sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề có cần thiết hay không?
Cần thiết. Khá cần thiết. Không cần thiết.
Xin thầy cô cho biết thêm về những nhận định riêng của bản thân về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của quý thầy cô đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt cuộc điều tra này.
Phụ lục 2: CÁC ĐỀ BÀI KIỂM TRA
Bài số 1: Kiểm tra 15 phút bài
Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt
Câu 1:Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt? A. 𝑝~𝑝. B. 𝑝1 𝑉1 =𝑝2 𝑉2 . C. 𝑝1 𝑝2=𝑉2 𝑉1 . D. 𝑝1 𝑝2 =𝑉1 𝑉2 . Đáp án: C Mức độ: hiểu
Câu 2: Dưới áp suất 105 Pa, một lượng khí có thể tích 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25.105
Pa thì thể tích của lượng khí này là A. V2 = 7 lít. B. V2 = 8 lít. C. V2 = 9 lít. D. V2 = 10 lít.
Đáp án: B Mức độ: vận dụng
Câu 3: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí (số phân tử khí trong một đơn vị thể tích) thay đổi thế nào?
A. luôn không đổi. B. tăng tỷ lệ thuận với áp suất. C. giảm tỷ lệ thuận với áp suất. D. chưa đủ điều kiện để kết luận.
Đáp án: B Mức độ: vận dụng
Câu 4: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến còn 4 lít thì áp suất khí tăng lên bao nhiêu lần
A. 1,5 lần. B. 2 lần. C. 2,5 lần. D. 4 lần.
Câu 5: Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lý tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là
A. T2 > T1. B. T1 = T2. C. T2 < T1. D. T2 ≤ T1.