Ưu điểm
- HS hứng thú hơn trong học tập, tham gia hăng hái hơn vào quá trình xây dựng kiến thức.
- Do trong quá trình học HS tự nhìn nhận, phát hiện và giải quyết vấn đề nên HS sẽ nhớ được những kiến thức đó nhanh và lâu hơn.
- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cách học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề giúp HS phát triển tư duy và kỹ năng điều tra khoa học.
Nhược điểm
- Khi dạy học với phương pháp này thì cần nhiều thời gian hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.
- Không thể áp dụng phương pháp dạy học này đối với tất cả các đối tượng HS, một số nhà nghiên cứu cho rằng nó phù hợp nhiều hơn đối với những HS có khả năng sáng tạo và thông minh.
- Việc dạy học theo phương pháp này cần tiến hành trong phòng thí nghiệm hay phòng bộ môn.
Khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 1.2.
trong dạy học Vật lý ở trường THPT
1.2.1. Xu hướng đổi mới trong giáo dục và dạy học ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó giáo dục đóng vai trò then chốt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, thông qua việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo của tri thức. Thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao đội ngũ lao động có năng lực làm việc, khả năng sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm cao, năng lực sáng tạo và hợp tác tốt, khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong những tình huống luôn có sự thay đổi. Vì thế giáo dục cần phải đổi mới để đáp ứng những nhu cầu này.
Chương trình giáo dục THPT mới đang kế thừa từ chương trình giáo dục cũ, dựa trên những quan điểm, đường lối chỉ đạo về giáo dục của Đảng, Bộ giáo dục và
đào tạo của Việt Nam, và vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của các nước tiên tiến trong giáo dục để phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những định hướng chung cho đổi mới giáo dục được thể hiện trong chương trình giáo dục ở THPT, tài liệu bồi dưỡng GV và SGK. Chương trình mới đòi hỏi có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, PPDH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Những đường lối và quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về giáo dục là những định hướng quan trọng cho việc phát triển và đổi mới giáo dục ở THPT. Định hướng mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, phát triển những phẩm chất và năng lực đáp ứng với những đòi hỏi trong sự phát triển kinh tế xã hội. Định hướng phương thức giáo dục là gắn lý thuyết với thực hành, gắn tư duy với hành động, gắn giáo dục với nhà trường, gia đình và xã hội. Định hướng về PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, chú ý tới tính phân hóa trong dạy học. Đổi mới PPDH gắn liền với sử dụng các phương tiện dạy học mới, và đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Những quan điểm chỉ đạo này phù hợp với quan điểm hiện đại và tiến bộ khoa học giáo dục trên thế giới, phù hợp với yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện nay.
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề đang là xu hướng mới được áp dụng trong các trường phổ thông. Với cách học này, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn cho HS tự lực giải quyết vấn đề học tập, việc học trở nên năng động hơn vì bản thân HS phải tự khám phá và giải quyết vấn đề. Việc giải quyết vấn đề sẽ giúp HS:
- Kiểm tra và vận dụng những gì đã biết - Khám phá những điều cần biết
- Phát triển các kỹ năng làm việc nhóm
- Đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm của bản thân - Linh hoạt hơn trong việc xử lý thông tin và các tình huống - Thực hành các kỹ năng cần thiết
1.2.2. Đặc trưng của dạy học môn Vật lý ở trường THPT và khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường THPT
Các mục tiêu và nhiệm vụ của trường phổ thông được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học. Môn Vật lý cũng như các môn học khác ở trường phổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà còn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho HS.
Theo như tác giả Nguyễn Văn Khải viết trong tài liệu số [14] và một số tài liệu khác thì việc dạy học môn Vật lý ở trường THPT có những đặc điểm sau:
Dạy học là quá trình hoạt động có mục đích của GV và HS trong sự tương tác thống nhất, biện chứng của GV, HS và tư liệu hoạt động dạy học. Dạy học Vật lý là quá trình GV tự tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động cho HS sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức Vật lý và kỹ năng của mình, đồng thời năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện của họ từng bước phát triển.
Vật lý là một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật, các tính chất chung nhất của cấu trúc, sự tương tác và chuyển động của vật chất. Vật lý không chỉ liệt kê, mô tả hiện tượng mà còn đi sâu nghiên cứu bản chất, khảo sát mặt định lượng và tìm ra các quy luật chung của chúng. Sự phát triển của Vật lý có liên quan mật thiết với các tư tưởng triết học, là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Các kiến thức Vật lý được xem như những mô hình được con người xây dựng nên để biểu đạt hiện thực. Do vậy, quá trình dạy học Vật lý được thực hiện chủ yếu theo tiến trình mô hình hóa trong những tình huống có vấn đề với các hình thức làm việc chủ động, tích cực của HS.
Con đường nhận thức, sự sáng tạo khoa học trong Vật lý đã được nhiều nhà khoa học trình bày dưới dạng chu trình nhận thức khoa học. Chu trình nhận thức khoa học không khép kín mà được mở rộng dần dần, làm phong phú thêm cho kiến thức khoa học. Bằng cách đó, con người ngày càng tiếp cận hơn với chân lý khách quan. Đi theo con đường đó cho phép xây dựng nội dung kiến thức một cách thích hợp và nâng cao trình độ khoa học của kiến thức Vật lý ở nhà trường, đồng
Mô hình – giả thuyết trừu
tượng Các hệ quả logic
Các sự kiện khởi đầu – xuất
phát Kiểm tra – thực nghiệm
thời tạo điều kiện để có thể rèn luyện cho học sinh tư duy sáng tạo trong chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức. Theo đó, việc dạy học Vật lý phải đảm bảo cho học sinh thường xuyên đối chiếu, liên hệ với thực tiễn khách quan, nhận thức rõ khái niệm, định luật, mô hình Vật lý... làm cho học sinh hiểu, tin tưởng vững chắc rằng: Mọi hiện tượng trong tự nhiên diễn ra theo quy luật của tự nhiên, có tính khách quan, có hệ thống chặt chẽ, con người hoàn toàn có thể nhận thức được ngày càng sâu sắc, đầy đủ và chính xác hơn. Như vậy, con đường nhận thức Vật lý, đi tìm chân lý xuất phát từ thực tiễn và cuối cùng trở lại thực tiễn, lấy thực tiễn làm chân lý.
Hình 1.2. Mô hình chu trình sáng tạo khoa học
Dạy học Vật lý không chỉ truyền thụ hệ thống kiến thức cơ bản mà điều quan trọng là xây dựng cho HS một tiềm lực, bản lĩnh ở phương pháp suy nghĩ và làm việc, trong cách tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời cũng giúp họ có khả năng phát triển vốn hiểu biết đã có, thấy rõ năng lực sở trường của bản thân để lựa chọn con đường nghề nghiệp, vươn lên trong sự nghiệp khoa học và thích ứng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội.
Quá trình giải quyết vấn đề của HS được tiến hành dựa trên quá trình giải quyết vấn đề của các nhà khoa học. Như vậy, quá trình dạy học giải quyết vấn đề cho HS phù hợp với hoạt động nhận thức Vật lý của HS. Những hành động, thao tác
trong các giai đoạn của việc giải quyết các vấn đề trong việc học Vật lý tương ứng với các hành động, thao tác phổ biến trong nhận thức Vật lý.
- Quan sát, nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
- Phân tích hiện tượng phức tạp thành những hiện tượng đơn giản, xác định diễn biến của hiện tượng, tìm dấu hiệu giống và tương tự nhau của các hiện tượng, tìm mối quan hệ, tính chất chung của các sự vật hiện tượng.
- Bố trí một thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện xác định.
- Tìm mối quan hệ giữa các đại lượng Vật lý và biểu diễn bằng hàm toán học, đo một đại lượng Vật lý.
- Xây dựng giả thuyết, từ giả thuyết suy ra hệ quả, lập phương án kiểm tra giả thuyết hay hệ quả đó.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế. - Đánh giá kết quả hành động.
- Tìm phương án chung để giải quyết một loại vấn đề, một bài toán. - Biểu diễn, diễn đạt các kết quả thu được bằng hành động và lời nói.
- Thao tác vật chất: nhận biết bằng các giác quan, tác động lên các vật thể bằng các công cụ: tác dụng lực, chiếu sáng, hơ nóng,… Sử dụng các dụng cụ đo, làm thí nghiệm, thu thập tài liệu, số liệu thực nghiệm,…
- Thao tác tư duy: phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, suy luận logic.
Vì vậy việc dạy học Vật lý theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề phù hợp với phương hướng giáo dục hiện nay. Thông qua việc dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, việc dạy học Vật lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tư duy, phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống cho HS.
Một số đề tài nghiên cứu về vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải 1.3.
quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường THPT
- Luận văn thạc sĩ của Lương Thị Bích Thảo, (2013), “Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học một số kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 cơ bản”, do TS. Phạm Thế Dân hướng dẫn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong luận văn này tác giả đã xây dựng 4 tiến trình dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Bao gồm các tiến trình dạy kiến thức động lượng và định luật bảo toàn động lượng, định lý bảo toàn động năng, thế năng trọng trường và định luật bảo toàn cơ năng. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm ở trường THCS - THPT Tân Phú và trường THPT Hùng Vương, TP.HCM và thu được những kết quả ban đầu: kích thích HS hứng thú học tập, rèn luyện cho HS nhiều kỹ năng trong học tập và thực hành.
- Luận văn thạc sĩ của Phan Văn Hiếu, (2012), “Xây dựng và sử dụng phần mềm trong dạy học một số kiến thức của chương “Cơ học chất lưu” - Vật lý 10 THPT nâng cao”, do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành hướng dẫn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã xây dựng 2 tiến trình xây dựng kiến thức dựa trên hoạt động giải quyết vấn đề của HS về sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí, định luật Bec-nu-li và các ứng dụng của định luật. Tác giả đã sử dụng phần mềm Lectora để xây dựng bài học dạy học những kiến thức này và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai. Thông qua việc thực nghiệm, tác giả đã bước đầu giúp HS tích cực trong học tập, chủ động khám phá kiến thức.
Điều tra sơ bộ về thực trạng vận dụng phương pháp dạy học nêu và 1.4.
giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở một số trường THPT và đề xuất phương hướng khắc phục những hạn chế
1.4.1. Nội dung và phương pháp điều tra
Nội dung điều tra:
- Tìm hiểu mức độ sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở một số trường THPT.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở một số trường THPT.
Phương pháp điều tra:
- Phỏng vấn một số giáo viên dạy Vật lý ở một số trường THPT.
- Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên dạy Vật lý ở một số trường THPT.
1.4.2. Kết quả điều tra
Sử dụng phiếu điều tra (phụ lục 1) dành cho 30 GV Vật lý ở một số trường THPT. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc dạy học Vật lý của GV ở các trường THPT theo phương pháp này cũng khá phổ biến, nhưng hầu hết việc dạy học này chưa thật sự hiệu quả, và kết quả đạt được chưa nhiều.
Bảng 1.2. Bảng kết quả điều tra
Câu Đáp án lựa chọn Số người lựa chọn Tỷ lệ phần trăm 1 Thường xuyên 6 27% Khá thường xuyên 0 0% Thỉnh thoảng 16 73% Không sử dụng 0 0%
chỉ nghiệp vụ sư phạm)
Qua các khóa tập huấn nghiệp vụ sư phạm 2 6%
Định hướng sử dụng của sở giáo dục 2 6%
Từ các thông tin đại chúng 1 3%
Từ các giáo viên khác 2 6%
Từ các nguồn thông tin khác 0 0%
3
Kiến thức trừu tượng 3 7%
Kiến thức mang tính thực tế 29 71%
Kiến thức mang tính lịch sử 3 7%
Kiến thức đơn giản 2 5%
Kiến thức phức tạp 3 7%
Kiến thức khác 1 2%
4
Kích thích sự tò mò của học sinh 13 20%
Kích thích khả năng tư duy của học sinh 27 42%
Học sinh học tích cực hơn 15 23%
Học sinh có thể giải quyết những vấn đề đơn giản 9 14%
Ưu điểm khác 0 0%
5
Thực hiện trong tất cả các bài giảng 2 7%
Thực hiện trong một số bài giảng 23 77%
Hầu như không thực hiện hết 5 17%
6
Không đủ thời gian 20 34%
Không có đủ phương tiện dạy học 11 19%
Học sinh không hứng thú 3 5%
Học sinh không nhận ra được vấn đề 8 14%
Học sinh không đề xuất được phương án giải quyết vấn đề
14 24%
Lý do khác 2 3%
7
Thí nghiệm biểu diễn 19 35%
Một tình huống, câu chuyện thực tế, câu chuyện lịch sử… 18 33% Clip, hình ảnh… 18 33% Phương tiện khác 0 0% 8 Thí nghiệm ảo 23 40% Clip thí nghiệm 17 29% Thí nghiệm thực 18 31% Phương tiện khác 0 0% 9 Nêu (phát hiện) vấn đề 17 57% Phát biểu vấn đề 3 10%
Giải quyết vấn đề (đề xuất giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết) 10 33% Kết luận 0 0% 10 Hứng thú tham gia 12 40% Một số hứng thú 18 60%
Không quan tâm 0 0%
11
Học sinh khó khăn trong việc phát hiện vấn đề 4 9% Học sinh khó khăn trong việc đề xuất giả thuyết 15 34% Học sinh khó khăn trong việc đề xuất phương án kiểm
chứng giả thuyết
20 45%
Học sinh khó khăn trong việc giải quyết vấn đề 5 11%
Khó khăn khác 0 0%
12
Học sinh lười suy nghĩ 13 29%
Kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề của học sinh còn thấp
26 58%
Vượt quá khả năng tư duy của học sinh 1 2%
Lý do khác 0 0%
13
Tăng thời lượng dạy một kiến thức nào đó 10 13% Có hình thức khuyến khích học sinh trong khi học 13 17%