NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long (Trang 82 - 85)

BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THĂNG LONG

2.1. Đối với các phương thức định giá và quy trình định giá

Áp dụng một cách khoa học những phương pháp thẩm định giá và những quy trình thẩm định giá do BTC ban hành, hướng dẫn.Kết hợp một cách khoa học những kiến thức đã được phổ biến trong lớp học thẩm định giá do NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức đào tạo cho các cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của toàn hệ thống NHNo&PTNT.Đồng thời, ứng dụng hợp lý các lý thuyết trên vào thực tiễn. Tìm hiểu các phương pháp thẩm định giá mới trên thế giới, nều phù hợp đề xuất áp dụng trước tiên là tại Chi nhánh Thăng Long.

2.2. Đối với nội bộ Chi nhánh Thăng Long

2.2.1. Về cán bộ thẩm định

Toàn Chi nhánh cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng.Tất cả những cán bộ tín dụng này cần phải học chuyên về ngân hàng- tài chính. Cử cán bộ cũ hướng dẫn cán bộ mới trong thẩm định cho vay, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại( cử cán bộ đi học các lớp ngắn hạn về thẩm định giá, thẩm định dự án và phân tích tài chớnh…) nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ định giá khi thẩm định để cho vay hoặc đào tạo chuyên môn hoá nhằm nắm rõ quy trình công nghệ các ngành, từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, giảm chi phí.

2.2.2. Về quản lý vấn đề định giá và quy trình định giá

Định giá là một hoạt động khoa học phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và những kiến thức vô cùng lớn.Tại phòng tín dụng Chi nhánh Thăng Long hiện nay việc định giá nhìn chung là sử dụng phương pháp đơn giản nhất và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan là nhiều hơn cả do vậy chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng. Bởi vậy, nghiên cứu về định giá và áp dụng những phương pháp khoa học trong định giá là vô cùng cần thiết.

Để quá trình định giá tài sản bảo đảm có chất lượng tốt hơn nên chăng ngân hàng có những tiêu thức đánh giá giá trị của tài sản bảo đảm dựa trên những thông tin xác thực, có căn cứ khoa học. Lập ra hội đồng định giá tài sản để có quyết định chính xác hơn, có thông tin đầy đủ hơn về tài sản.Một số đông người tham gia thẩm định thì độ chính xác và an toàn sẽ cao hơn. Tất nhiên phần quyết định vẫn là thuộc về cán bộ trực tiếp phụ trách khách hàng.

Ngoài việc phòng tín dụng và phòng thẩm định kết hợp trong hoạt động định giá tài sản bảo đảm thì Chi nhánh nên kết hợp với các tổ chức chuyên định giá. Việc kết hợp này không những đem lại con số chính xác cho các tài sản bảo đảm cần thẩm định mà còn đem lại những kinh nghiệm định giá cho các cán bộ thẩm định và tín dụng của Chi nhánh.

2.2.3. Về thông tin và lưu trữ thông tin, theo dõi khách hàng và ngân hàng

Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin như trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ các tổ chức tín dụng khác, từ các nguồn thông tin trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, trên cơ sở các quan hệ của Ngân hàng với tổ chức khác.

Hiện nay, ngành Ngân hàng đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin nhiều nhất để đơn giản hoá hoạt động của mỡnh.Việc ứng dụng công nghệ trong mọi khâu đặc biệt là với việc thu thập thông tin phục vụ cho vay và đảm bảo khoản cho vay đang được tất cả các ngân hàng chú trọng.Cũng với công nghệ Ngân hàng thì việc quản lý nội bộ, việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng cũng sẽ được nâng cao hơn.

Để phục vụ cho công tác định giá tài sản bảo đảm, Chi nhánh nên phát triển một nhánh thông tin con trong webside nội bộ ngân hàng.Trong đó chứa đựng thông tin thị trường nhà đất, thị trường giá cả các loại hàng, máy móc, thiết bị, thông tin về xu thế phát triển khoa học công nghệ.

2.2.4. Một số giải pháp khác

Đa dạng hoỏ cỏc loại tài sản bảo đảm: những phân tích về thực trạng ở trên cho thấy danh mục tài sản bảo đảm của Chi nhánh chỉ giới hạn trong những tài sản thông dụng, những tài sản có độ an toàn cao như: kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất, …cỏc tài sản bảo đảm khác như: hàng hoá, các khoản phải thu, các quyền, hợp đồng bán hàng, hợp đồng bảo hiểm…hầu như chưa xuất hiện. Việc ngân hàng nhận cầm cố bằng nhiều loại tài sản bảo đảm có giá trị khác cũng có thể mở rộng tài trợ tín dụng cho ngân hàng.

Ngân hàng tham gia mua bảo hiểm tín dụng hoặc có thể yêu cầu khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo. Có chế độ ưu tiên đối với những khách hàng này.Việc làm này của chi nhánh không những khuyến khích mở rộng quan hệ với khách hàng mà còn dễ dàng xác định mức cho vay và an toàn cho khoản cho vay.

Thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất, cường đọ sử dụng, bảo quản tài sản bảo đảm để có những đánh giá kịp thời. Điều này sẽ làm ý thức người vay vốn cao hơn, tránh được những xử lý phiền phức khi rủi ro đối với tài sản xảy ra như kiện tụng, phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợ cho vay của khách hàng.

Thực hiện tốt công tác Marketing : Do trước đây có nhiều ý kiến cho rằng NHNo chỉ cho vay đối với nông nghiệp và nụng thụn.Nhưng hiện nay các ngân hàng đều đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh và với một địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng thì việc quảng bá thương hiệu riêng của chi nhánh

cũng là một hình thức nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Một phần của tài liệu Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w