Khái niệm và phân loại tài sản bảo đảm trong hoạt động cho

Một phần của tài liệu Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long (Trang 26 - 28)

3. ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG

3.2.2.Khái niệm và phân loại tài sản bảo đảm trong hoạt động cho

3.2.2.1. Khái niệm.

Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay vốn hoặc của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay.

Các tài sản bao gồm: Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

*) Các điều kiện để một tài sản trở thành tài sản đảm bảo trong các NHTM :

Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn phải có đủ các điều kiện:

 Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định:

- Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh và được thế chấp, theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Đối với các tài sản của doanh nghiệp Nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước.

- Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lónh.Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải co giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

 Tài sản được phép giao dịch: tài sản phải được pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, cho, biếu, tặng, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp và các giao dịch khác.

 Tài sản không có tranh chấp:

 Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

3.2.2.2. Phân loại tài sản theo hình thái vật chất.

 Bất động sản: là những tài sản không thể di dời được như: Đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền trên đất…Cỏc công trình xây dựng trên đất gồm: Nhà ở, cửa hàng, nhà xưởng, khách sạn, văn phũng…

 Động sản bao gồm:

- Chứng từ có giá như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn, chứng khoán của các tổ chức tài chính lớn, công ty lớn.

- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản cố định. - Hàng hoá trong kho: Nguyên vật liệu, sản phẩm,…

- Các tài sản khác như: Vàng, ngoại tệ mạnh, các hợp đồng chi trả của bên thứ ba như các khoản phải thu, hợp đồng bán hàng hoỏ…và một số quyền như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên …

 Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay: Đõy là những tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng lâu dài của khách hàng vay. Những tài sản này được hình thành từ nguồn vốn của chính khách hàng và có từ trước khi khách hàng đề nghị vay vốn.

 Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của bên bảo lãnh: Đõy là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bên bảo lãnh đem làm tài sản đảm bảo cho khách hàng vay. Đõy là hình thức bảo đảm kép nhằm đề phòng khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có thể xử lý tài sản kèm theo của bên thứ ba.

 Tài sản hình thành từ vốn vay: khách hàng vay dùng những tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay được làm tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.

Một phần của tài liệu Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thăng long (Trang 26 - 28)