Chọn máy và định nghĩa phôi

Một phần của tài liệu Lập trình gia công chi tiết thép 45 có bề mặt phức tạp trên máy phay CNC (Trang 74 - 78)

* Mở MasterCam và đưa chi tiết vào môi trường gia công

Hình 4.5. Chọn kiểu tệp tin

* Chọn máy gia công

Trong Machine type (Loại máy gia công) Chọn Generic (máy gia công thông thường - Hệ mét sẽ là FANUC) [11]

Hình 4.7. Chọn máy gia công

* Định nghĩa phôi

Trên hộp thoại này sẽ có những thông số và ý nghĩa như sau: (ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến trang Stock setup)

- Machine group Properties: các thông số của (nhóm) máy. - Stock setup: thiết lập phôi.

- Tool setting: thiết lập dụng cụ cắt. - Safety Zone: vùng an toàn.

- Stock view: khung nhìn quan sát phôi.

Trong phần Shape (hình dạng phôi) sẽ có những tùy chọn sau: - Rectangular: dạng chữ nhật.

- Cylindrical: dạng khối trụ.

- Solid: có dạng khối solid (không có dạng đặc biệt). - File: lấy phôi từ một file sẵn có.

- Ba giá trị X,Y,Z trong mô hình: nhập kích thước phôi bằng tay.

Tùy chọn Bounding box phôi sẽ tự động nhận bằng giới hạn biên của chi tiết. - Select corners: tạo phôi bằng cách chọn các góc của chi tiết.

- Stock origin: gốc của phôi

- In view coordinates: trong các hệ tọa độ trong khung nhìn (các bạn nhìn thấy mũi tên chỉ tâm khối hộp trong hộp thoại đấy).

- Ok: kết thúc quá trình tạo phôi.

* Thiết lập gốc phôi

Tùy thuộc vào chi tiết cụ thể để thiết lập gốc phôi cho phù hợp.

- Xoay chi tiết để phù hợp hướng gia công với hướng trục Z(nếu cần). Vào Xform/chọn Rotate/kích chuột vào chi tiết//

Hình 4.9. Xoay chi tiết

- Thiết lập gốc chi tiết và di chuyển chi tiết về gốc tọa độ.

Xform/ Move to Origin/Kích chuột vào chi tiết/ Chi tiết tự di chuyển về gốc.

* Thiết lập đường giới hạn cắt gọt

Tùy theo chi tiết gia công để vẽ đường giới hạn cắt gọt cho phù hợp

Hình 4.11. Mặt phẳng giới hạn

Một phần của tài liệu Lập trình gia công chi tiết thép 45 có bề mặt phức tạp trên máy phay CNC (Trang 74 - 78)