Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng toàn diệ n TQM:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đo kiểm và quản lý chất lượng các chi tiết gia công trong ngành chế tạo máy (Trang 58)

3.2.1. TQM:

TQM: Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện.

TQM là một phƣơng pháp quản lý của một tổ chức, định hƣớng vào chất lƣợng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội.Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lƣợng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng trƣớc đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lƣợng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lƣợng đã đề ra.

Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại các công ty có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

- Chất lƣợng định hƣớng bởi khách hàng

- Vai trò lãnh đạo trong công ty

- Cải tiến chất lƣợng liên tục

- Tính nhất thể, hệ thống

- Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viên

- Sử dụng các phƣơng pháp tƣ duy khoa học nhƣ kỹ thuật thống kê, vừa đúng lúc,…

Các đặc trƣng cơ bản của TQM

- Chất lƣợng đƣợc tạo nên bởi sự tham gia của tất cả mọi ngƣời

- Chú ý đến mối quan hệ với các lợi ích xã hội: tất cả mọi ngƣời đều có lợi

- Chú ý đến giáo dục và đào tạo: Chất lƣợng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo

- Dựa trên chế độ tự quản (self- control) – chất lƣợng không đƣợc tạo nên bởi sự kiểm tra mà bởi sự tự giác

55

- Chú ý đến việc sử dụng các dữ liệu quản lý dựa trên sự kiên (management by fact)

- Quản lý và triển khai chính sách: xây dựng và triển khai hệ thống chính sách trên toàn công ty

- Hoạt động nhãm chất lƣợng: thúc đẩy ý thức tự quản và hợp tác của ngƣời lao động

- Chia sẻ kinh nghiệm và ý tƣởng: khuyến khích các ý tƣởng sáng tạo và cải tiến

- Xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ: đảm bảo hệ thống chất lƣợng hoạt động thông suốt và thực hiện chính sách và kế hoạch chất lƣợng

- Sử dụng các phƣơng pháp thống kê : thu thập và phân tích dữ liệu về sản phẩm và quá trình.

Về mục tiêu

Trong TQM mục tiêu quan trọng nhất là coi chất lƣợng là số một, chính sách chất lƣợng phải hƣớng tới khách hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng đƣợc hiểu là thỏa mãn mọi mong muốn của khách hàng, chứ không phải việc cố gắng đạt đƣợc một số tiêu chuẩn chất lƣợng đã đề ra từ trƣớc. Việc không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lƣợng là một trong những hoạt động quan trọng của TQM.

Về quy mô

Để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, hệ thống TQM phải mở rộng việc sản xuất sang các cơ sở cung ứng, thầu phụ của doanh nghiệp. Vì thông thƣờng, việc mua nguyên phụ liệu trong sản xuất có thể chiếm tới 70% giá thành sản phẩm sản xuất ra (tùy theo từng loại sản phẩm). Do đó để đảm bảo chất lƣợng đầu vào, cần thiết phải xây dựng các yêu cầu cụ thể cho từng loại nguyên vật liệu để có thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng nguyên vật liệu, cải tiến các phƣơng thức đặt hàng cho phù hợp với tiến độ của sản xuất. Đây là một công việc hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp có sử dụng các nguyên liệu phải nhập ngoại. Giữ đƣợc mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở cung cấp là một yếu tố quan trọng trong hệ thống

56

“vừa đúng lúc’ (Just in time-JIT) trong sản xuất, giúp cho nhà sản xuất tiết kiệm đƣợc thời gian, tiền bạc nhờ giảm đƣợc dự trữ.

Về hình thức

Thay vì việc kiểm tra chất lƣợng sau sản xuất (KCS), TQM đã chuyển sang việc kế hoạch hóa, chƣơng trình hóa, theo dõi phòng ngừa trƣớc khi sản xuất. Sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi, phân tích về mặt định lƣợng các kết quả cũng nhƣ những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng, tiến hành phân tích tìm nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Cơ sở của hệ thống TQM

Cơ sở của các hoạt động TQM trong doanh nghiệp là con ngƣời trong đơn vị. Nói đến chất lƣợng ngƣời ta thƣờng nghĩ đến chất lƣợng sản phẩm. Nhƣng chính chất lƣợng con ngƣời mới là mối quan tâm hàng đầu của TQM. Trong ba khối xây dựng chính trong sản xuất kinh doanh là phần cứng (thiết bị, máy móc, tiền bạc..), phần mềm (các phƣơng pháp, bí quyết, thông tin..) và phần con ngƣời thì TQM khởi đầu với phần con ngƣời. Nguyên tắc cơ bản để thực thi TQM là phát triển một cách toàn diện và thống nhất năng lực của các thành viên, thông qua việc đào tạo, huấn luyện và chuyển quyền hạn, nhiệm vụ cho họ.

Vì hoạt động chủ yếu của TQM là cải tiến, nâng cao chất lƣợng bằng cách tận dụng các kỹ năng và sự sáng tạo của toàn thể nhân lực trong công ty. Cho nên để thực hiện TQM, doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc một môi trƣờng làm việc, trong đó có các tổ, nhóm công nhân đa kỹ năng, tự quản lý công việc của họ.Trong các nhóm đó, trọng tâm chú ý của họ là cải tiến liên tục các quá trình công nghệ và các thao tác để thực hiện những mục tiêu chiến lƣợc của công ty bằng con đƣờng kinh tế nhất. Đây là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong cách tiếp cận quản lý chất lƣợng đồng bộ.

Để chứng minh cho đặc điểm này, tiêu chuẩn Z8101-81 của Viện tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật cho rằng: “Quản lý chất lƣợng phải có sự hợp tác của tất cả mọi ngƣời trong công ty, bao gồm giới quản lý chủ chốt, các nhà quản lý trung gian, các giám sát viên và cả công nhân nữa. Tất cả cùng tham gia và các lĩnh vực hoạt động

57

của công ty nhƣ: nghiên cứu thị trƣờng, triển khai và lên kế hoạch sản xuất hàng hóa, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, mua bán, chế tạo, kiểm tra, bán hàng và những dịch vụ sau khi bán hàng cũng nhƣ công tác kiểm tra tài chánh, quản lý, giáo dục và huấn luyện nhân viên..Quản lý chất lƣợng theo kiểu này đƣợc gọi là Quản lý chất lƣợng đồng bộ - TQM”.

Về tổ chức

Hệ thống quản lý trong TQM có cơ cấu, chức năng chéo nhằm kiểm soát, phối hợp một cách đồng bộ các hoạt động khác nhau trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tổ, nhóm. Việc áp dụng TQM cần thiết phải có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao và cấp trung gian. Công tác tổ chức phải nhằm phân công trách nhiệm một cách rành mạch. Vì vậy, TQM đòi hỏi một mô hình quản lý mới, với những đặc điểm khác hẳn với các mô hình quản lý trƣớc đây.

Quản trị chất lƣợng là chất lƣợng của quản trị, là chất lƣợng của công việc. Do vậy, để thực hiện tốt TQM thì đầu tiên cần làm là phải đặt đúng ngƣời đúng chỗ và phân định rạch ròi trách nhiệm của ai, đối với việc gì. Vì thế, trong TQM việc quản lý chất lƣợng và chịu trách nhiệm về chất lƣợng là trách nhiệm của các nhà quản lý chủ yếu trong doanh nghiệp. Những ngƣời nầy lập thành phòng đảm bảo chất lƣợng (QA : Quality Assurance) dƣới sự chỉ đạo của Giám đốc điều hành cấp cao nhất (CEO : Chief Excutive Officer) của doanh nghiệp để thực hiện việc phòng ngừa bằng quản lý chứ không dành nhiều thời gian cho việc thanh tra, sửa sai. Cấp lãnh đạo trực tiếp của phòng đảm bảo chất lƣợng có trách nhiệm phải đảm bảo dây chuyền chất lƣợng không bị phá vở. Mặt khác, công việc tổ chức xây dựng một hệ thống TQM còn bao hàm việc phân công trách nhiệm để tiêu chuẩn hóa công việc cụ thể, chất lƣợng của từng bộ phận sản phẩm và sản phẩm ở mỗi công đoạn Để thành công cần phải có các biện pháp khuyến khích sự tham gia của các nhân viên. Vì vậy, mô hình quản lý theo lối mệnh lệnh không có tác dụng, thay vào đó là một hệ thống trong đó viêc đào tạo, hƣớng dẫn và ủy quyền thực sự sẽ giúp cho bản thân ngƣời nhân viên có khả năng tự quản lý và nâng cao các kỹ năng của họ.

58

Về kỹ thuật quản lý và công cụ

Các biện pháp tác động phải đƣợc xây dựng theo phƣơng châm phòng ngừa “làm đúng việc đúng ngay từ đầu”, từ khâu nghiên cứu, thiết kế, nhằm giảm tổn thất kinh tế. Áp dụng một cách triệt để vòng tròn DEMING (PDCA) làm cơ sở cho việc cải tiến chất lƣợng liên tục. Mặt khác, trong quản lý, số liệu bị tản mạn là điều không thể tránh khỏi, chính nó sẽ không cho phép ta xác định về mặt định lƣợng các vấn đề nảy sinh. Việc sử dụng các công cụ thống kê là cách tiếp cận có hệ thống và khoa học. Việc ra quyết định điều chỉnh phải dựa trên cơ sở các sự kiện, dữ liệu chứ không dựa vào cảm tính hoặc theo kinh nghiệm. Với các công cụ nầy, chúng ta có thể kiểm soát đƣợc những vấn đề liên quan đến chất lƣợng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

Trên đây chỉ là những đặc điểm cơ bản của TQM, việc triển khai áp dụng nó nhƣ thế nào cho hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh thực tế vì các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng không thể tiến hành tách rời những điều kiện văn hóa-xã hội

3.2.2. Mối quan hệ giữa ISO 9000 và TQM:

Trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam hiện nay,các doanh nghiệp rất quan tâm tới hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 đồng thời TQM cũng đã bắt đầu đƣợc chú ý.Vậy sự giống và khác nhau giữa hai phƣơng pháp trên là gì ? Đây là một câu hỏi khó, nó tùy thuộc vào từng loại mô hình công ty, tổ chức mà sẽ tìm ra đƣợc những tiêu chuẩn thích hợp. Qua thời gian nghiên cứu tác giả đã rút ra đƣợc những mối quan hệ của hai phƣơng pháp này nhƣ sau:

- Xét tổng thể cả hai đều có chung những nguyên tắc cơ bản quan trọng là nhằm tăng trƣởng kinh tế,đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng,cho tổ chức,cho thành viên trong tổ chức đó và cho toàn xã hội. Cả hai đều quan tâm tới chất lƣợng nhƣng không phải chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà nó đem lại mà còn đề cập tới các vẫn đề xã hội :sức khoẻ, môi trƣờng, an sinh...

- Về bản chất ISO 9000 là phƣơng pháp quản lý "từ trên xuống" tức là quản lý chất lƣợng từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới công nhân.Còn TQM là

59

phƣơng pháp quản lý "từ dƣới lên",ở đó chất lƣợng đƣợc thực hiện nhờ ý thức trách nhiệm,lòng tin cây của mọi thành viên của doanh nghiệp.

- ISO 9000 dựa vào hệ thống văn bản trên cơ sở các hợp đồng và quy tắc đề ra.Còn các nhà quản lý theo TQM thƣờng coi hợp đồng chỉ là hình thức bên ngoài mà quan tâm nhiều tới yếu tố chủ quan.Tinh thần trách nhiệm và lòng tin cậy đƣợc đảo bảo bằng lời nói thể hiện ở chất lƣợng mà không có bằng chứng.

- ISO 9000 cố gắng thiết lập mức chất lƣợng sau đó duy trì chúng.Còn TQM thì không ngừng cố gắng cải tiến chất lƣợng sản phẩm.

- ISO 9000 xác định rõ trách nhiệm về quản lý về đảm bảo chất lƣợng việc thực hiện và đánh giá chúng.Còn TQM không xác định các thủ tục nhƣng khuyến khích từng hãng tự phát triển chúng để thúc đẩy điều khiển chất lƣợng tổng hợp.

3.3. Đề xuất phƣơng pháp quản lý chất lƣợng trong ngành cơ khí chế tạo:

Bên cạnh việc đầu tƣ, cải tiến trang thiết bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì tổ chức cần phải tìm ra đƣợc giải pháp để nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ giảm giá thành sản xuất. Và một trong những giải pháp đó là áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quả lý chất lƣợng quốc tế một cách triệt để còn mang lại một lợi ích to lớn khác đó là nâng cao vị thế cũng nhƣ tính cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức trên thị trƣờng quốc tế - một vấn đề quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay. Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn đều có những đặc điểm riêng, do vậy việc lựa chọn tiêu chuẩn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của từng doanh nghiêp, tổ chức.

Với đặc điểm của ngành Cơ Khí Việt Nam hiện nay, việc vận dụng một cách linh hoạt các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng trong sản xuất là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và bắt kịp đƣợc các nƣớc trong khu vực .

Trong TQM việc tham gia đảm bảo chất lƣợng là trách nhiệm của mọi thành viên trong cơ sở sản xuất. Mọi thành viên phỉa cùng quan tâm cải tiến công việc, có tinh thần hợp tác cao, ngăn ngừa khuyết tật, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng phù hợp với yêu cầu của ngƣời tiêu dung. Còn trong ISO 9000 việc thực hiện đảm bảo chất

60

lƣợng là thông qua các chính sách đƣợc thấu hiểu và duy trì ở mọi cấp cơ sở dƣới sự kiểm soát của đơn vị chứng nhận. TQM thực hiện cảo tiến lien tục ở từng khâu, từng quá trình, sử dụng các phƣơng pháp quản trị theo quá trình, sử dụng kỹ thuật thống kê, kiểm soát quá trình bằng thống kê. Với ISO 9000, việc cải tiến đƣợc thực hiện liên tục thông qua đánh giá nội bộ, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn khuyết tật, xem xét cảu lãnh đạo và hoạch định chất lƣợng. Xuất phát từ những cơ sở sản xuất chƣa có bất kỳ công cụ quản lý chất lƣợng nào, ý thức của ngƣời lao động không cao thì phƣơng pháp hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất cơ khí đó là áp dụng ISO 9000 để xây dựng nền móng vững chắc để đạt tới quản lý chất lƣợng toàn diện.

Để áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 thì các cơ sở sản xuất phải dựa trên các nguyên tắc sau:

Định hƣớng sản phẩm: Nghĩa là sản xuất sản phẩm gì, đạt đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng đến đâu…đều phải đƣợc xây dựng một cách hệ thống, đầy đủ cụ thể xuất phát từ yêu cầu của khách hàng hoặc thị trƣờng hƣớng tới.

Sự lãnh đạo: Ngƣời lãnh đạo vừa là nƣời đứng đầu trong tổ chức, cơ sở vừa là ngƣời đƣa ra và quyết định những mục tiêu trƣớc mắt, lâu dài. Ngƣời lãnh đạo phải đảm bảo đƣợc sự nhất trí cao từ mọi cấp trong tổ chức thì mới thu đƣợc kết quả cao nhất và tốt nhất.

Sự tham gia của mọi ngƣời: Hệ thống đảm bảo chất lƣợng theo ISO 9000 có đạt đƣợc hiệu quả hay không chỉ phụ thuộc vào sự nhiệt tình hợp tác của đội ngũ cán bộ, vào các điều kiện thuận lợi chủ quan, khách quan mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực từ mọi góc độ tham gia vào việc vận hành cũng nhƣ chịu trách nhiệm trong hệ thống.

Tính hệ thống: Phƣơng pháp quản lý hệ thống là cách huy động, phối hợp tất cả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của cơ sở. Bằng phƣơng pháp này mà các tổ chức, cơ sở tìm ra mối liên quan giữa các quá trình và phối hợp hài hòa giữa chúng để mang lại hiệu quả cao nhất.

61

Kết luận chƣơng 3:

Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng sẽ mang lại lợi ích to lớn về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ tính cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trƣờng. Đối với đặc điểm của các cơ sở sản xuất cơ khí Việt Nam hiện nay, với mục đích nâng cao chất lƣợng thì song song với việc đầu tƣ trang thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực các doanh nghiệp phải lựa chọn các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng phù hợp.

62

Chƣơng IV: TRANG BỊ ĐO KIỂM HIỆN ĐẠI

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đo kiểm và quản lý chất lượng các chi tiết gia công trong ngành chế tạo máy (Trang 58)