Dập thử nghiệm trên máy ép ma sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và lập trình gia công khuôn dập thể tích để (Trang 86 - 89)

c. Môđun hậu xử lý

5.4 Dập thử nghiệm trên máy ép ma sát

Sau khi đã chế tạo xong bộ khuôn, ta tiến hành gá đặt và dập thử trên máy ép ma sát 63 tấn.

Trước tiên ta phải chuẩn bị phôi có kích thước d = 40 mm, và h = 26 mm.

Hình 5.30. Phôi để dập thử

Tiếp theo ta gá khuôn lên máy ép ma sát để chuẩn bị dập

Sau khi dập xong ta thu được mẫu bánh răng côn hoàn toàn chuẩn xác so với mô phỏng và đáp ứng đầy đủ các thông số, yêu cầu cần thiết so với mẫu bánh răng tham khảo.

a. Mẫu bánh răng tham khảo b. Bánh răng sau khi dập

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Công nghệ dập khối trong khuôn kín chế tạo chi tiết bánh răng côn răng thẳng cỡ nhỏ và trung bình rất có triển vọng ở Việt Nam. Với những nghiên cứu này chúng ta hoàn toàn làm chủ được công nghệ không chỉ với bánh răng côn răng thẳng cỡ nhỏ và trung bình mà với các loại vật liệu và các mô hình bánh răng hoặc chi tiết khác trong khả năng công nghệ.

Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã tìm hiểu và tối ưu các thông số công nghệ của dập khối trong khuôn kín, đồng thời mô hình hóa quá trình công nghệ bằng công nghệ mô phỏng số. Trong suốt quá trình làm luận văn dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Đỗ Hữu Quyết và PGS.TS Phạm Văn Nghệ, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn của mình với các nội dung:

- Ứng dụng phần mềm Defrom 3D mô phỏng và tối ưu công nghệ để dập bánh răng côn thẳng.

- Thiết kế, chế tạo bộ khuôn dập.

- Nghiên cứu và thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết của bộ khuôn và ứng dụng gia công trên trung tâm gia công CNC.

- Chứng minh tính khả dụng và ưu điểm của phương pháp dập khối so với phương pháp gia công cắt gọt khi chế tạo bánh răng cỡ nhỏ và trung bình. - Thiết kế, chế tạo bộ khuôn có thể đưa vào sản xuất hàng loạt trong công

nghiệp.

Hướng phát triển của đề tài: Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các thông số công nghệ trong dập thể tích, dần tiến tới chế tạo các chi tiết phức tạphơn.

Qua đây tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Đỗ Hữu Quyết và PGS.TS Phạm Văn Nghệ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Văn Nghệ, Công nghệ dập thủy tĩnh.NXB ĐHBK Hà Nội - 2006 .

[2] Phạm Văn Nghệ, Nguyễn Đắc Trung, Trần Việt Thắng, Nguyễn Anh Tuấn, Mô phỏng số quá trình dập thủy cơ chi tiết đối xứng trục. Hội nghị toàn quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ 7, 2004.

[3] Đinh Văn Phong, Lý thuyết và công nghệ dập tấm, NXB HVKTQS. [4] Nguyễn Tất Tiến, Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại.NXB GD-2004.

[5] Đinh Bá Trụ, Phương pháp và phần tử hữu hạn trong kỹ thuật cơ khí (2007), NXB HVKTQS.

[6] Grama R. Bhashyam. ANSYS Mechanical - A Powerful Nonlinear Simualtion tool. Corporate Fellow, Development Manager Mechanics and Simulation Support Group, September 2002.

[7] Hallquist, John O.: LS – DYNA Theoretical Manual, Livermore Software Technology Corporation, Livermore, 1998.

[8] Иcаченко Е. И., Штамповка резиной и жидкостью. Машиностроение, Москва 1967.

[9] Phạm Văn Nghệ, Nguyễn Như Huynh, Ma sát trong gia công áp lực, NXB ĐHQG Hà Nội- 2005.

[10] http://metalformingvn.net

[11] Phạm Văn Nghệ, Đỗ Văn Phúc, Máy ép cơ khí, NXB KHKT – 2005.

[12] Nguyễn Đắc Trung, Lê Thái Hùng, Nguyễn Như Huynh, Nguyễn Trung Kiên, Mô phỏng số quá trình biến dạng, NXB ĐHBK Hà Nội – 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và lập trình gia công khuôn dập thể tích để (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)