1. 2.3 Cấu trúc của một bài giảng
1.5.5. Kết luận về nghiên cứu thực trạng
Từ các kết quả khảo sát ý kiến nêu trên chúng ta có thể rút ra những kết luận cơ bản về thực trạng trong công tác dạy và học các môn khoa học tự nhiên mà cụ thể là Hóa học bằng tiếng Anh như sau:
- Thứ nhất, nhu cầu sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong học tập, giảng dạy,
nghiên cứu và làm việc… là một nhu cầu có thật và ngày một cấp thiết. Nhu cầu đó đang thu hút sự chú ý và tham gia của rất nhiều cá nhân lẫn tập thể đang làm công tác giáo dục, đặc biệt là ở bậc giáo dục THPT.
- Thứ hai, dù đang được sự đón nhận và mong đợi rất nhiều từ toàn xã hội,
nhưng những bước đầu triển khai cho công tác dạy học còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, lớn nhất vẫn là rào cản về yếu tố con người mà cụ thể ở đây chính là đội ngũ giáo viên giảng dạy và các thế hệ học sinh hiện nay. Những tồn tại cụ thể như sau:
- Chúng ta chưa có được mục tiêu, định hướng cụ thể của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về tiến trình thực hiện công tác giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh. Như trong bảng khảo sát có thể thấy, 42 % số GV cho rằng việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh là chưa thật sự cần thiết, thậm chí 24% cho là không cần thiết vì mục tiêu dạy và học để làm gì vẫn là một câu hỏi còn đang bỏ trống.
- Mỗi trường vẫn đang tự đặt ra những giải pháp riêng về cách thức thực hiện, và thường thì chỉ thực hiện khi có những đợt thao giảng (theo khảo sát
là 36%), còn lại thì chỉ ở mức phát động nên lồng ghép tiếng Anh vào quá
trình lên lớp chứ thật sự không có qui định cụ thể nào (58%) về việc phải dạy môn Hóa học bằng tiếng Anh.
- Một khó khăn lớn đó là các trường không biết phải dạy gì và dạy như thế
nào là phù hợp. Bởi lẽ, chúng ta không hề có một chuẩn kiến thức hay giáo trình nào để thực hiện, còn việc sử dụng hoàn toàn giáo trình nước ngoài thì không phù hợp với mặt bằng chung về tiếng Anh của HS.
- Trình độ của mỗi GV và cả HS ở nhiều nơi thật sự chưa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Vì vậy việc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc trao đổi, tổ chứa các hoạt động giữa thầy và trò.
- Thời lượng phân phối chương trình, số tiết qui định trong mỗi tuần không
đủ để đảm bảo lượng kiến thức hóa học mà còn phải tăng cường thêm tiếng Anh. Công sức của thầy trò phải bỏ ra rất lớn, trong khi đó lại không thể đáp ứng được nhu cầu thi cử, kiểm tra, đánh giá.
Có thể nói, chúng ta đang thiếu cả về chất lẫn lượng trong việc bồi dưỡng nâng cao tiếng anh chuyên ngành trong toàn bộ hệ thống giáo dục hiện nay.
Chính vì những lí do trên, đề tài này sẽ tập trung trong việc nghiên cứu, định hướng giải quyết các vấn đề khó khăn, nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dạy học tiếng Anh chuyên ngành ở bậc THPT, qua các nhiệm vụ sau:
- Giải quyết vấn đề về nội dung chương trình bằng cách thao khảo, chọn lọc và
biên soạn tài liệu bài học bằng tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh.
- Giải quyết thời gian giảng dạy bằng cách phối hợp hiệu quả các phương pháp
dạy học hóa học và việc tổ chức các hoạt động đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành.
- Nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tiếng
Anh, bước đầu khắc phục được rào cản về ngôn ngữ tiếng Anh giao tiếp.
- Tham khảo các nghiên cứu về giảng dạy ngôn ngữ, giúp cho HS có thể tiếp
- Đúc kết các kinh nghiệm và qui trình soạn thảo bài giảng Hóa học theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho HS, giúp cho các GV có tài liệu tham khảo trong việc thiết kế bài giảng bằng tiếng Anh được hiệu quả hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài như sau:
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Dạy và học các môn khoa học tự nhiên, trong đó có Hóa học, bằng tiếng Anh
là một nhiệm vụ trọng yếu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn cải cách căn
bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Mọi hoạt động trong công tác này vẫn đang ở
bước đầu thử nghiệm và chuẩn bị, vì vậy những tài liệu và nghiên cứu còn rất nhiều
hạn chế. Tuy nhiên, tác giả đã tham khảo và tổng hợp được một số tài liệu bước đầu
làm định hướng cho vấn đề, qua đó, bổ sung thêm các cơ sở lý luận làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
2. Thiết kế bài giảng
Tác giả đã tổng kết những định nghĩa phổ biến nhất về bài giảng, đúc kết
những qui trình, kinh nghiệm thiết kế, đánh giá và phát triển bài giảng. Đây là vấn
đề đã được khai thác rất sâu trong lý luận dạy học, tác giả xin được trình bày ngắn
gọn những nội dung cơ bản.
3. Năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành
Tác giả nghiên cứu thêm các lý thuyết về dạy học ngôn ngữ, cụ thể trong đó
nêu rõ bản chất của quá trình đọc hiểu, các biện pháp nâng cao khả năng đọc hiểu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đúc rút ra được khái niệm được sử dụng rộng rãi về tiếng
Anh chuyên ngành, những bước hình thành, phát triển và đánh giá năng lực đọc
hiểu tiếng Anh. Phần lý luận này là cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động phối hợp
giữa giảng dạy hóa học và tiếng Anh chuyên ngành hóa học.
4. Điều tra thực trạng giảng dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh
Chúng tôi đã kết hợp khảo sát qua phiếu điều tra, tham khảo ý kiến của các
thầy cô giáo đầu ngành, những người đang đi tiên phong về dạy và học các môn
KHTN bằng tiếng Anh. Kết quả cho thấy, nhu cầu dạy và học là rất lớn nhưng việc
triển khai còn gặp nhiều trở ngại về mục tiêu, nội dung chương trình và trình độ của
giáo viên lẫn học sinh. Những khó khăn đó cũng chính là nhiệm vụ mà chúng tôi
Chương 2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH 2.1. Nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT
Chương trình hóa học lớp 10 bao gồm các nội dung sau:
- Chương 1 : Nguyên tử
Nội dung của chương nhằm hình thành khái niệm nguyên tử với các nội dung về thành phần cấu tạo, kích thước, khối lượng, hạt nhân nguyên tử nguyên tố hoá
học, obitan nguyên tử, vỏ nguyên tử ... Nếu như Ở THCS, khái niệm về các loại hạt
cơ bản cấu tạo nên nguyên tử được hình thành để học sinh thừa nhận nguyên tử có cấu tạo phức tạp thì ở chương này các khái niệm về nguyên tử được nghiên cứu sâu sắc theo các quan điểm hiện đại và nội dung của nó đã trở thành cơ sở lí thuyết để nghiên cứu các chương tiếp theo trong chương trình. Các khái niệm về hạt nhân nguyên tử, lớp vỏ electron, obitan nguyên tử, cấu hình electron. . . luôn được đề cập đến trong việc hình thành khái niệm khác và việc nghiên cứu các chất và sự biến đổi tính chất của chúng được dựa trên cơ sở cấu tạo nguyên tử để dự đoán và giải thích tính chất các chất .
- Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được xây dựng trên cơ sở sự tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử và nguyên tắc sắp xếp các electron vào lớp vỏ nguyên tử. Sự biến thiên của điện tích hạt nhân dẫn đến sự biến thiên tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố và là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố. Đây cũng chính là nội dung định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Với chương trình nâng cao còn nghiên cứu thêm các vấn đề về sự biến đổi một số đại lượng vật lí, biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hoá học. Đây cũng là cơ sở lí thuyết chủ đạo giúp cho việc dự đoán,. giải thích tính chất các chất, sự biến thiên tính chất các nhóm nguyên tố A, B được nghiên cứu trong chương trình.
- Chương 3: Liên kết hoá học
Các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn là cơ sở để hình thành các khái niệm về liên kết hoá học, nguyên nhân hình thành liên kết, các dạng liên kết và bản chất của chúng theo quan điểm của các học thuyết hoá học hiện đại.Nội dung của chương còn đề cập đến khái niệm lai hoá các obitan nguyên tử, sự xen phủ các obitan, hình thành liên kết đơn, đôi, ba, liên kết kim loại và sự xác định dạng liên kết hoá học dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố tham gia liên kết. Khái niệm hoá trị, số oxi hoá được hình thành để chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức về phản ứng oxi hoá-khử. Các kiến thức về liên kết hoá học, các dạng mạng tinh thể giúp học sinh xác định và mô tả được cấu trúc phân tử các chất nghiên cứu và từ đó mà dự đoán, lí giải tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.
- Chương 4: Phản ứng hoá học
Trên cơ sở các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, khái niệm hoá trị và số oxi hoá mà khái niệm phản ứng hoá học nói chung, phản ứng oxi hoá - khử nói riêng được xem xét một cách khoa học và đi sâu vào bản chất của chúng. Định nghĩa về phản ứng oxi hoá - khử, các khái niệm về sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử cũng được thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc hơn so với khái niệm đã nghiên cứu ở THCS. Sự phân loại phản ứng hoá học cũng được đề cập ở mức độ khái quát cao hơn khi dựa vào cơ sở sự thay đổi số oxi hoá để chia phản ứng hoá học thành hai loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải oxi hoá - khử. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt được đưa ra trong chương trình nâng cao nhằm giới thiệu phương trình nhiệt hoá học một dạng phương trình mô tả trạng thái của chất và nhiệt phản ứng đồng thời cũng giới thiệu một cách phân loại phản ứng hoá học nữa nếu căn cứ vào dấu hiệu năng lượng của quá trình. Như vậy sự phân loại phản ứng hoá học trong hoá vô cơ ở phổ thông đến đây cũng được xem là đầy đủ và trọn vẹn.
- Chương 5: Nhóm Halogen và chương 6: Nhóm Oxi – lưu huỳnh
Nội dung hai chương này nghiên cứu về hai nhóm nguyên tố phi kim quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, giải thích tính chất các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong
nhóm và sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong nhóm. Các kiến thức về các nhóm nguyên tố này còn giúp cho việc hoàn thiện dần các kiến thức lí thuyết chủ đạo như các khái niệm về các loại phản ứng oxi hoá - khử, các dạng liên kết, dạng mạng tinh thể.
- Chương 7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
Các khái niệm được hình thành trong chương nhằm nghiên cứu mặt động học của quá trình biến đổi chất. Các khái niệm được xem xét toàn diện về hai mặt định tính và định lượng.
Về mặt định tính xem xét đến các khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.
Về mặt định lượng có xem xét đến các biểu thức toán học biểu thị và tính toán tốc độ phản ứng trung bình, hằng số cân bằng trong các hệ đồng thể và hệ dị thể.
Các kiến thức về tộc độ phản ứng và cân bằng hoá học là cơ sở để hiểu được các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất hoá học.
2.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng môn Hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành năng lực đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành
2.2.1.Đảm bảo tính chính xác, khoa học
Yêu cầu này đòi hỏi nội dung của bài giảng phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của kiến thức bài học. Đồng thời cấu trúc của giáo án phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học với hoạt động của giáo viên và học sinh.
2.2.2.Vận dụng hiệu quả các qui tắc sư phạm
Bài giảng phải được thiết kế hợp lí, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức
của HS. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS, cũng như chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong nhóm.
2.2.3.Đảm bảo tính khả thi
Phần thiết kế bài giảng đáp ứng được tính hiện thực và khả thi trong đa số trường phổ thông. Trong đó cần chú trọng đến các yếu tố: phù hợp với trình độ,
năng lực của GV; phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học bộ môn.
Tất cả các hành động, tình huống cần được chuẩn bị chi tiết, được thiết kế cụ thể và dự kiến thời gian thực hiện. Số lượng hoạt động vừa phải nhằm tránh hiện tượng không đảm bảo thời lượng thực hiện theo đúng giáo án. Chú ý là hầu hết các hoạt động thường mất nhiều thời gian hơn dự tính, do đó GV cần chủ động trong việc điều tiết hoạt động của lớp học.
2.2.4.Thiết kế bài giảng dựa trên các nghiên cứu về ngôn ngữ
Để nâng cao năng lực đọc hiểu cho HS trong bài giảng hóa học, việc tổ chức
các hoạt động dạy học trong bài giảng cần phát triển theo các qui luật về dạy học
ngôn ngữ đã được nghiên cứu, kiểm chứng. Cụ thể là các qui tắc sau [29]:
- Để học được một thuật ngữ, người học phải gặp từ đó nhiều lần trong văn
bản.
- Việc giới thiệu thuật ngữ mới một cách trực tiếp và chi tiết sẽ tăng cường khả năng học từ đó trong văn bản.
- Một trong những cách tốt nhất để mở rộng vốn từ chuyên ngành là học nhóm
từ cốt lõi, quan trọng đối với từng nội dung mới.
- Luôn liên hệ vỏ ngữ âm của từ với những hình ảnh, bản chất, ngữ nghĩa về
nó để đạt hiệu quả cao nhất.
- Gắn liền việc đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành với ngữ cảnh mang tính thực
tiễn cao, sử dụng với mục đích cụ thể.
2.2.5.Cân bằng giữa nội dung hóa học và tiếng Anh chuyên ngành
Bài giảng cần đảm bảo đúng và đủ về chất lượng kiến thức hóa học theo chuẩn
kiến thức và kĩ năng cho từng đơn vị bài học. Cần ghi nhớ trong việc thực hiện mục
tiêu dạy học rằng đây không phải là bài dạy đơn thuần về tiếng Anh chuyên ngành
hóa học, mà cần sử dụng tiếng Anh chuyển ngành để truyền đạt và tiếp thu kiến
thức hóa học. Ngược lại, lượng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cũng phải được
thiết kế có hệ thống, tránh trường hợp chỉ dịch một số từ ngữ hóa học trong bài từ
2.2.6.Phối hợp hiệu quả các phương pháp dạy học tiếng Anh và dạy học hóa học