Các tiêu chí đánh giá một bài giảng

Một phần của tài liệu thiết kếbài giảng môn hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng anh chuyên ngành cho học sinh (Trang 25 - 27)

1. 2.3 Cấu trúc của một bài giảng

1.2.6.Các tiêu chí đánh giá một bài giảng

1.2.6.1. Đánh giá định tính

Một bài giảng hay phải đảm bảo được các tiêu chí sau [9]:

- Tiêu chí về mặt khoa học: đây là tiêu chí quan trọng nó thể hiện tính chính

xác, khoa học của nội dung bài giảng. Nội dung phù hợp với chương trình, phù hợp với trình độ, kiển thức và kỹ năng học sinh. Bài giảng phải thể hiện được mục tiêu dạy và học

- Tiêu chí về lý luận dạy học: bài giảng phải thể hiện được đầy đủ các giai

đoạn của quá trình dạy học: đặt vấn đề - hình thành tri thức mới – luyện tập – tổng kết – hệ thống hóa tri thức – kiểm tra đánh giá kiến thức.

- Các tiêu chí về mặt sư phạm: bài giảng phải thể hiện được tính ưu việt về

mặt tổ chức dạy học, phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tiêu chí này đảm bảo cho học sinh có thể đào sâu khai thác kiến thức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng phần luyện tập sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn.

1.2.6.2. Đánh giá định lượng

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo [3], việc đánh giá một bài giảng cần thực hiện theo các tiêu chí như sau:

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá bài giảng Các mặt Các yêu cầu Điểm Từ 0 đến 2 Nội dung 1. Chính xác, khoa học.

2. Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm.

3. Liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục.

Phương pháp

4. Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn, nội dung của kiểu bài lên lớp.

5. Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học.

Phương tiện

6. Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp. 7. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý.

Tổ chức

8. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu.

9. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài dạy, với các đối tượng, học sinh hứng thú học.

Kết quả 10. Học sinh hiểu bài, nắm trọng tâm, biết vận dụng

kiến thức Bảng 1.2. Xếp loại bài giảng

Loại Điểm tổng cộng Các yêu cầu phải đạt 2 điểm

Giỏi 17 - 20 1,4,6,9

Khá 13 – 16,5 1,4,9

Trung bình 10 - 12,5 1,4

Một phần của tài liệu thiết kếbài giảng môn hóa học lớp 10 theo hướng nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng anh chuyên ngành cho học sinh (Trang 25 - 27)