9. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng củaHọc sinh Điều dưỡng ở Bệnh
dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2.4.1. Hệ thống tô chức quản lý thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Hệ thống tổ chức quản lý TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An là hệ thống liên kết giữa Trường Đại học Y khoa Vinh và Bệnh viện HNĐK Nghệ An, trong đó có Ban Giám đốc Bệnh viện, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bác sỹ, ĐDHD lâm sàng, Ban Giám hiệu Nhà trường, Trưởng bộ môn Điều dưỡng, Giáo viên hướng dẫn lâm sàng là những người có nhiệm vụ liên quan đến hệ thống quản lý này.
2.4.2. Thực trạng kết hợp Viện - Trường trong công tác quản lý thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An
Bảng 2.7. Ý kiến Giáo viên và ĐDHD về việc phối họp Viện - Trường trong
công tác hướng dẫn TTLS của HSĐD tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. (Phụ lục 1)
Qua khảo sát chúng ta thấy chất lượng phối hợp giưa Viện và Trường chưa hiệu quả, thê hiện ở mức 20% Giáo viên, ĐDHD đánh giá là tốt, 10% đánh giá chưa tốt, còn lại 70% đánh giá tương đối tốt.
Khảo sát tính cần thiết phối hợp Viện - Trường đã thể hiện 78% Giáo viên, ĐDHD cho rằng rất cần thiết.
54
Như vậy, điều này chứng tỏ 100% giáo viên, ĐDHD đều khẳng định cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp Viện - Trường trong công tác hướng dẫn TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Bảng 2.8. Ý kiến Giáo viên và ĐDHD về quản lý TTLS của ĐDHD tại
Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 1).
Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy những yêu cầu cần có trong hoạt động quản lý TTLS sàng của HSĐD được Giáo viên và ĐDHD quan tâm thực hiện chưa cao, mức độ chiếm từ 20% đến 75%, các yêu cầu không thực hiện tương đối nhiều, giao động từ 12% - 25%.
Theo kết quả điều tra và nghiên cứu hệ thống quản lý HSĐD thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho thấy hoạt động quản lý TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An chưa chặt chẽ, yêu cầu thực tập của HSĐD đã
55
được Giáo viên, ĐDHD quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn ở mức khiêm tốn. Quản lý về số lượng HSĐD thực tập hàng ngày còn khá lỏng lẽo, chủ yếu là các Học sinh với nhau. Giáo viên trường trực tiếp phụ trách không phủ ở các Khoa, chưa có sự tham gia nhiều của Phòng Điều dưỡng trong quản lý hàng ngày đối với HSĐD.
Do đó, cần phải quan tâm hơn và có những giải pháp phù hợp đê nâng chất lượng quản lý TTLS của HSĐD.
2.5. Thực trạng sử dung các giải pháp đế nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của Học sinh Diều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Bảng 2.9. Ý kiến Giáo viên, ĐDHD về việc sử dụng các giải pháp quản
lý TTLS của HSĐD tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 1). 56
Đây là các giải đã được sử dụng cho học sinh Điều dưỡng thực tập lâm sàng tại bệnh viện HNĐK Nghệ An nhưng qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy một số hoạt động liên quan đến giải pháp nâng chất lượng TTLS của HSĐD đã được Giáo viên và ĐDHD thực hiện, nhưng mức độ còn thấp tỷ lệ giao động từ 23% đến 48%. Các hoạt động không thực hiện có tỉ lệ tương đối cao giao động từ 13% - 25%. Đây là một thực tế, công tác quản lý về số lượng HSĐD hàng ngày khá lỏng lẽo, chủ yếu là Học sinh với nhau. Giáo viên trường trực tiếp phụ trách không phủ ở các khoa và đã có sự tham gia của Phòng Điều dưỡng Bệnh viện trong quản lý hàng ngày nhưng chưa chặt chẽ.
Bảng 2.10. Khảo sát ý kiến của HSĐD về mức độ hài lòng khi đi thực
Cơ sở vật chất của Bệnh viện 18 30 27 45 15 25 60 100 Kèm cặp, dạy bảo của Giáo
viên, ĐDHD
21 35 32 53 7 12 60 100
Dụng cụ Y tế, đa dạng mặt bệnh của Bệnh viện
20 33 39 65 1 2 60 100
Nội dung giảng dạy lâm sàng có sự đồng bộ giữa lý thuyết và lâm sàng
16 27 34 56 10 17 60 100
Nôi dung Tổng
n %
Sinh viên Học sinh thực tập quá đông 14 23
Thiếu người hướng dẫn 18 30
Đổi nhóm quá nhanh chưa quen việc 10 17
ít kỹ thuật để làm 13 22
Giao việc thực tập cho Học sinh không đồng đều 5 8
Tổng 60 100
Qua khảo sát có 42% HSĐD rất hài lòng khi đi thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, tỷ lệ không hài lòng chỉ chiếm 3% còn lại là hài lòng 55%.
57
Như vậy, chứng tỏ phần đa các em thích và hài lòng với cơ sở vật chất, sự chỉ dạy tận tình, dụng cụ thực tập và sự đa dạng của mặt bệnh tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít Học sinh không hài lòng với việc thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An (3%) và đây cũng là một con số phản ánh thực tế. Giáo viên trường chủ yếu các bác sỹ, công tác điều trị lớn hơn công tác giảng dạy. Cán bộ Điều dưỡng trực tiếp giảng dạy chăm sóc người bệnh rất ít và chưa đồng bộ ở các khoa về con người và trình độ của ĐDHD. Cán bộ phụ trách, trách nhiệm trong giảng dạy chưa cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật cũng như chăm sóc theo dõi người bệnh.
Trong công tác giảng dạy chưa có sự đồng bộ giữa lý thuyết và lâm sàng, thực hành lâm sàng mang tính chung chung và chưa có đặc thù từng khoa, chưa có sự khác biệt giữa các đối tượng học tập.
Bảng 2.11. Khảo sát ý kiến HSĐD về những khó khăn khi đi thực tập ở
Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 2).
Những khó khăn nhất mà các em gặp phải khi thực tập là Học sinh thiếu người hướng dẫn chiếm tỷ lệ 30% số Học sinh đồng ý, 23% các em cho rằng Học sinh quá đông và 22% Học sinh cho rằng ít kỹ thuật đế làm, việc đối nhóm quá nhanh khi Học sinh chưa kịp thích nghi chiếm 17%. Đây cũng là
con số phản ảnh thực tế, lượng Sinh viên, HSĐD thực tập ở các Khoa quá đông, trên 30 Sinh viên, HSĐD/ ngày trong khi đó đội ngũ Giáo viên hướng dẫn lâm sàng không phủ đều ở các Khoa có học sinh thực tập và vẫn chưa có sự phân biệt giữa các đối tượng thực tập năm 1 hay năm 2, Đại học, Cao đẳng hay Trung học đê có sự hướng dẫn đào tạo phù hợp, hướng dẫn mang tính chung.
Rất ít các thủ thuật, các chăm sóc trên người bệnh, chủ yếu là tiêm truyền, kiêm tra dấu hiệu sinh tồn, đưa người bệnh đi thăm dò các cận lâm sàng. Nên làm cho sinh viên, HSĐĐ mất đi tính ý thức nghề nghiệp. Học sinh hầu như đứng ngoài cuộc trong đội chăm sóc, làm cho việc học của Sinh viên, Học sinh trở nên đơn điệu, nhàm chán.
- Khảo sát ý kiến HSĐD về hiệu quả thực tập (phụ lục 2):
1. Em có học tập được nhiều khi đi thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An không?
A □ Có nhiều( 34P) B □ CÓ(21P) c □ có ít (5P)
35%
57%
Biếu đồ 2.2. Đánh giá hiệu quả thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An
Đa số các em Học sinh cho rằng học tập được rất nhiều từ việc đi thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An chiếm 57%, số ít HSĐD cho rằng học
được rất ít kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 8%, còn lại 35% ý kiến cho rằng học tập được mức độ trung bình.
- Khảo sát ý kiến HSĐD về giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập.
l.Theo em cần phải làm gì đế công tác thực tập lâm sàng ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An được tốt hơn?
A □ Cần có kiến thức vững vàng ở Nhà trường (IIP);
B □ Tăng thêm thời gian mỗi đợt thực tập và có sự phân bổ HSĐD hợp lý (9P);
c □ Cần bố sung Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD lâm sàng nhiều hơn (25P); D □ Ý kiến khác (15P).
42%
Biếu đồ 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tại Bệnh viện
HNĐK Nghệ An.
Phần lớn HSĐD đều cho rằng để các em thực tập tốt hơn cần bố sung Giáo viên, ĐDHD lâm sàng nhiều hơn chiếm 42%, tăng thêm thời gian mỗi đợt thực tập và có sự phân bổ HSĐD hợp lý để tránh HSĐD thực tập tại Khoa trong một khoảng thời gian chiếm tỷ lệ 15%. 18% các em cho rang cần có kiến thức vững vàng ở Nhà trường, còn lại các em không có ý kiến chiếm 25%.
Ý kiến của HSĐD cũng là những vấn đề tham khảo có ý nghĩa. Nhưng theo kết quả điều tra và nghiên cứu mối quan hệ giữa giải pháp với quản lý và chất lượng thực tập của HSĐD, chúng ta đánh giá giải pháp quản lý TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An tương đối phù hợp. Một số hoạt động liên quan đến giải pháp được Giáo viên, Điều dưỡng quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa đạt ở mức cao.
Do vậy, cần phải quan tâm hơn đến việc thực thi các giải pháp đề xuất và tâm tư nguyện vọng của HSĐD.
2.6. Đánh giá chung về thục trạng thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hũu nghị Da khoa Nghệ An
2.6.1. Thành công
Bệnh viện HNĐK N ghệ An là Bệnh viện có quá trình phát triển lâu đời kinh nghiệm 103 năm trong Ngành Y tế. Có đội ngũ Bác sỹ trình độ Tiến sĩ, có Điều dưỡng, Kỹ thuật viên trình độ Đại học, nhiều chuyên gia Nước ngoài hợp tác, máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu, chức năng Bệnh viện. Có nhiều mặt bệnh đa dạng và phong phú, nhiều kỷ thuật điều trị chăm sóc tân tiến, có nhiều phát đồ điều trị và qui trình chăm sóc được ghi nhận.
Bệnh viện HNĐK Nghệ An và Trường Đại học Y khoa Vinh có sự kết hợp Viện - Trường từ những ngày Trường Đại học Y khoa Vinh còn là Trường Trung cấp Y tế Nghệ An.
Đội ngũ Y Bác sĩ, Điều dưỡng được đào tạo chính qui, được giáo dục tốt về y đức, chế độ giao tiếp, quy tắc ứng xử và về truyền thống ngành nghề, có trách nhiệm, thương yêu, tận tâm, tận tụy, không ngại cực khổ gian khó, tỉm tòi nghiên cứu học hỏi đế chăm lo cho người bệnh.
Hoạt động huấn luyện đào tạo được quan tâm phát triễn, Bác sỹ, Điều dưỡng nhiều kinh nghiệm, sẵn sự nhiệt tình chỉ dạy thế hệ đàn em. Ban Lãnh
đạo Bệnh viện quan tâm đến vấn đề hợp tác đào tạo. Môi trường làm việc văn hóa, thân thiện, hòa đồng.
2.6.2. Hạn chế
Đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên, ĐDHD khi được giao nhiệm vụ thì nhiệt tình nhưng mang tính tức thời, về lâu dài chưa thực sự chú trọng và tâm huyết vói công tác quản lý hoạt động TTLS của HSĐD, chủ yếu tập trung cho công tác chuyên môn.
Công tác kết hợp giữa Bệnh viện HNĐK Nghệ An và Trường Đại học Y khoa Vinh trong vấn đề TTLS của HSĐD đã được hình thành từ những ngày đầu thành lập Trường Trung cấp Y tế Nghệ An nhưng vẫn chưa chặt chẽ và phối hợp chưa nhịp nhàng.
Công tác xây dựng nội dung và chương trình đào tạo lâm sàng cho HSĐD vẫn chưa chu đáo, hợp lý tại các khoa của Bệnh viện dẫn đến bất cập, trùng lặp hoặc bị động.
Một số giáo viên của Trường Đại học Y khoa Vinh và Giáo viên kiêm nhiệm cúa Bệnh viện còn non về năng lực, kinh nghiêm lâm sàng và nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên của Trường chưa có độ chín về kinh nghiệm lâm sàng, Giáo viên kiêm nhiệm của Bệnh viện thì non về nghiệp vụ sư phạm.
Môi trường thực tập cho HSĐD vẫn chưa thuận lợi cho HSĐD thực tập. Việc tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc còn hạn chế do tâm lý sợ sai, sợ hư hỏng của chính bản thân HSĐD và Giáo viên, ĐDHD.
Công tác giám sát, đánh giá HSĐD của Giáo viên, ĐDHD chưa phù hợp, còn mang tính hình thức nhiều, chưa cụ thể.
HSĐD đi thực tập lâm sàng tại Bệnh viện còn rụt rè, chưa chủ động trong cách học và làm, tự biến mình thành người ngoài cuộc trong học tập lâm sàng tại Bệnh viện.
Lưu lượng bệnh nhân quá đông, Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải người bệnh dẫn đến tình trạng căng thẳng áp lực cho nhân viên khi làm việc trong đó có Học sinh. Phưong tiện phục vụ không đáp ứng kịp, Bác sỹ, Điều dưỡng thiếu thời gian để chỉ dạy học sinh. Chưa bố trí được phòng dành cho Cán bộ giảng dạy và Học sinh.
Học sinh đi thực tập quá đông, số lượng giáo viên của Trưừng Đại học
Y khoa Vinh được phân công kiêm nhiệm còn ít, cơ sở vật chất phục vụ cho HSĐD thực tập còn thiếu. Hơn nữa, số lượng Học sinh đông nên việc kèm cặp
Học sinh làm thủ thuật không sát sao hết, phương pháp kiểm tra đánh giá theo
phiếu đánh giá, hoặc kiêm tra theo phương pháp vấn đáp Học sinh. Chứ không kiếm tra trên thực tế các thao tác và qui trình chăm sóc người bệnh. Công tác kết hợp giữa Bệnh viện HNĐK Nghệ An và Trường Đại học
Y khoa Vinh mới dừng lại ở Ban Giám đốc Bệnh viện HNĐK Nghệ An và Ban Giám hiệu Trường Đại học Y khoa Vinh, chưa thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc đến Giáo viên, ĐDHD và HSĐD.
HSĐD đa số còn trẻ, tính tự lập và kỹ năng làm việc theo nhóm chưa có. Các em chưa chấp hành tốt trang phục nghề y và giờ giấc học tập. Như vậy, nề nếp đi thực tập Bệnh viện của các em chưa cao.
Việc phối hợp giữa Bệnh viện HNĐK Nghệ An và Trường Đại học Y khoa Vinh mặc dù đã có từ lâu nhưng vẫn chưa có kế hoạch lồng ghép Viện - Trường cụ thể và chưa được kiếm tra, đôn đốc thường xuyên, do vậy, công tác quản lý học sinh còn lỏng lẽo, ròi rạc chưa đi vào nề nếp, quy củ cả về đội ngũ Giáo viên, Bác sỹ, HSĐD TTLS.
Một phần do Học sinh chưa có kinh nghiệm học lâm sàng, khi đi thực tập các em cũng chưa trang bị cho mình các kỹ năng làm việc nhóm và nhận thức về việc đi thực tập Bệnh viện như là những khoá học dã ngoại nên ban
pháp quan sát để xem đâu là công việc mình cần phải học, đâu là những công việc mang tính thủ tục hành chính. Neu các em không phân biệt được các công việc vói nhau thì cơ hội đế thực hành rất ít. Bởi mỗi khoa thì đòi hỏi kiến thức học khác nhau.
Tố chỉ đạo tuyến và đào tạo của Bệnh viện mói đuợc thành lập nên chua ổn định về tổ chức, chưa có kinh nghiệm về công tác đào tạo của Bệnh viện, ít nhiều đã ảnh hưởng tới hiệu quả TTLS của HSĐD.
Ket luận chương 2
Trong chương này, Tác giả làm rõ các nội dung cơ bản sau đây: - Khái quát về Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
- Thực trạng thực tập lâm sàng của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An. - Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ
An. - Thực trạng sử dụng các giải pháp đê nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
Chương 3
MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THựC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIÈU DƯỠNG ở BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ DA KHOA NGHẸ AN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn được trình bày ở chương 1, 2, đã cho chúng ta thấy việc quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An là cần thiết. Nội dung quản lý cần đảm bảo được các nguyên tắc chủ yếu như các giải pháp phải đảm bảo tính mục tiêu, tính thực