KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT PHÙ hợp NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ sản XUẤT hạt LAI f1 tổ hợp VIỆT LAI 50 tại THANH HOÁ (Trang 50 - 89)

4.1 Một số đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá.

4.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá là tỉnh phía Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 153 km về

phía Nam, là vùng chuyển tiếp khí hậu miền Bắc và miền Trung, cũng là vùng mang tính chất chuyển tiếp giữa khu vực phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn. Toạ độ địa lý: Từ 19,230 vĩ Bắc, và từ 104,230-106,300 kinh Đông.

- Phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình (211 km) - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An (175 km)

- Phía Tây giáp tỉnh Sầm Nưa của nước bạn Lào (174 km) - Phía Đông giáp biển Đông (102 km)

- Diện tích đất tự nhiên: 11.168,3 km2 với 24 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố tỉnh quản lý.

- Đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá là 253.937,19 ha, trong đó đất

ruộng lúa màu là 141.949,95 ha chiếm 55,9%.

- Dân số toàn tỉnh (điều tra 01/4/ 2009) là 3.400.293 người, đứng

thứ 3

cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mật độ dân số vào loại trung bình 306 người/km2

- Thu nhập bình quân đầu người của Thanh Hoá khoảng 392 USD/năm, (năm 2005). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là 780- 800 USD/năm

- Bình quân lương thực quy thóc đạt 384 kg/người/năm (2002) tăng 496 kg/người/năm (năm 2005).

- Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế của Thanh Hoá cũng có chiều hướng biến chuyển tích cực, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

Tháng Nhiệt độ (0C) Giờ nắng (giờ) Lượng mưa (m m) Độ ẩm (%) T. Bình Tối cao 1 15,7 19,7 13,1 105 2,80 82,1 2 23,2 26,6 20,9 60,4 5,50 89,7 3 21,0 24,4 18,8 58,6 36,0 90,0 4 24,1 27,6 22,1 88,7 31,7 89,2 5 23,1 29,9 24,1 168,2 65,5 85,6 6 29,7 33,9 26,8 169,8 81,8 79,6 7 28,9 32,6 26,5 170,1 181,0 85,6 8 28,4 32,7 25,9 184,9 219,4 87,9 9 27,6 30,1 25,2 128,4 231,2 87,1 10 24,7 29,9 23,1 121,9 64,9 86,1 11 20,9 25,1 18,4 126,0 21,9 78,6 12 19,5 23,3 17,4 71,30 0,90 84,8

Tuy nhiên Thanh Hoá là một tỉnh có địa hình tương đối phức tạp với nhiều vùng sinh thái khác nhau: Đồng bằng, Duyên hải, Trung du và Miền núi. Đồi núi Thanh Hoá không cao lắm (Cao nhất là Đỉnh Bù Cho cũng chỉ cao 1.563 m), nhưng chiếm 2/3 lãnh thổ và thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, chia làm hai vòng cung ôm lấy đồng bằng Sông Mã và Sông Chu. Miền đồi núi Trung du Thanh Hoá là vùng đệm chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, diện tích khoảng 500 km2, là những dãy núi thấp, có độ cao từ 4-30 m. Vùng đồng bằng Thanh Hoá rộng 3.100 km2, chủ yếu do phù sa Sông Mã, Sông Chu bồi đắp nên, phần đồng bằng phía Bắc (Phía Đông huyện Nga Sơn, Hậu Lộc) do phù sa sông Đáy tạo nên. Bề mặt đồng bằng kém bằng phẳng, có nhiều trái núi xen kẽ, nghiêng dần từ phía Tây Bắc sang Đông Nam với độ cao giảm từ 0,28-0,35 m/km. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu nước và thoát lũ vào mùa mưa nhưng cũng rất dễ bị rửa trôi các chất dinh dưỡng, đặc biệt nếu không sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý.

4.1.2 Điều kiện khí hậu

Thanh Hoá là một tỉnh nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến hơi lệch về phía Bắc, do đó chế độ nhiệt ở Thanh Hoá về cơ bản là chế độ nhiệt của Nhiệt Đới, nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ngày lớn... so với các tỉnh miền Bắc.

Thanh Hoá có vị trí địa lý mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ: Mưa nhiều, rét sớm, chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. điều kiện thời tiết khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mang đầy đủ nét đặc trưng của đặc điểm thời tiết khí hậu vùng đồng bằng Bắc bộ: Có một mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao kéo dài từ tháng 5 tháng 10. Nhiệt độ trung

bình năm ở Trung du miền núi Thanh Hoá khoảng 23,70C, mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) nhiệt độ thấp dưới 190C, sau đó tăng dần và ở mức cao vào tháng 6, tháng 7 (28,6 - 28,7 0C). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất từ 10 - 110C, tổng tích ôn 1 năm từ 7.600 - 8.5000C.

Với nền nhiệt độ trên ở những vùng Trung du miền núi của tỉnh Thanh Hoá có thể gieo trồng một năm 2-3 vụ cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu, lạc...

Tuy nhiên thời tiết khí hậu Thanh Hoá còn mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, vào tháng 4 - 5 có những đợt gió Tây Nam khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính qua các tháng

Nguồn; Trạm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá

- Số giờ nắng: Số giờ nắng là số giờ thực có nắng trong ngày, là yếu tố khí tượng quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, tích luỹ chất khô

và cho năng suất của cây trồng. Tổng số giờ nắng ở Thanh Hoá nhìn chung

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp 53 khá dài, từ 12-13h20’ trong thời kỳ từ Xuân phân đến Thu phân. Số giờ nắng

thay đổi theo mùa và theo vĩ độ, song trong phạm vi tỉnh sự sai khác giữa các vùng không đáng kể. Số giờ nắng trong tháng dao động từ 52-168 giờ/tháng, tháng có thời gian nắng nhất là tháng 7 (167,9 giờ), còn có tháng có ngày ngắn nhất, đêm dài nhất là tháng 3 cũng lên tới 10h30’ (51,7 giờ). Tổng số giờ chiếu sáng hàng năm ở Thanh Hoá xấp xỉ 4.400 giờ.

- Chế độ mưa: Lượng mưa và sự phân bố mưa là yếu tố khí hậu không

những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng mà còn quyết định đến tính thời vụ của các loại cây trồng. cùng với các yếu tố chế độ nhiệt, số giờ nắng, chế độ mưa mang tính quyết định đến phát triển của các loại cây trồng.

Mùa mưa ở Thanh Hoá bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 thường có mưa tiểu mãn và kết thúc vào tháng 10, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, cuối tháng 10 đầu tháng 11 trở đi, nhìn chung các nơi trong tỉnh bước vào thời kỳ ít mưa. Nhìn chung mưa ở Trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá nhiều hơn ở đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá (lượng mưa trung bình hàng năm của Trung du miền núi là 1.904,7 mm, đồng bằng ven biển là 1.635,9 mm), mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mưa.

Lượng mưa phân bố không đều trong năm đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mưa bão ngập úng cho cây vào những tháng mưa nhiều. Hạn hán vào những tháng ít mưa, vì vậy ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây trồng. Độ ẩm không khí quá cao, độ ẩm khí

khổng bị thu hẹp lại, lượng bốc hơi nước của cây trồng gặp khó khăn, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm, tích luỹ chất khô trong cây giảm. Độ ẩm không khí quá thấp, cây bị hạn sinh trưởng, phát triển kém, trong điều kiện khô nóng hạt phấn bị chết, vòi nhụy nhanh khô, tỷ lệ thụ tinh, thụ phấn giảm. Ở Thanh Hoá độ ẩm không khí trung bình đạt 86%, tháng có độ ẩm không khí thấp

trời nắng quang mây hoặc ít mây. Do biên độ nhiệt ngày đêm khá lớn, nên biên độ, độ ẩm không khí cũng khá lớn. Hơn nữa những tháng cuối mùa đông (cuối tháng 2) nhờ có mưa phùn, trời nhiều mây, âm u, ánh sáng ít nên khá ẩm ướt, độ ẩm trung bình đạt 93-97 %, thời kỳ này trời âm u, thiếu ánh sáng, mưa phùn kéo dài nhiều ngày. những tháng đầu mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, ẩm độ không khí giảm đi rõ rệt, gây ra hạn hán ở nhiều nơi

- Lượng bốc hơi nước: Trung bình hàng năm lượng bốc hơi nước vào

khoảng 600-900 mm, lượng bốc hơi ở các huyện phía Nam của tỉnh (kể cả đồng bằng và Trung du) cao hơn so với các huyện miền núi. Ở Thanh Hoá tháng có lượng bốc hơi nước cao nhất vào tháng 5,6,7, lượng bốc hơi ít nhất vào tháng 1,2 ở vùng núi thấp và tháng 3 ở vùng Trung du.

Lượng bốc hơi nước mạnh, làm hao lượng mưa dự trữ trong đất và các vùng chứa nước khác, gây ra tình trạng hạn hán. Vì vậy, để hạn chế đất bốc hơi, giữ ẩm cho cây trồng, làm cho đất tơi xốp thì các biện pháp che phủ bề mặt như trồng cây chắn gió cũng có tác dụng làm giảm độ bốc hơi nước, tăng năng suất cây trồng.

- Gió: Gió là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng, liên quan mật

thiết đến đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, là động lực quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, độ ẩm, gió giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh của cây trồng. Gió bão ở Trung du miền núi yếu hơn vùng đồng bằng, có lốc, xoáy đột ngột, nắng hạn kéo dài vào mùa hè, rét đậm kéo dài vào mùa đông.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu, nên hướng gió cũng thay đổi theo mùa, mùa đông hướng gió thịnh hành là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió Đông và Đông Nam.

Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 1,3-2 m/s và giảm dần từ biển vào đất liền. Phần lớn do bão, lốc gây nên và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, song gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.

Năm2004 2005 2006 2007 2008 2009 DT lúa (ha) (ha) Tỷ lệ lúa lai (%) tỉnh (tạ/ha) NS lúa lai (tạ/ha)

Thuận lợi của khí hậu Thanh Hoá là nền nhiệt cao, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, có thể bố trí được nhiều vụ cây trồng và nhiều loại cây trồng trong một năm. Song khó khăn lớn nhất trong mùa đông, đầu vụ khô hạn, giữa vụ có năm do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm, rét hại kéo dài, trời

âm u, số giờ nắng ít làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém, thậm chí có năm bị chết rét hàng loạt. Trong mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng làm ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Giữa và cuối

vụ mưa, bão gây nên xói mòn, rửa trôi đất, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, với điều kiện tự nhiên như trên, Thanh Hoá có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển nhiều loại cây trồng vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, Thanh Hoá là một tỉnh nông nghiệp sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp còn yếu kém và chưa có những ''đột phá''. Trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt thì lúa vẫn là chủ yếu, chất lượng gạo phần lớn là các giống có sản phẩm trung bình và khá, tiêu thụ chủ yếu là nội địa và các vùng phụ cận, các khu vực đông dân và khu công nghiệp. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ VI đã đề ra 5 chương trình kinh tế trọng điểm, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang gieo trồng các cây màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản... song vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh.

Vì vậy, việc gia tăng năng suất, rút ngắn khoảng cách năng suất giữa các vùng đất trong tỉnh, áp dụng các tiến bộ và công nghệ mới, giống mới, giống lai và các biện pháp canh tác thích hợp, tuyển chọn các tổ hợp lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái tỉnh Thanh Hoá... để đảm bảo yêu cầu trên là những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Thanh Hoá.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp 56

4.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hoá những năm qua

Nông nghiệp Thanh Hoá một số năm gần đây đã có những chuyển biến rất tích cực, năng suất và sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước, sản xuất lúa đã có những thay đổi rõ rệt trong cơ cấu giống, lúa lai đã gia tăng từng vụ, từng năm không chỉ về cơ cấu diện tích mà cả về năng suất. Các giống lúa lai sản xuất trong nước đã được bà con nông dân từng bước ứng dụng.

Bảng 4.2. Diễn biến tỷ lệ cơ cấu lúa lai và năng suất ở tỉnh Thanh Hoá

STT Chỉ tiêu theo dõi R50 135S 1.

Thời gian từ gieo đến trỗ 10% (ngày) 76 82

2.

Tổng số lá trên thân chính (lá) 14,2 15,5

3.

Số bông/khóm (cấy 1 dảnh) 3.8 4.7

4.

Chiều cao cây (cm) 97,5 90,7

5.

Chiều dài lá đòng (cm) 28,5 32,2

6.

Màu sắc lá đòng Xanh đậm Xanh đậm

7. Kiểu dáng lá đòng Thẳng đứng Thẳng đứng 8. Khả năng đẻ nhánh Trung bình Tốt 9. Khả năng chống đổ Tốt Tốt 10.

Chiều dài bông (cm) 22,7 24,4

11.

Chiều dài cổ bông (cm) + 3,1 - 8,1

12.

Số hoa /bông chính 257,8 228.5

13.

Khối lượng 1000hạt 22,5 21,5

14.

Kiểu xếp hạt trên bông Xếp xít, gối hạt Xếp xít, gối hạt 15.

Thời gian nở hoa/bông (ngày) 3,4 4,7

16.

Thời gian nở hoa/ruộng (ngày) 8,5 10,1

(Nguồn: Phòng trồng trọt Sở NN & PTNT Thanh Hoá)

Với số liệu thống kê thu được cho thấy, ở Thanh Hoá diện tích lúa lai ở vụ mùa những năm về đây có chiều hướng tăng, năm 2004 tỷ lệ lúa

lai vụ mùa chiếm 15,3%, năm 2009 tỷ lệ lúa lai vụ mùa chiếm 27,01 %. Tuy nhiên lúa lai ở vụ mùa chúng tôi thấy chỉ tập trung ở một số huyện có chân đất phổ biến là thấp trũng như: Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung, Ngọc Lặc, Hậu Lộc và một số huyện thâm canh như: Thọ Xuân, Triệu sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc. Giống lúa lai cũng có sự khác biệt. Vùng đất thấp trũng sử dụng chủ yếu lúa lai hệ Bác ưu là chủ yếu, ngoài ra còn có giống Nhị ưu63, Nhị ưu 838, các vùng đất thâm canh sử dụng các giống lai hệ hai dòng như : BTST, VL20, TH3-3. Những năm gần đây năng suất lúa lai ở vụ mùa tăng đáng kể và mức chênh lệch năng suất so với bình quân tăng. Xu thế trong những năm tới sẽ mở rộng diện tích lúa lai ở vụ mùa.

Xu thế mở rộng lúa lai ở vụ xuân thấy khá rõ trong những năm gần đây, tỷ lệ lúa lai năm 2004 là 57,32 % đến năm 2009 tăng lên 58,68%. Năng suất lúa lai ở vụ xuân những năm qua cũng đạt khá cao dao động từ 68,0- 68,8 tạ/ha. Giống lúa lai ở vụ xuân đa dạng và phát huy ưu thế lai tốt, các loại sâu bệnh hại nguy hiểm cũng đỡ hơn. Ở vụ mùa năng suất lúa lai cao hơn năng suất bình quân toàn tỉnh thông thường biến động từ 5-7 tạ/ha. Tuy nhiên tỉnh Thanh Hoá khuyến cáo nông dân nên mở rộng lúa lai ở vụ xuân và mở rộng hơn nữa ở vụ mùa trong khi chưa tìm được bộ giống lúa lai hợp lý cho vụ mùa.

Tóm lại, ở Thanh Hoá năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần ở cả hai vụ xuân và mùa, chính việc mở rộng diện tích lúa lai đã góp phần gia tăng năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh.

4.2 Kết quả thí nghiệm triển khai trong đề tài

4.2.1 Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của dòng mẹ 135S và dòng bố R50

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT PHÙ hợp NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ sản XUẤT hạt LAI f1 tổ hợp VIỆT LAI 50 tại THANH HOÁ (Trang 50 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w