Xây dựng tình huống thực nghiệm

Một phần của tài liệu một nghiên cứu didactic về khái niệm tích vô hướng trong chương trình trung học phổ thông (Trang 34 - 37)

Với mục đích đã nêu, tiểu đồ án của chúng tôi được thiết kế trên cơ sở của 2câu hỏi và 2 bài toán sau:

1.Câu hỏi 1 : tại sao lực F

trong hình bên không sinh công đối với chuyển động theo 𝑠⃗?

2.Bài toán 1: Một vật khối lượng m=5kgđược kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một

chính. Hãy tính công của lực F và công của trọng lực thực hiện với độ dời s=2m, lấy g=10m/s2.

Các em hãy giải bài toán trên bằng nhiều cách giải khác nhau.

3.Bài toán 2:Cho tam giác ABC có cạnh AB=5, AC=9, góc A=1200. Hãy tính tích vô hướng 𝐴𝐵�����⃗.𝐴𝐶�����⃗.

4.Câu hỏi 2 : Em hãy trình bày cách định nghĩa khác của công sinh bởi một lực F

không đổi.

3.2.Dàn dựng kịch bản

Tiểu đồ án được phân thành 4 pha. Pha đầu tiên học sinh làm việc tập thể. Hai pha tiếp theo, mỗi pha nghiên cứu một câu hỏi hoặc bài toán. Pha cuối cùng, GV cùng HS tổng kết lại để thể chế hóa kiến thức.

- Pha 1(làm việc tập thể - 3 phút) : Thực hiện hoạt động 1. Giáo viên đọc câu hỏi 1.

Các học sinh đưa tay phát biểu ý kiến. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Giáo viên tổng kết ý kiến chung của các học sinh và đưa ra đáp án đã chuẩn bị sẵn để thể chế hóa.

Câu hỏi 1 : tại sao lực F

trong hình bên không sinh công đối với chuyển động theo

𝑠⃗?

- Pha 2 (làm việc theo nhóm – 20 phút): thực hiện hoạt động 2.

Giáo viên phát phiếu câu hỏi trên đó có ghi đề bài toán 1. Nhiệm vụ của học sinh là tìm nhiều lời giải khác nhau cho bài toán 1. Các nhóm thảo luận, câu trả lời chung của mỗi nhóm được ghi vào giấy làm bài (giấy và bút lông đã được phát sẵn).

Giáo viên thu lại giấy làm bài của các nhóm và chọn dán lên bảng một số giấy làm bài tiêu biểu, nhóm được chọn trình bày lời giải. Các nhóm khác tranh luậnvề kết quả đạt được. Cuối cùng giáo viên thể chế hóa các chiến lược.

- Pha 3( làm việc theo nhóm – 5 phút): thực hiện hoạt động 3.

Giáo viên phát phiếu câu hỏi trên đó có ghi đề bài toán 2. Nhiệm vụ của học sinh là giải bài toán 2. Các nhóm thảo luận, câu trả lời chung của mỗi nhóm được ghi vào giấy làm bài.

Giáo viên thu lại giấy làm bài của các nhóm và chọn dán lên bảng một số giấy làm bài tiêu biểu, nhóm được chọn trình bày lời giải. Các nhóm nhận xét về kết quả đạt được. Cuối cùng giáo viên thể chế hóa kiến thức.

- Pha 4 (làm việc theo nhóm – 5 phút): Thực hiện hoạt động 4.

Giáo viên phát phiếu ghi câu hỏi 2cho các nhóm. Nhóm thảo luận nhanh, viết câu trả lời vào giấy làm bài.

Giáo viên thu lại giấy làm bài của các nhóm và dán lên bảng các câu trả lời, học sinh trao đổi, tranh luận.

Cuối cùng, giáo viên thể chế hóa về mối quan hệ giữaTVH với tính công của một lực không đổi tác dụng lên vật. Từ đó cung cấp cho học sinh ý nghĩa ứng dụng của TVH trong Vật Lý.

Kết thúc buổi làm việc là phần giáo viên tổng kết số điểm của các nhóm và trao quà cho nhóm có điểm cao nhất.

Bài toán : Một vật khối lượng m=5kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một

góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi F=50N dọc theo đường dốc chính. Hãy tính công của lực 𝐹⃗ và công của trọng lực thực hiện với độ dời s=2m, lấy g=10m/s2.

Một phần của tài liệu một nghiên cứu didactic về khái niệm tích vô hướng trong chương trình trung học phổ thông (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)