B. NỘI DƯNG
2.1. Khái quát về thành phố Vinh và quá trình thành lập các doanh nghiệp
nghiêp vừa và nhỏ ở thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
2.1.1. Đặc điếm kinh tế, văn hóa - xã hội thành pho Vinh
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Nghệ An. Một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía Bắc và phía Đông giáp với huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp với Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp với huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 435.208 người, gồm 16 phường và 9 xã.
Thành phố Vinh được mệnh danh là “phên dậu” của đất nước, là một thành phố trung tâm không chỉ đối với Nghệ An mà cả khu vực Bắc Trung Bộ, là một trong mười trung tâm của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng với đủ các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Chính vỉ thế, thành phố Vinh có vai trò là cửa ngõ giao thưong quốc tế ở tầm quốc gia do nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây và vành đai kinh tế biến, nằm giữa hai khu công nghiệp lớn: Nam Thanh - Bắc Nghệ và Thạch Khê - Vũng Áng, năm liền kề Khu kinh tế mới Đông Nam - Nghệ An, có nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại, dinh vụ, cung ứng hàng
Trong những năm qua, thành phố Vinh đã có những bước phát triển nổi bật làm thay đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Tống đầu tư toàn xã hội tăng đáng ké theo thời gian, năm 2006: 3.065 tỉ đồng, năm 2008: 4500 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách năm 2007 trên địa bàn đạt 1.355 tỉ đồng, GDP thành phố chiếm 22% trên toàn tỉnh (bình quân đầu người đạt 1264 USD), giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 27,4%, du lịch dịch vụ chiếm 36,3%, thu ngân sách trên địa bàn chiếm 44,8%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33,8%. Với mức tăng trưởng kinh tế 16,4%, nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 2003 - 2007 đạt 13,7%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6%, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp cao 97,3%, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao... Điều này nó không chi phản ánh xu thế chung mà còn là sự nỗ lực hết mình của Đảng bộ và nhân dân thành phố Vinh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thành phố Vinh không chỉ là thành phố giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ mà nơi đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là trung tâm vùng đất giàu truyền thống lịch sử - cách mạng, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Nghệ. Chính điều kiện tự nhiên và thời tiết thiên tai khắc nghiệt đã rèn dũa, hun đúc tạo nên bản sắc văn hóa và con người nơi đây cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chịu khó trong học tập và kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; về an ninh - chính trị, an toàn trật tự xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững.
Thành phố Vinh còn là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng như: Đền Quang Trung, Đền Ông Hoàng Mười, chùa cần Linh, núi Dũng Quyết, Quảng trường Hồ Chí Minh, Thành cổ Vinh, cồn Mô (tượng đài công nông binh ở ngã ba Ben Thủy)... và rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị khác không chỉ có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm
linh của nhân dân mà còn là địa chỉ đỏ của ngành du lịch với nhiều loại hình phong phú và đa dạng.
Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của thành phố. Hiện trên địa bàn thành phố Vinh là một trong 3 trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tính đến nay toàn thành phố Vinh có 5 trưừng đại học, 13 trường cao đăng và nhiều phân hiệu cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề tổng số sinh viên gần 100 nghìn người (nguồn năm 2011) và hàng trăm trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non với chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục với quy mô khá hoàn chỉnh, đủ các bậc học cấp học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa góp phần tạo ra một xã hội học tập đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, trên thực tế thành phố Vinh đã và đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Chính vì thế, các cấp quản lý, các nghành có liên quan cần phát động mạnh mẽ phong trào thi đua trong toàn dân, tạo nét mới, tinh thần phấn khởi, đoàn kết sáng tạo chung sức chung lòng xây dựng phát triển thành phố. Với tinh thần xứ Nghệ cần cù, thông minh, lại mang trong mình dòng máu Xô Viết Nghệ Tĩnh bất khuất kiên cường Đảng bộ và nhân dân thành phố Vinh đã và đang phát huy truyền thống “đi đầu dậy trước” thành quyết tâm “dám nghĩ dám làm”, dám chịu trách nhiệm, chấp nhận thử thách, thành phố Vinh chắc chắn trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn phá cùng với việc duy trì quá lâu chế độ tập trung quan liêu bao cấp đã khiến nước ta roi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: nạn thất nghiệp tràn lan, chính trị thiếu ổn định, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, sản xuất bị đình trệ, giá cả hàng hóa leo thang... làm cho đời sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn và thiếu thốn đủ bề.
Trước tình hình đó, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã diễn ra tại Hà Nội. Bên cạnh việc đánh giá thực trạng và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hậu quả của cuộc khủng hoảng, Đại hội đã tập trung đưa ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó lấy đổi mới kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, cho phép xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó xác định kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Chính vì vậy, Đại hội toàn quốc lần thứ VI được xem là một bước ngoặt quan trọng, mở ra một trang lịch sử mói đánh dấu mở đầu cho thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hội nhập vào xu thế quốc tế.
Thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của chính phủ về việc trợ giúp phát triến Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Nghị định 88/2003/ quy địnhvề tổ chức, hoạt động và quản lý Hội của Chính phủ. Ngày 14/1/2005 được sự cho phép của Ưy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Chủ tịch ưy ban nhân dân Tỉnh Nguyễn Thế Trung đã ký Quyết định số: 09/2005/QĐ - ƯB cho phép thành lập Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An. Tổ chức này có vai trò cầu nối liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Nghệ An bao gồm các quy định của cấp có thâm quyền trên nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ cùng có lợi. Nghị định 90/2001/ NĐ - CP này được thay thế bằng Nghị định 56/2009/NĐ - CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vói Nghị định này đã mở ra một bước ngoặt quan trọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung.
Có thể nói, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An ra đời trong phong trào phát triển mạnh mẽ của lực lượng doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Trải qua sau tám năm thực hiện Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty từ năm 1992- 1999 toàn tỉnh mới chỉ có 328 doanh nghiệp thì chỉ trong vòng 5 năm thực hiện Luật doanh nghiệp thì con số ngày càng tăng.
Nếu tính từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2004 tỉnh có 2068 doanh nghiệp mới được thành lập và đăng ký kinh doanh. Trong đó năm 2000 thành lập được 281 doanh nghiệp, năm 2001 là 327 doanh nghiệp, năm 2002 là 371 doanh nghiệp, năm 2003 là 445 doanh nghiệp, riêng năm 2004 có 734 doanh nghiệp ra đời và đăng kí hoạt động kinh doanh, số lượng doanh nghiệp thành lập trong 5 năm tăng gấp 6,3 lần so với thành lập 8 năm trước đây và nếu tính số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thành lập bình quân hàng năm trong thời kỳ 1992-1999 (cả nước 3,75 lần), đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tính hết tháng 11/2004 là 2396 doanh nghiệp và đến tháng 11/2007 đã có trên 4375 doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập theo luật doanh nghiệp. Như vậy, riêng 2 năm 2006 và năm 2007 mỗi năm bình quân có trên 1000 doanh nghiệp được ra đời với đa dạng các chủng loại ngành nghề sản xuất, và tính đến thời điểm hiện nay trên toàn tỉnh đã có trên 5000 doanh nghiệp chính thức được thành lập và có đăng ký giấy phép kinh doanh. Trong đó, chỉ tính riêng thành phố Vinh có tới 3000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 60% trên tổng số doanh nghiệp của toàn tỉnh.
Nếu như trước đây, trung bình mỗi doanh nghiệp có vốn đăng ký là 643 triệu đồng. Nhưng từ năm 2001 đến năm 2004 mức đăng ký trung bình mỗi
doanh nghiệp lên tới 1026 triệu đồng, năm 2005 là 1500 triệu đồng và không ngừng tăng dần trong những năm trở lại đây. Thực tế trong những năm qua, toàn tỉnh Nghệ An có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 10 - 12%, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 30% ngân sách cho địa phương. Mặc dầu trước tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khắc nghiệt nhưng chính quyền thành phố vẫn quyết tâm phấn đấu làm cho các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú và có khả năng trụ vững trên thị trường đồng thời nhiều doanh nghiệp mới ra đời và đi vào hoạt động có quy mô và tổ chức như các nghành chế biến nông - lâm - thủy sản, dịch vụ quảng cáo, dệt may, hàng điện tử, điện lạnh, chế biến thực phấm - đồ uống, xây dựng, vật liệu xây dựng, mây tre đan xuất khẩu, du lịch biển, du lịch sinh thái... đã tạo nên một diện mạo mới, một bức tranh sinh động có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hóa vùng Bắc Trung Bộ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành pho Vinh là lực lượng đi đầu của hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An
Trải qua gần 30 năm đối mới và hội nhập, doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Vinh đã có những bước tiễn mạnh mẽ và đang từng bước trở thành trung tâm số một của vùng Bắc Trung Bộ. Từ một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu, đơn điệu của thị xã Vinh trước đây, nay đã thay gia đối thịt, vươn mình đứng dậy trở thành một thành phố trẻ năng động, hiện đại, xứng tầm với tên gọi đô thị loại I. Với nhiều nhà cao tầng được thiết kế xây dựng có quy mô, nhiều nhà máy, khu công nghiệp được mở rộng, quy hoạch mới đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao.
Theo số liệu thống kê của sở Ke hoạch và đầu tư Nghệ An, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh) luôn có chiều hướng gia tăng và chiếm tỉ trọng cơ bản trong tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố.
Hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần không nhỏ trong vấn đề giảm thiểu thất nghiệp cho lực lượng lao động dư thừa không chỉ ở trọng nội thành, các vùng lân cận mà còn có một bộ phận lao động đến từ các huyện, tỉnh khác vào làm việc tại thành phố Vinh. Hiện nay, trên doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Vinh đã thu hút trên 50.000 lao động trong tổng số 3000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố. Đặc biệt, các sản phẩm của các doanh nghiệp như: hàng tre đan, dệt may, hàng chế biến thực phâm.. tăng cao và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng kinh ngạch xuất kháu hàng hóa của tỉnh, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn góp phần tham gia xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới : EƯ, Hoa Kỳ, Nhật Bản... năm 2010 các doanh nghiệp nhỏ vừa đã xuất khẩu hàng hóa sang 56 quốc gia thu về hàng triệu USD. Trong 2 năm 2009 và 2010, thành phố đã có trên 150 doanh nghiệp thực có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Chỉ tính riêng năm 2010, trên địa bàn đã có hơn 12 doanh nghiệp đạt doanh thu trên 1 triệu USD trở lên; trong đó có 4 doanh nghiệp đạt hơn 7.5 triệu USD. Điều này không chỉ phản ánh sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp mà còn có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chính quyền thành phố cùng sát cánh với doanh nghiệp khắc phục những khó khăn, đón đầu cơ hội. Trong năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Vinh không chỉ chú ý về việc mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phấm, dịch vụ nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra nhiều biến động và phức tạp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho công nhân và người lao động nhầm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì thế, trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và trưởng thành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Vinh đã đạt được nhiều thành tự to lớn không chỉ góp phần chuyển dịch co cấu nền kinh tế thành phố nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung mà còn góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng chục nghìn người lao động. Đồng thòi, nhiều cá nhân và các doanh nghiệp đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của thủ tướng chính phú cũng như các giải thưởng cao quý khác.
Mặt khác, chính những phần thưởng cao quý đó chính là động lực thúc đây các doanh nghiệp vừa và nhỏ quyết tâm vượt qua mọi khó khăn đê hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Trong hội nghị tổng kết của Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố vào tháng 12/2012 ông Cao Sỹ Kiêm chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã nhận xét: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Vinh xứng đáng là lực lượng đi đầu của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ AJI”.
2.1.3. Đặc diêm của công nhàn trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở thành
pho Vinh hiện nay
Những thành tựu đạt được trên đây đó chính là kết quả của một quá trình phấn đấu và nỗ lực hết mình của các cá nhân, tổ chức và chính quyền thành phố, đặc biệt là nhờ sự đóng góp vô cùng quan trọng của đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công nhân trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Vinh là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam,