.4.2.2 Chủ động cập nhật thông tin về công cụ phái sinh tiền tệ

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Trang 75 - 121)

Ý nghĩa

Độ lệch tiêu chuẩn

Mức độ thiệt hại do rủi ro tỷ giá hối đoái là không đáng kể, do quản lý ngoại hối chặt chẽ.

6.22 .69

Thiếu thông tin cần thiết liên quan đến dự báo tỷ giá hối đoái 5.63 .48

Chưa đào tạo được nhân viên chuyên sử dụng công cụ phái sinh

4.74 .44

Chưa có chương trình tập huấn tư vấn về cách vận dụng công cụ phái sinh

6.29 .70

Thiếu thông tin về đơn vị cung ứng công cụ phái sinh 4.03 .60

Việc vận dụng công cụ phái sinh phức tạp 5.92 .47

Chi phí sử dụng công cụ phái sinh cao 4.35 .54

Khó khăn vì chưa được hướng dẫn hạch toán kế toán 6.25 .64

Chưa có trang bị các phần mềm để quản lý rủi ro, tính phí khi giao dịch

6.32 .65

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS)

Đối với doanh nghiệp chưa từng sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ thì nguyên nhân chủ yếu là: doanh nghiệp chưa có nhận thức được mức độ thiệt hại do tỷ giá hối đoái, chưa có chương trình tập huấn tư vấn về cách vận dụng công cụ phái sinh, khó khăn vì chưa được hướng dẫn hạch toán kế toán, chưa có trang bị thiết bị phần mềm để quản lý rủi ro và tính phí giao dịch đều đạt mức độ trên 6, đây là mức độ rất quan trọng.

C3

Có CFO Không có CFO

Câu 3

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ phai 28 93.3% 2 6.7% CFO

khong 79 46.5% 91 53.5%

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS)

Trong 30 doanh nghiệp có CFO thì có 28/30 doanh nghiệp có sử dụng công cụ phái sinh, các doanh nghiệp không có CFO thì có 79/91 doanh nghiệp không có sử dụng công cụ phái sinh. Vậy, các doanh nghiệp có CFO thì đa số có sử dụng công cụ phái sinh.

Văn bản pháp luật về công cụ phái sinh Chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện công cụ phái sinh Công bố thông tin về sản phẩm phái sinh Câu 13

Ý nghĩa Ý nghĩa Ý nghĩa

Không sử dụng thường xuyên

3.54 3.25 3.02

Sử dụng thường xuyên 3.54 3.36 3.05

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS) Doanh nghiệp cũng đồng ý cho rằng mức độ quan tâm của nhà nước đối với công cụ phái sinh tiền tệ không cao chỉ đạt mức trên 3 đây là mức độ bình thường, nên đó cũng là lý do doanh nghiệp ít sử dụng hay là không sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ.

: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương 2, luận văn đã nghiên cứu thực trạng phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại Eximbank, rút ra những điểm đạt được, những tồn tại và nguyên nhân phát sinh những tồn tại đó. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành cuộc khảo sát về nhận thức và nhu cầu của doanh nghiệp về việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ để đánh giá lại mức độ các nguyên nhân. Từ đó làm cơ sở đưa ra biện pháp giải quyết trong chương 3.

- Định hướng phát triển trung và dài hạn

Năm 2011 là năm thứ hai Eximbank thực hiện Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2010 – 2015. Trong đó:

+ Tầm nhìn phát triển

Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, củng cố nền tảng, nâng tầm vị thế và xây dựng Eximbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an toàn đồng vốn, là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

+ Mục tiêu phát triển

Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam.

Sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển các hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt động của các công ty con, công ty liên kết. Đồng thời, tận dụng sở trường để phát huy tối đa thế mạnh của các đối tác chiến lược trong và ngoài nước thông qua các hợp tác liên minh chiến lược.

Tiếp tục phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phát triển ngân hàng bán lẻ là

Đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan đến phân loại nợ và đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế để hội nhập sâu theo các tiêu chuẩn quốc tế.

- Định hướng phát triển trong năm 2012

+ Tập trung tái cấu trúc các mặt hoạt động nghiệp vụ then chốt và phát triển cơ sở hạ tầng. Bao gồm:

Áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP).

Tiếp tục hoàn thiện mô hình hoạt động tín dụng, hình thành Trung tâm tín dụng tại Hội sở, hoàn chỉnh mô hình tín dụng 3 bộ phận.

Kết hợp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ thông qua triển khai và nhân rộng mô hình kích thích bán hàng SSP và RM cho các đơn vị trong toàn hệ thống, nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Quản trị rủi ro tác nghiệp thông qua quản trị hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch, tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chỗ.

Hội nhập sâu các thông lệ và chuẩn mực quốc tế đối với các lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới nhằm mở rộng thị phần, tăng năng lực cạnh tranh của Eximbank, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành của công tác xây dựng cơ bản dở dang.

+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua phân tích nền tảng khách hàng nhằm đề ra giải pháp chiến lược, đặc biệt gắn liền công tác đẩy mạnh huy động vốn với công tác phát triển mạng lưới hoạt động.

+ Tập trung đảm bảo thanh khoản trên cơ sở cân đối các nguồn vốn và sắp xếp lại danh mục đầu tư tài chính, tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với giai đoạn phát triển sắp tới, chú trọng cải tiến dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Tập trung công tác quy hoạch cán bộ theo lộ trình và quy mô phát triển của Eximbank.

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên nhằm gắn liền quyền lợi của cán bộ nhân viên với kết quả kinh doanh đạt được.

Eximbank tiếp tục tập trung thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán của khách hàng, với các chiến lược kinh doanh ngoại tệ sau:

- Áp dụng linh hoạt các sản phẩm kinh doanh ngoại hối và các nghiệp vụ ngân hàng nhằm chủ động trong công tác kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh.

- Tiếp tục mở rộng và củng cố hệ thống khách hàng. - Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro trong kinh doanh.

- Triển khai thành công phần mềm giao dịch kinh doanh ngoại tệ và trao đổi thông tin nội bộ; trang bị các phần mềm, hệ thống giao dịch hiện đại và kết nối trực tiếp với thị trường ngoại hối thế giới.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn và nghiệp vụ; không ngừng nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng và mở rộng hơn hệ thống các ngân hàng đối tác trên thị trường quốc tế.

Nhờ vậy, trong bối cảnh tình hình thị trường ngoại hối vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối tiếp tục có những diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Eximbank trong năm 2011 đã có sự tăng trưởng nhanh và đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Nên Eximbank tiếp tục phát huy các chiến lược trên cho năm 2012 để đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Theo kết quả đánh giá của báo cáo Businessmonitor năm 2011 về Ngân hàng thương mại của VN giai đoạn 2011-2015, đã rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Eximbank như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm mạnh:

+ Các ngân hàng quốc tế lớn mà Eximbank giao dịch thì đánh giá Eximbank là ngân hàng có uy tín.

+ Eximbank luôn đứng vững và ổn định khi các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.

+ Tốc độ lưu chuyển vòng vốn tiền gửi vào khoản vay nhanh, nên ngân hàng đã giảm tỷ lệ Nợ cho vay/Tiền gửi dưới 100% và từ đó giảm đi sự phụ thuộc khoản vay từ tổ chức tài chính khác.

+ Eximbank ngày càng ít phụ thuộc vào ảnh hưởng của rủi ro về thanh khoản, những khoản nợ từ ngân hàng khác nhỏ hơn ¼ trên tổng tài sản của Eximbank.

Điểm yếu:

+ Thiếu quy mô. Eximbank là một ngân hàng khá lớn tại Việt Nam nhưng một tổ chức nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Tiềm ẩn cao cho các vấn đề trong bối cảnh của sự bùng nổ của bong bóng giá tài sản.

Cơ hội: Eximbank có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng từ một cơ sở thấp lên tầm tăng trưởng cao hơn.

Thách thức:

+ Tính dễ tổn thương trước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự suy thoái trong thương mại toàn cầu.

+ Đặc biệt tăng trưởng lợi nhuận là bị đe dọa bởi chính sách cho vay của Chính phủ.

Từ đây, nhận thấy sự phát triển Eximbank đã được các tổ chức tài chính quốc tế lớn công nhận, đó chính là thuận lợi cho Eximbank khẳng định thương hiệu trong và ngoài nước, tạo được lòng tin vững chắc với khách hàng giao dịch tại Eximbank, từ đó thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Khi đã thu hút được nhiều khách hàng, thì Eximbank sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thị và quảng bá các công cụ phái sinh với nhiều khách hàng, giới thiệu khách hàng sử dụng thử các công cụ này. Tuy nhiên, chính nhược điểm và thách thức của Eximbank đã phần nào tạo ra rủi ro

lớn khi Eximbank chưa thật sự lớn mạnh thì dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, mà khi đó áp dụng công cụ phái sinh không tốt thì dễ kéo theo nhanh chóng ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng.

Hiện nay, Eximbank chỉ mới có kế hoạch chiến lược chung cho tất cả công cụ phái sinh tiền tệ mà chưa có kế hoạch xây dựng chiến lược cụ thể từng công cụ này. Mỗi công cụ có cách thức thực hiện khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau thì Eximbank nên có chiến lược cụ thể cho từng công cụ phái sinh tiền tệ.

Đối với mỗi công cụ phái sinh tiền tệ có mức độ phát triển khác nhau, nên việc xây dựng các chỉ tiêu về số lượng khách hàng, số lượng các hợp đồng, doanh thu đạt được sẽ khác nhau. Căn cứ vào kết quả đã đạt được trong năm của từng công cụ phái sinh tiền tệ từ đó làm tiền đề cho xây dựng kế hoạch năm sau phù hợp hơn. Vì vậy mỗi năm sẽ có mục tiêu khác nhau ứng với các công cụ phái sinh. Năm nay hợp đồng kỳ hạn thúc đẩy gia tăng khách hàng nên doanh thu vừa phải, năm sau thúc đẩy số lượng hợp đồng kỳ hạn cao hơn, và năm tới nữa thúc đẩy tăng doanh thu, còn hợp đồng quyền chọn do số lượng khách hàng ít nhất sẽ đẩy mạnh phát triển số lượng khách hàng sử dụng nhiều hơn trong nhiều năm tới.

Eximbank nên chia khách hàng thành từng nhóm khác nhau để có chiến lược giới thiệu công cụ phù hợp với khách hàng giống như chương trình chăm sóc khách hàng của mảng giao dịch Eximbank hiện nay có phân chia thành nhóm khách hàng sau: khách hàng kim cương, khách hàng vàng, khách hàng bạc, khách hàng thân thiết. Nên có thể chia các khách hàng thành khách hàng thường xuyên sử dụng và khách hàng không thường xuyên sử dụng công cụ phái sinh, khách hàng chấp nhận tính phí quyền chọn và khách hàng không thích có phí. Từ đó, xem xét đưa ra chương trình sử dụng phù hợp hơn với từng nhóm khách hàng.

+ Đối với nhóm khách hàng không thường xuyên sử dụng thì phải tích cực liên hệ, giới thiệu, quan tâm kỹ hơn đối với nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng. Đối với khách hàng thường xuyên sử dụng nhất thì hàng năm có chương trình tặng quà cho khách hàng để tri ân khách hàng đã quan tâm sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ.

+ Đối với nhóm khách hàng không thích tính phí thì có thể ban đầu Eximbank thực hiện chiến lược kinh doanh không tính phí để khách hàng quen dần. Eximbank ngoài chức năng kinh doanh còn có chức năng tư vấn cho khách hàng kinh doanh, giúp khách hàng dễ hiểu hơn với cách thức thực hiện công cụ phái sinh, tư vấn khách hàng mua bán với đối tác.

- Về hợp đồng quyền chọn:

Hiện nay, các nghiệp vụ quyền chọn thực hiện tại Eximbank được thực hiện như nhà môi giới, chỉ thực hiện đối ứng với ngân hàng nước ngoài để bảo hiểm rủi ro hơn là nhà kinh doanh. Eximbank nên xây dựng chiến lược kinh doanh riêng cho quyền chọn như là chiến lược kết hợp việc mua một quyền chọn mua với mua quyền chọn bán, hay chiến lược bán quyền chọn mua kết hợp quyền chọn bán…. Muốn thực hiện được các chiến lược, Eximbank cần có lượng khách hàng phong phú thì mới phát sinh nhiều giao dịch quyền chọn để linh hoạt kết hợp các giao dịch thực hiện chiến lược, có số lượng nhân viên chuyên nghiệp tính toán nhanh chóng các chiến lược kết hợp để tạo ra lợi nhuận.

Eximbank có thể sử dụng một vài chiến lược quyền chọn phổ biến, vừa có thể đảm bảo rủi ro tối thiểu vừa có thể gia tăng thu nhập tối đa cho Eximbank.

+ Chiến lược Straddle là một chiến lược kinh doanh quyền chọn liên quan đến việc nắm giữ vị thế cả trên quyền chọn mua và quyền chọn bán có cùng tỷ giá thực hiện, cùng ngày đáo hạn, cùng một ngoại tệ, bao gồm: chiến lược Straddle Purchase và chiến lược Straddle Write. Eximbank sẽ sử dụng chiến lược Straddle khi dự đoán tỷ giá ngoại tệ có sự dao động rộng và không biết hướng dịch chuyển.

+ Chiến lược Strangle: nắm giữ vị thế cả trên quyền chọn mua và quyền chọn bán có 2 tỷ giá thực hiện khác nhau, cùng ngày đáo hạn, bao gồm chiến lược Bottom vertical combination và top vertical combination. Eximbank sử dụng chiến lược Bottom vertical combination, khi Eximbank dự đoán có sự biến động lớn về giá nhưng không chắc là tăng hay giảm. Eximbank sử dụng chiến lược top vertical combination, khi Eximbank cảm thấy sự dao động tỷ giá ngoại tệ không chắc xảy ra biên độ lớn.

+ Chiến lược Butterfy spread liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau (X1<X2<X3). Chiến lược này thích hợp cho Eximbank sử dụng cho tỷ giá không dịch chuyển nhiều. Bao gồm Butterfly Spread sử dụng quyền chọn mua, Butterfly Spread sử dụng quyền chọn bán. Eximbank thực hiện chiến lược này có lợi nếu tỷ giá giao ngay gần với giá X2, nhưng sẽ phát sinh lỗ nhẹ nếu tỷ giá giao ngay lúc này có sự dịch chuyển đáng kể của tỷ giá thực hiện theo 2 hướng X1 và X3.

Theo kết quả khảo sát, một trong những nguyên nhân khách hàng không sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ là do nhận thấy phần phí lớn hơn hiệu quả dự kiến mang lại đạt tới mức 4,35, đây là mức độ quan trọng. Eximbank có thể áp dụng trường hợp quyền chọn phí bằng 0 giống như HSBC để ban đầu thu hút được khách hàng. Do khách hàng mới đầu còn bỡ ngỡ với quyền chọn và cách xác định tính phí, thì Eximbank nên xem xét áp dụng.

- Về hợp đồng hoán đổi

Các công cụ hoán đổi chỉ dừng lại ở hoán đổi đơn thuần kết hợp một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Chưa có thực hiện công cụ hoán đổi lãi

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Trang 75 - 121)