Việc phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Trang 65 - 75)

3.2 Chiến lược phát triển kinh doanh ngoại tệ

việc phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ

ở nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm.

+ Kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh chưa thật sự có lợi nhuận để đóng góp cho doanh thu của Eximbank.

ĐVT: Triệu đồng Doanh thu kinh

doanh ngoại hối 556.185 1.176.950 3.548.668 11.772.736 2.025.850 4.202.670

Chi phí kinh doanh

ngoại hối 480.732 1.037.694 2.914.563 11.637.327 2.010.100 4.290.826

Lời/lỗ 75.453 139.257 634.105 135.409 15.750 -88.156

Trong đó:

Doanh thu của

CCPSTT 20.979 212.405 229.154 923.767 87.937 747.547

Chi phí của

CCPSTT 23.849 328,023 732.512 455.910 194,823 589.514

Lời/lỗ -2.870 -115.618 -503.357 467.857 -106.886 158.033

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo thường niên của Eximbank qua các năm) Từ năm 2006 đến năm 2010, nhận thấy nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại Eximbank đều có lãi, tuy nhiên thu nhập từ công cụ phái sinh tiền tệ lại đa số bị lỗ. Nên các khoản lãi này chủ yếu từ hoạt động kinh doanh khác như: mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng….Vào năm 2008 thì kết quả kinh doanh công cụ phái sinh bị lỗ nặng phần lớn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm đó. Mặc dù vậy, sang năm 2009 thu nhập của nghiệp vụ công cụ phái sinh tiền tệ được cải tiến rõ rệt, thu được khoảng lời cao nhất qua 5 năm này.

+ Số lượng khách hàng giao dịch công cụ phái sinh chưa nhiều. Số lượng khách hàng giao dịch kỳ hạn cao nhất chỉ có 1.128 khách hàng, giao dịch hoán đổi cao nhất

khách hàng giao dịch thời điểm cao nhất chỉ có 16 khách hàng. Giao dịch công cụ phái sinh tiền tệ chưa thật sự có sự thu hút được số lượng khách hàng lớn.

+ Trường hợp giao dịch quyền chọn thì Eximbank chưa có vận dụng các chiến lược kinh doanh mà chỉ đóng vai trò là nhà môi giới trung gian giữa cung và cầu ngoại tệ trong nước và ngoài nước. Hợp đồng hoán đổi chưa phong phú.

+ Nhân sự tại phòng kinh doanh tiền tệ tại Hội sở và chi nhánh luôn có biến động, do tình trạng chảy máu chất xám xảy ra.

+ Thiết bị máy vi tính nối mạng hiện tại chỉ có 1 máy tính chủ đạo ứng với 1 chương trình Reuter vừa đủ đáp ứng cho các giao dịch. Nếu số lượng giao dịch tăng lên thì số lượng thiết bị nối mạng như hiện nay sẽ không đáp ứng kịp thời.

+ Chương trình tiếp thị cho công cụ phái sinh chưa thật sự nhiều và phong phú. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn có buổi giới thiệu công cụ nhưng vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng cho công cụ phái sinh tiền tệ tại Eximbank.

- Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng công cụ phái sinh tiền tệ và chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng nhóm khách hàng

Hiện nay, Eximbank chỉ mới đưa ra các chiến lược tổng thể cho phòng kinh doanh tiền tệ, mà chưa có xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể từng công cụ phái sinh tiền tệ để từ đó đưa ra các mục tiêu thực hiện khác nhau. Và Eximbank cũng chưa thực hiện việc phân chia khách hàng thành từng nhóm để có chính sách chăm sóc và tiếp thị riêng.

- Chưa có cải tiến các công cụ phái sinh tiền tệ

Các nghiệp vụ quyền chọn đang được thực hiện dạng cầm chừng, đối ứng với từng khách hàng chưa đưa ra được chiến lược kinh doanh thực sự, giống như là nhà môi giới hơn là nhà đầu tư. Nghiệp vụ hoán đổi chỉ thực hiện dưới dạng hoán đổi cùng loại tiền với thời gian ký hợp đồng và thời gian đáo hạn khác nhau, chưa phát triển được nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.

- Chưa chú trọng các chương trình quảng cáo tiếp thị công cụ công cụ phái sinh tiền tệ.

Chưa hình thành được kênh phân phối thông tin chuyên nghiệp về công cụ phái sinh tiền tệ, như đào tạo nhân viên thực hiện truyền bá thông tin, quảng bá trên phương tiện truyền thông.

Eximbank chiếm thị phần trên thị trường cũng không lớn lắm nên việc mở rộng sử dụng công cụ phái sinh cũng không được nhiều.

- Tình hình nhân sự luôn thay đổi

Nhân sự tại phòng kinh doanh tiền tệ tại Hội sở và chi nhánh luôn có biến động, do tình trạng chảy máu chất xám còn xảy ra. Nguyên nhân có việc di chuyển này chủ yếu là do chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Vì nhân viên tại phòng kinh doanh luôn chịu áp lực công việc cao, đòi hỏi làm việc phải nhanh và chính xác, chất xám bỏ ra nhiều nhưng lương bổng và khen thưởng như các bộ phận khác, điều này làm cho nhân viên không còn thích thú và hăng say trong công việc nên việc chuyển sang bộ phận khác.

- Chưa có quy định về quy chế nội bộ kiểm tra kiểm soát sau giao dịch

Eximbank đã có quy định kiểm tra giữa cấp trên và cấp dưới theo chiều dọc nhưng chưa thực sự có quy định cụ thể về kiểm tra qua lại lẫn nhau theo chiều ngang, đó chính là quy định cho bộ phận kiểm tra – kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra mảng kinh doanh ngoại hối của phòng kinh doanh ngoại tệ. Nên nếu có cán bộ tha hóa về đạo đức thì sẽ dễ có cơ hội thực hiện hành vi làm thất thoát cho ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công nghệ thông tin giúp cho giao dịch trực tiếp chưa có nhiều

Về công nghệ thông tin đã được cải tiến rõ rệt với đường nối mạng trực tiếp với một số ngân hàng quốc tế để thực hiện giao dịch qua mạng nhanh chóng, tuy nhiên chưa đáp ứng được mạng trực tiếp cho khách hàng trong tương lai với số lượng đông hơn.

Các nguyên nhân dẫn tới doanh nghiệp không sử dụng hay không thường xuyên sử dụng công cụ phái sinh là do:

Về nguyên nhân khách quan thì thực tế đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng USD để giao dịch với đối tác nước ngoài là chính. Mà đồng ngoại tệ USD đã Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách kiểm soát với biên độ dao động nhất định làm cho tỷ giá ít biến động. Nên phần nào tạo ra tâm lý ỷ lại của doanh nghiệp, chưa thấy được rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như mức độ phức tạp của các công cụ phái sinh cụ thể là quyền chọn và tính ít phổ biến cao…

Về nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do doanh nghiệp chưa thật sự am hiểu nhiều về công cụ phái sinh tiền tệ nên việc sử dụng rất ít, chủ yếu doanh nghiệp chỉ sử dụng hợp đồng kỳ hạn do có am hiểu nhiều.

- Thiếu chương trình đào tạo và nhân sự chuyên nghiệp

Thiếu chương trình đào tạo thực tế về công cụ phái sinh. Các chuyên gia đào tạo về công cụ phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch không bao nhiêu. Chính vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế. Chính điều này làm doanh nghiệp ít có cơ hội tìm hiểu sâu với các chuyên gia thông qua các chương trình tạo đào riêng cho công cụ phái sinh.

Thiếu nhân sự có năng lực về công cụ phái sinh. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng không có nhân sự để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản.

- Chưa có nhiều kênh thông tin tìm hiểu về công cụ phái sinh tiền tệ

Thông tin về công cụ phái sinh khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ khó hiểu của các tài liệu đào tạo và không đầy đủ các thông tin hướng dẫn về công cụ phái sinh của tổ chức cung cấp công cụ phái sinh. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về công cụ phái sinh; thông tin chưa được công khai về công cụ phái sinh tại các tổ chức phát hành công cụ.

- Chưa có các trang thiết bị phần mềm để quản lý rủi ro, tính phí giao dịch và lợi nhuận dự kiến

Phần lớn các doanh nghiệp chưa trang bị phần mềm chuyên nghiệp để quản lý các rủi ro, tính phí giao dịch để dự kiến được lợi nhuận. Nên doanh nghiệp nhận thấy đầu tiên phải bỏ một khoản phí ra mà chưa thấy hiệu quả đem lại từ quyền chọn nên doanh nghiệp không thường xuyên sử dụng quyền chọn.

- Chưa có đầy đủ các văn bản pháp luật

Hành lang pháp lý cho thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam còn thiếu. Các NHTM cho rằng mặc dù về mặt chủ trương thì NHNN khuyến khích các NH sử dụng công cụ phái sinh, nhưng hành lang pháp lý chưa đủ. Còn tồn tại cơ chế xin-cho, mỗi khi một NH nào muốn đưa ra một công cụ phái sinh phải được sự chấp thuận của NHNN. Cơ chế thanh tra, giám sát thì can thiệp quá sâu vào quyền tự chịu trách nhiệm kinh doanh của các NHTM. Đối với Doanh nghiệp vẫn chưa an tâm về pháp luật công cụ phái sinh vì quy định chưa rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện, cách tính các khoản thuế …

Chưa có các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp như theo hướng dẫn đánh giá rủi ro của Basel II.

- Cơ chế quản lý tỷ giá chặt chẽ

Các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là USD, nhưng cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ tỷ giá đồng USD/VND, nên tỷ giá này ít biến động, ít rủi ro xảy ra nhất. Do vậy phần nào chính cơ chế chính sách đã làm cho doanh nghiệp không quan tâm tới rủi ro về tỷ giá.

- Chưa có hình thức quy định việc công bố thông tin các công cụ phái sinh ra công chúng

Cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khoán chưa có được thông tin đầy đủ để giám sát thị trường, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Hiện nay chưa có các công cụ cụ thể để quản lý công cụ phái sinh, mà chỉ mới ban

đầu yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo tình hình công cụ phái sinh như theo thông tư 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 (hiệu lực ngày 01/07/2011).

- Về thông tin công cụ phái sinh chưa được công khai ra công chúng, nhà nước chưa đưa ra quy định bắt buộc công khai thông tin về công cụ phái sinh trên các báo cáo thường niên của các ngân hàng. Nên các đối tượng muốn tham gia cũng sẽ không có nhiều thông tin trước khi chọn lựa ngân hàng để thực hiện công cụ phái sinh.

Khách hàng sử dụng công cụ phái sinh tại Eximbank là doanh nghiệp và cá nhân, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp. Tiến hành khảo sát khoảng 250 doanh nghiệp hiện đang giao dịch tại Eximbank, về nhận thức và nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của doanh nghiệp. Tổng số phiếu phát ra là 250 phiếu thu lại được 231 phiếu, trong đó có 31 phiếu không hợp lệ. Nên số phiếu thực tế hợp lệ được chọn tiến hành khảo sát là 200 phiếu. Thời gian thực hiện khảo sát trong vòng 2 tháng. (phụ lục 01)

ĐVT: số lượng doanh nghiệp DNNN DN 100% vốn nước ngoài DN Liên Doanh DN tư nhân Khác Tổng Số lượng Loại hình DN 33 40 63 31 33 200

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS) Trong đó:

+ Có 64 DN có kinh doanh xuất khẩu, 43 DN có kinh doanh nhập khẩu, có 93 DN kinh doanh khác.

+ Số lượng DN có CFO là 30 DN, và không có CFO là 170 DN.

Thực hiện khảo sát theo phương pháp mô tả, thống kê bằng cách sử dụng thang đo Libert đo lường mức độ từ 1 đến 7, thì có kết quả như sau (phụ lục 02):

Câu 4.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất quan trọng: Giúp hạn chế tổn thất trong giao dịch Giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh Giúp đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính Giúp duy trì năng lực cạnh tranh Giúp ổn định giá trị doanh nghiệp Hợp lệ 200 200 200 200 200 200 Số lượng Lỗi 0 0 0 0 0 0 Ý nghĩa 6.1800 4.3650 4.0600 3.9950 4.5350 4.0600 Độ lệch tiêu chuẩn .52820 .56868 .76112 .78617 .71507 .75448

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS)

Tất cả doanh nghiệp đều đồng ý các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất quan trọng đạt mức là 6,18. Tuy nhiên các yếu tố để chứng minh hiệu quả công cụ phái sinh thì không được các doanh nghiệp đồng ý cao, yếu tố công cụ phái sinh để giúp hạn chế tổn thất giao dịch chỉ ở mức 4,36 và yếu tố công cụ phái sinh giúp ổn định doanh nghiệp chỉ ở mức 4,06 đây là mức đạt bình thường. Vậy doanh nghiệp có nhận thức công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá là quan trọng, nhưng lại chưa có đánh giá đúng tính năng chủ yếu do công cụ phái sinh mang lại là bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4.2 Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng quyền chọn Hợp lệ 200 200 200 Số lượng Lỗi 0 0 0 Ý nghĩa 4.1950 3.7250 Độ lệch tiêu chuẩn .63164 .76963

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS) Doanh nghiệp cũng đồng ý công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá tốt nhất là hợp đồng kỳ hạn đạt mức là 6,25, hợp đồng hoán đổi đạt mức 4,19 đây là mức vừa đủ quan trọng, hợp đồng quyền chọn đạt mức là 3,72 đây là mức ít quan trọng.

Câu 5 Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng quyền chọn Hợp lệ 200 200 200 Số lượng Lỗi 0 0 0 Ý nghĩa 4.1900 3.7150 Độ lệch tiêu chuẩn .39329 .77898

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS) Nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp về việc sử dụng công cụ phái sinh thì chỉ có hợp đồng kỳ hạn đạt mức 6,01 là mức quan trọng, còn hợp đồng hoán đổi chỉ đạt mức 4,19 là mức nhu cầu bình thường, và hợp đồng quyền chọn đạt mức 3,71 là mức nhu cầu ít. Câu 6 Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng quyền chọn Hợp lệ 200 200 200 Số lượng Lỗi 0 0 0 Ý nghĩa 4.8600 3.7400 Độ lệch tiêu chuẩn 1.65046 1.07619 Không đúng 2.526 2.724 1.158

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS) Doanh nghiệp nào có mức độ am hiểu công cụ phái sinh nào thì doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh đó. Doanh nghiệp có mức độ am hiểu về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi nhiều nhất đạt mức là hơn 4 đây là mức độ có am hiểu tốt, còn hợp đồng quyền chọn chỉ đạt mức 3,74 đây là mức độ ít am hiểu nhất.

- Đối với doanh nghiệp đã từng sử dụng công cụ phái sinh

Câu 7 Số lượng Tỷ lệ

Có sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ

107 53.5%

Không sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ

93 46.5%

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS) Chỉ có 107/200 doanh nghiệp đã từng sử dụng công cụ phái sinh.

Câu 9 Số lượng Tỷ lệ

Không sử dụng thường xuyên 48 44.86% Sử dụng thường xuyên 59 55.14%

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS)

Trong số 107 doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ thì có 59/107 doanh nghiệp có sử dụng thường xuyên, còn lại 48/107 doanh nghiệp không thường xuyên sử dụng. Câu 9 Ý nghĩa Hợp đồng kỳ hạn 4.13 Hợp đồng hoán đổi 4.14 Hợp đồng quyền chọn 3.91

(Nguồn: Chương trình xử lý excel và chương trình phần mềm SPSS)

Các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi nhất đạt mức trên 4 đây là mức độ sử dụng nhiều, đối với hợp đồng quyền chọn thì mức độ sử dụng ít nhất chỉ đạt mức 3,91.

Nguyên nhân không sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ thường xuyên Câu 10 Số lượng Tỷ lệ Hợp đồng kỳ hạn Mức độ phức tạp khi sử dụng 34 70.8% Ít phổ biến 14 29.2%

Chi phí giao dịch cao 0 .0%

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Trang 65 - 75)