XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG SỰ KIỆN RỜI RẠC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng SlamII phục cho kỹ thuật mô hình mô phỏng trong sản xuất công nghiệp (Trang 25 - 27)

e, Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2.5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG SỰ KIỆN RỜI RẠC

Mặc dù mô hình mô phỏng đƣợc ứng dụng rộng rãi vào các hệ thống mô phỏng trên thế giới, nhƣng tất cả đều có chung một số lƣợng các thành phần và có quan hệ logic với nhau, giúp thúc đẩy việc mã hóa, hiệu chỉnh lỗi hay thay thế phần mềm.

Các thành phần trạng thái của mô hình sử dụng phƣơng pháp gia tăng bƣớc thời gian của đồng hồ mô phỏng bao gồm:

 Trạng thái hệ thống: Tập hợp các biến cần mô tả hệ thống tại một thời điểm cụ thể;

 Đồng hồ mô phỏng: Biến lƣu giữ các giá trị thời gian mô phỏng hiện tại;

 Bộ đếm thống kê: Biến lƣu thông tin thống kê và hiệu suất của hệ thống;

 Danh sách các sự kiện: Danh sách chứa thời gian của các sự kiện sắp xảy ra;

 Mục bắt đầu: Khởi tạo mô hình tại thời điểm thời gian bằng 0;

 Mục thời gian: tệp xác định sự kiện tiếp theo từ mục danh sách sau đó đặt BIỆN PHÁP THỰC HIỆN HỆ THỐNG CẤP ĐỘ BỘ PHẬN GIỚI HẠN MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ GIAO DIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ ÐÁNH GIÁ MÔ HÌNH

18

thời gian cho đồng hồ mô phỏng khi sự kiện đó xảy ra;

 Mục sự kiện: Chƣơng trình con cập nhật trạng thái của hệ thống khi sự kiện diễn ra;

 Mục thƣ viện: Tập hợp các chƣơng trình con sử dụng để quan sát ngẫu nhiên các hoạt động của mô hình;

 Thƣ mục báo cáo: Chƣơng trình con ƣớc lƣợng các tính toán từ bộ đếm thống kê từ các đại lƣợng đo hiệu suất và tạo báo cáo khi kết thúc mô phỏng;

Mối quan hệ logic giữa các thành phần này đƣợc thể hiện trong hình 2.7. Mô phỏng bắt đầu tại thời gian 0 khi cƣơng trình chính gọi mục bắt đầu, đồng hô mô phỏng về 0, trạng thái hệ thống, danh sách các sự kiện và bộ đếm thống kê khởi động. Sau đó trở lại chƣơng trình chính để gọi mục thời gian, xác định sự kiện tiếp theo diễn ra. Nếu một sự kiện loại I diễn ra, đồng hồ mô phỏng đƣợc đặt tới thời gian diễn ra sự kiện rồi lại quay lại chƣơng trình chính. Sau đó cho chƣơng trình chính gọi mục sự kiện i, 3 hoạt động

chính sẽ diễn ra: (1) trạng thái hệ thống cập nhật cho sự kiện i xảy ra, (2) thông tin của hệ thống đƣợc thu thập vào bộ đếm thống kê, (3) thời gian diễn ra sự kiện tƣơng lại đƣợc đặt và thông tin đƣợc thêm vào danh sách các sự kiện. Để xác định thời gian của sự kiện tƣơng lai cần các quan sát ngẫu nhiên theo phân phối xác suất. Chúng ta coi quan sát ngẫu nhiên nhƣ vậy là một đại lƣợng ngẫu nhiên. Sau khi tất cả các quá trình hoàn thành thì sự kiện i hoặc chƣơng trình chính sẽ tiến hành kiểm tra (liên quan tới các điều kiện dừng hoạt động) nếu mô phỏng cần đƣợc kết thúc ngay. Nếu đặt thời gian để kết thúc mô phỏng thì mục báo cáo đƣợc gọi từ chƣơng trình chính để tính toán ƣớc lƣợng (từ bộ đếm thống kê) cho các biện pháp thực hiện và báo cáo. Nếu không đặt thời gian để kết thúc mô phỏng thì điểu khiển chƣơng trình chính và chu kỳ „kiểm tra sự kiện – chƣơng trình chính – đặt thời gian – chƣơng trình chính‟ đƣợc lặp lại cho tới khi đạt tới điều kiện dừng mô phỏng.

19

Hình 2.7: Mối quan hệ logic giữa các thành phần trạng thái của mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng SlamII phục cho kỹ thuật mô hình mô phỏng trong sản xuất công nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)