Phôi nguyên liệu chủ yếu sử dụng để chế tạo ống giảm chấn là thép tấm và thép lá. Sau đó có thể căn cứ vào công nghệ hàn để gia công những tấm thép này thành dạng hình ống. Ở đây chia ra thành 3 dạng ống khác nhau: ống hàn lò, ống hàn điện và hàn tự động.Muốn gia công ống giảm chấn đạt hiệu quả về độ bền và giá thành sản xuất thấp thì cần phải chọn phƣơng pháp hàn lò hoặc hàn điện. Căn cứ vào hình thức hàn chia làm 2 loại ống hàn là ống hàn thẳng và ống hàn xoắn, căn cứ vào hình dáng đầu hàn chia ra làm hàn tròn và hàn dị hình( vuông , vát…) . Căn cứ vào nguyên liệu và mục đích sử dụng là ống giảm chấn phải có độ bền động cao, chịu đƣợc áp lực dầu tác động từ bên trong và không bị gỉ sét trong quá trình làm việc, cần phải chọn vật liệu là:
GB/T12770-1991( ống hàn không gỉ dùng trong kết cấu cơ khí) : Chủ yếu dùng trong
các kết cấu cơ khí, xe hơi , xe đạp ,đồ gia dụng, khách sạn. Nguyên liệu chủ yếu là thép 0Cr13, 1Cr17, 00Cr19Ni11, 1Cr18Ni9, ….
107
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu, tính toán và thiết kế chế tạo hệ thống treo xe City Car góp phần quan trọng trong việc sản xuất, phát triển dòng xe này trên thị trƣờng Việt Nam. Qua nghiên cứu thực hiện đề tài, đề tài đã thực hiện đƣợc các nội dung sau:
1) Nghiên cứu tổng quan về hệ thống treo trên xe city car, tình hình nghiên cứu sự phát triển của dòng xe này trên thế giới hiện nay.
2) Thông qua nghiên cứu đề tài đã thiết kế đƣợc hệ thống treo trên xe city car, mô phỏng đƣợc các chi tiết của hệ thống trên 3D bằng phần mềm SolidWord. 3) Các chi tiết của hệ thống treo đƣợc thiết kế trên 3D trực quan, có kiểm nghiệm
độ bền trƣớc khi chế tạo. Phƣơng pháp thiết kế và thử nghiệm trên máy tính này rất trực quan, thuận tiện và tiết kiệm chi phí khi thiết kế, chế tạo.
4) Hệ thống treo sau khi chế tạo đã hoạt động tốt, các thông số kỹ thuật đƣợc xác định tƣơng đối rõ ràng.
Bên cạnh những nội dung đã đạt đƣợc, đề tài vẫn còn một số những hạn chế sau: 1) Hệ thống treo sau khi thiết kế và kiểm nghiệm bền thì độ bền vẫn chƣa đạt đƣợc
yêu cầu kỹ thuật cao.
2) Chƣa mô phỏng đƣợc 3D một số chi tiết phức tạp trên phần mềm Solid Word. 3) Một vài chi tiết khi chế tạo có sự thay đổi nhỏ mặc dù không ảnh hƣởng đến
các thông số kỹ thuật cần kiểm tra nhƣng cũng làm cho hệ thống treo chƣa có tính thẩm mỹ cao.
Tóm lại tuy đề tài còn nhiều hạn chế nhƣng cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan. Những nghiên cứu trong luận văn có cơ sở khoa học, có tính tổng quan và tính ứng dụng cao. Để đề tài có thể ứng dụng rộng rãi tiến tới chế tạo hàng loạt cần phải tiến hành kiểm nghiệm, nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội, Viện Cơ khí động lực và Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng
108
trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội cùng toàn thể các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện và hoàn thành đề tài này.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Hoan: "Tập bài giảng thiết kế tính toán ô tô", 2007.
2. Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hƣờng, Nguyễn Văn Chƣởng, Trịnh Minh Hoàng : “Kết Cấu Ô tô”, Nhà XB Bách Khoa – Hà Nội, 2010.
3. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển : " Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1 và tập
2",
Nhà XB Giáo Dục, 2007.
4. Ninh Đức Tốn, Đỗ Trọng Hùng : " Hƣớng dẫn làm bài tập dung sai", Nhà XB Giáo Dục, 2007.
5. TS Hoàng Đình Long : " Giáo Trình Kỹ thuật và sửa chữa ô tô", Nhà XB Giáo Dục.