Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục (200 6 2010)

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 61)

2.3.1. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn Quốc gia và thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua trong toàn ngành

Trong các năm qua, ngành giáo dục tỉnh đã tập trung nhiều công sức, trí tuệ, nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Sở đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục có kế hoạch, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp, tích cực đổi mới phương pháp

60

dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học; chất lượng giáo dục được quan tâm cả đại trà và mũi nhọn, giáo dục toàn diện được giữ vững và tăng cường qua nhiều năm.

Giáo dục MN tiếp tục được quan tâm sâu sắc. Tỉnh đã tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục MN giai đoạn 2006 - 2015 và chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục MN mới, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi, tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt trước khi bước vào lớp 1. Ngành đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Đến năm học 2009 - 2010, 100% trường lớp MN có công trình vệ sinh phù hợp, có bếp ăn an toàn hợp vệ sinh, có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt; có 96,5% số trẻ nhà trẻ, 93% số trẻ mẫu giáo được nuôi bán trú tại trường (năm 2000 - 2001 chỉ có 57%). Đặc biệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 7,9% ở nhà trẻ, 8% ở mẫu giáo (năm học 2000 - 2001 tỷ lệ này là 17,7% trong toàn tỉnh, các trường điểm, tiên tiến là 11 - 14%). 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối không có tai nạn, ngộ độc, dịch bệnh tại trường [73, tr.2-3].

Đối với giáo dục phổ thông, Sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục, các nhà trường làm tốt công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt, trong đó đặc biệt quan tâm tới học lực và hạnh kiểm của học sinh, chất lượng các kỳ thi - xét tốt nghiệp, kết quả các kỳ thi học sinh giỏi, thi vào 10, thi đại học, cao đẳng hàng năm. Nhờ sự quan tâm sát sao của ngành, các cấp ủy đảng, công tác giáo dục của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Xét trên 2 tiêu chí cơ bản là học lực và hạnh kiểm cho thấy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng dần: Bậc TH, tỷ lệ học sinh giỏi tăng từ 16,92% (2002) lên 30,2% (2010); tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt tăng từ 93,78% (2002) lên 99,6% (2010). Bậc trung học, tỷ lệ học sinh khá giỏi nhiều năm luôn duy trì ở mức 35% đến 45%, hạnh kiểm tốt khá luôn trên 90%. Học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần qua các năm (xem phụ lục số 1 và 2). Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học duy trì trong 10 năm (2001 - 2010) đều ở mức cao 97 - 99%. Đáng chú ý, năm học 2009 - 2010, tỷ lệ tốt nghiệp toàn

61

tỉnh THCS là 98,1%; THPT là 98,66%, đứng thứ 10/63 tỉnh trong cả nước về tỷ lệ tốt nghiệp. Kỳ thi đại học, cao đẳng 2009, điểm bình quân 3 môn thi của các thí sinh là 12,06 điểm đứng thứ 10/63 tỉnh thành; có 3 trường THPT đạt tốp 200 THPT có điểm bình quân cao nhất cả nước là THPT chuyên Lương Văn Tụy, THPT Nguyễn Huệ, THPT Yên Khánh A. Ngoài ra, tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc THCS là 97,39%; bổ túc THPT là 95,26% cao hơn tỷ lệ chung cả nước là 28,55% [73, tr.4-5].

Đồng thời, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tiếp tục được thực hiện tốt. Trong năm học 2007 - 2008, ngành tổ chức đánh giá sau 5 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa TH, THCS. Sở GD&ĐT cũng đã tập trung hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy các môn tự chọn và phân ban lớp 10, lớp 11 trong các trường THCS, THPT; kết quả cho thấy phù hợp với tình hình các địa phương và nguyện vọng của học sinh.

Bên cạnh đó, ngành đã bảo vệ xuất sắc đề tài cấp tỉnh “Biên soạn tài liệu dạy học Địa lý Ninh Bình và hướng dẫn phương pháp giảng dạy Địa lý cho học sinh trung học” để đưa vào giảng dạy. Sở triển khai giảng dạy nội dung giáo dục địa phương các môn lịch sử, địa lý ở cấp THCS và THPT. Ngoài ra, nội dung giáo dục được lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào 8 môn học ở hai cấp THCS và THPT; tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào 4 môn học; lồng ghép tích hợp bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp từ lớp 9 đến lớp 12 được chỉ đạo thực hiện tích hợp vào môn công nghệ; hoạt động giáo dục nghề phổ thông cho học sinh lớp 8 và lớp 11 triển khai có hiệu quả; thực hiện đầy đủ các tiết học ngoài giờ lên lớp theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.

Cùng với đó, giáo dục không chính quy cũng được chú trọng. Toàn tỉnh 100% số huyện, thị xã, thành phố có trung tâm GDTX; 146/146 xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. Hàng năm, các TTHTCĐ, trung tâm GDTX của tỉnh đã góp phần tích cực vào việc thực hiện dạy bổ túc TH, THCS, THPT; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hàng nghìn lượt người… góp phần vào công tác PCGD, nâng chất lượng giáo dục và trình độ dân trí cho tỉnh (xem phụ lục số 4).

62

Đặc biệt, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm, Sở luôn chỉ đạo các phòng, các nhà trường đơn vị giáo dục triển khai bồi dưỡng, thành lập đội tuyển học sinh giỏi các cấp từ trường, huyện, thị tới cấp tỉnh để chọn lựa đội tuyển tham gia thi học sinh giỏi quốc gia cũng như quốc tế. Kết quả học sinh giỏi các năm của tỉnh ngày càng nâng cao về cả số lượng và chất lượng, trong đó, năm học 2009 - 2010, kết quả học sinh giỏi các cấp tiếp tục được giữ vững, tiêu biểu: Đội tuyển lớp 5 dự thi giải Quốc gia có 18/29 học sinh đạt huy chương đạt 62%, toàn đoàn xếp thứ 10 trong cả nước, đạt huy chương bạc; thi giải Toán qua Internet cấp Quốc gia lớp 9 có 14/25 giải đạt 56%; thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 có 51/65 giải đạt 78,5%. Đặc biệt, 1 học sinh môn tin học được chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế. Thi giải toán trên máy tính cầm tay Quốc gia THCS, THPT và bổ túc THPT, Ninh Bình xếp thứ 2 toàn đoàn, với 24/30 học sinh đoạt giải chiếm tỷ lệ 80% [73, tr.5].

Những kết quả nêu trên khẳng định giáo dục Ninh Bình vẫn đứng trong tốp các tỉnh có chất lượng cao trong cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh có học lực giỏi còn thấp so với các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và toàn quốc (xem phụ lục số 6). Để đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh phát triển hơn nữa trong những năm học tiếp theo cần có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những thế mạnh, thành tích của tỉnh lên tầm cao mới.

Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, toàn ngành cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: giáo dục thể chất, văn hóa, văn nghệ, thi viết chữ đẹp, thi toán tuổi thơ, an toàn giao thông, tìm hiểu pháp luật… Ngành cũng chỉ đạo tăng cường công tác y tế học đường, phòng tránh thảm họa thiên tai, phòng chống HIV/AIDS, phối hợp với chương trình P/S nụ cười Việt Nam, Sở đã triển khai tư vấn tuyên truyền vệ sinh răng miệng… Đặc biệt, các cơ sở giáo dục, nhà trường tăng cường trang thiết bị y tế, 100% có tủ thuốc và dụng cụ y tế đảm bảo chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh tốt hơn. Như vậy, chất lượng giáo dục Ninh Bình trong 10 năm qua đã đảm bảo sự toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành học góp phần giữ vững vị trí giáo dục của tỉnh so với các địa phương trên cả nước.

63

Cùng với đó, phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia cũng được duy trì, phát triển mạnh. Khi mới tái lập, toàn tỉnh không có trường nào đạt trường chuẩn Quốc gia. Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường MN, TH, Trung học đạt chuẩn Quốc gia, 15 năm nỗ lực phấn đấu đặc biệt từ 2001 đến giai đoạn 2006 - 2010 công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia của các cấp học Ninh Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu giáo dục nói riêng, các mục tiêu KT-XH của tỉnh nói chung.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình công nhận trường chuẩn Quốc gia MN, TH, Trung học, Sở GD&ĐT đã xác định: Xây dựng trường chuẩn Quốc gia vừa là mục tiêu vừa là động lực và giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng trường chuẩn Quốc gia phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của mỗi nhà trường, mỗi cấp quản lý giáo dục.

Tỉnh ủy đã đưa chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, lần thứ XX. Trên cơ sở đó, công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia các cấp học được đưa vào Nghị quyết các Đại hội Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của xã, phường, thị trấn. Triển khai thực hiện, tỉnh đã đưa ra nhiều văn bản để thúc đẩy phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia phát triển rộng khắp. Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia TH, các địa phương trong tỉnh nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia các cấp.

Với sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường tiến hành kiểm tra, đối chiếu theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia, đồng thời chọn những trường cận chuẩn để báo cáo các huyện, thị ủy và UBND huyện, thị xã chỉ đạo xây dựng trường điểm. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ, quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đưa vào kế hoạch và chương trình phát triển KT-XH của tỉnh. Cùng đó, Sở GD&ĐT định kỳ báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đánh giá công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

64

Từ chủ trương của tỉnh, các địa phương đã có nhiều chính sách thúc đẩy công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Trong đó, huyện Kim Sơn đầu tư cho trường MN xây dựng chuẩn 50 triệu đồng từ ngân sách huyện; thành phố Ninh Bình có cơ chế đầu tư cho mỗi công trình xây dựng mới của giáo dục MN, UBND thành phố đầu tư 50% tổng kinh phí công trình; huyện Yên Mô dành 20% quỹ công ích cho việc xây dựng CSVC cho giáo dục MN; huyện Yên Khánh hỗ trợ 15 triệu đồng cho một phòng học được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Các xã, phường, thị trấn có nhiều chính sách sáng tạo để huy động vốn như: đấu giá đất, huy động sự đóng góp của nhân dân, kêu gọi các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ, gắn nội dung xây dựng trường chuẩn khi xây dựng các đề án, dự án hạ tầng cơ sở của địa phương…

Công tác chỉ đạo xây dựng điểm trường chuẩn Quốc gia và nhân ra diện rộng được đẩy mạnh thực hiện từ năm 1998. Với quá trình triển khai thực hiện khẩn trương, liên tục phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong tỉnh phát triển mạnh. Từ 4 trường TH đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn năm 1997, đến năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 287 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm 60,9% tổng số trường MN, phổ thông trong tỉnh [73, tr.8]; có 39 xã, phường, thị trấn có cả 3 trường MN, TH, THCS đạt chuẩn Quốc gia, chỉ còn xã Gia Lạc - Gia Viễn chưa có trường đạt chuẩn Quốc gia. Riêng cấp TH, tỷ lệ đạt trường chuẩn Quốc gia toàn tỉnh là 100% là một trong 3 tỉnh có tỷ lệ cao nhất toàn quốc. Trường MN Ninh Sơn là trường MN đầu tiên của cả nước đạt chuẩn Quốc gia và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; thị xã Tam Điệp là thị xã đầu tiên của cả nước có 100% trường TH đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2002; thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh có 100% trường TH đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2006; huyện Hoa Lư có 100% trường TH đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2007; thành phố Ninh Bình là một trong những thành phố đầu tiên của cả nước có 100% trường MN, TH, THCS đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2010 [2, tr.228-229]. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia các cấp học của tỉnh từ một chủ trương đúng đắn đã nhanh chóng phát triển thành một phong trào

65

sâu rộng, mạnh mẽ, có sức lôi cuốn và tầm ảnh hưởng rộng lớn, tạo nên một điểm nhấn quan trọng của bức tranh giáo dục Ninh Bình. Các trường chuẩn Quốc gia thuộc tất cả các cấp học trải đều trên địa bàn toàn tỉnh (xem phụ lục số 7) đã đóng góp tích cực vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tạo nên diện mạo mới cho giáo dục Ninh Bình. Tuy nhiên, công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia THPT đến 2009 mới chỉ đạt 3,7% so với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ còn rất thấp (xem phụ lục số 8). Yêu cầu đặt ra là tỉnh cần có biện pháp nỗ lực hơn nữa để đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh XX đề ra đến cuối nhiệm kỳ.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong toàn ngành đã được triển khai sôi nổi và sâu rộng trên cả nước. Theo tinh thần đó, Đảng bộ tỉnh, ngành giáo dục Ninh Bình đã triển khai và đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua chung của toàn ngành.

Theo tinh thần Chỉ thị 33/2006/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo dục cả nước, cuộc vận động được triển khai thực hiện trong toàn tỉnh theo tinh thần chung từ năm học 2006 - 2007. Ngành giáo dục tỉnh quyết tâm thực hiện cuộc vận động với 4 nội dung trọng tâm: nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. Để thực hiện tốt các nội dung trên Sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nội dung của cuộc vận động, tổ chức kiểm tra, khảo sát định kỳ, đánh giá chất lượng dạy học chặt chẽ nhưng không gây áp lực trong quá trình xếp loại, đánh giá thi đua khen thưởng đã có tác dụng thiết thực đến việc đánh giá chất lượng học sinh, tác động tích cực đến nhận thức và việc làm của cán bộ giáo viên.

Trong các năm học tiếp theo, cuộc vận động này được triển khai rộng khắp và hiệu quả trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm sau từng năm thực hiện. Đến năm học 2009 - 2010, Sở đã chỉ đạo nỗ lực hoàn thành cơ bản nội dung: “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông và mầm non”; tập trung vào việc giảm tiêu cực trong thi, kiểm tra và đánh giá; tiêu cực tuyển sinh đầu cấp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học; tiếp tục cải tiến công tác thi

66

đua, khắc phục bệnh thành tích và tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)