Kênh đào Panama

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm ngoại thương Cảng biển và tuyến đường hàng hải (Trang 41 - 46)

III. MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG HẢ

2.Kênh đào Panama

Lịch sử hình thành

Năm 1876, người Pháp tiến hành mở tuyến đường thông thương tại nơi hẹp nhất của phần eo đất Panama. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thành công. Năm 1881, kênh được khởi công với nhiều khó khăn. Kiến trúc sư Gustave Eiffle đã chọn phương án xây dựng các âu thuyền do đây là vùng đất cao, không phải đồng bằng. Năm 1904, người Mỹ tham gia xây dựng kênh đào với hơn 75.000 công nhân làm việc miệt mài trong 10 năm thì hoàn thành.

Ngày 15/8/1914, kênh đào được chính thức đưa vào hoạt động và do người Mỹ quản lý, thu lệ phí tàu thuyền qua lại. theo hiệp ước 1977, kênh đào Panama là một thủy lộ quốc tế trung lập và ngay cả trong trường hợp có chiến tranh, các tàu của bất cứ quốc gia nào cũng có thể đi qua kênh đào này. Mỹ và Panama cùng nhau đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ kênh. Ngày 31/12/1999, kênh đào Panama được chuyển sang quyền quản lý và khai thác của Cộng hoà Panama, theo hiệp định ký năm 1979 giữa Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và Tổng thống Panama Omar Torrijos.

Đặc điểm kênh đào

Kênh đào Panama dài 80 km nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn cắt Culebra và ba bộ âu tàu: Miraflores và Pedro Miguel ở phía Thái Bình dương, Gatun ở phía Đại Tây dương. Hồ Gatun là hồ nhân tạo trải rộng 423km vuông, là nơi tàu thuyền đi qua 37.8km từ cửa kênh Gatun đến mỏm phía Bắc của đoạn cắt Culebra. Hồ được tạo ra bằng việc xây dựng âu tàu Gatun trên dòng chảy của sông Chagres. Để tăng khả năng tích trữ của hồ Gatun và khả năng hoạt động của kênh đào, tháng 3 năm 2002, Ban quản lý kênh đào Panama bắt đầu tiến hành đào sâu thêm đường đi của tàu thuyền và nâng khả năng cung cấp nước của kênh đến hơn 300 triệu galông mỗi ngày. Đoạn cắt Culebra dài 13.7km, là một công trình được đào phần lớn trên nền đá rắn và chất liệu cứng. Ban đầu, nhánh sông được đào với 92m chiều rộng, đến tháng 11 năm 2001

được mở rộng ra 192m ở đoạn thẳng và 222m ở đoạn cong, đủ để lưu thông 2 tàu cỡ rộng, loại Panamax. Kênh đào sử dụng một hệ thống âu tàu và cửa nước, phân chia theo đường vào và đường ra. Các âu tàu và cửa nước hoạt động như những thang máy: tàu thuyền được nâng lên từ mực nước biển (phía Thái Bình dương hoặc Đại Tây dương) cho đến khi bằng mực nước hồ Gatun (cao 26m so với mực nước biển). Bằng cách này tàu có thể tiếp tục đi qua hồ Gatun và được hạ xuống tới mực nước biển ở hệ thống âu tàu phía đầu bên kia của kênh đào và đi ra biển. Các ngăn âu tàu rộng 33.53m và dài 304.8m. Hiện nay, kích thước lớn nhất của các tàu có thể qua kênh đào là: chiều rộng 32.3m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294.1m.

Từ bờ Đại Tây Dương, tàu hàng sẽ phải di chuyển qua 3 âu thuyền để được "nâng lên" đến hồ Gatun ở độ cao 26 mét so với

mực nước biển. Sau khi vượt qua hồ Gatun, con tàu sẽ được các âu thuyền phía bên kia giúp "hạ xuống" để tiếp tục chuyến hải trình xuôi ra Thái Bình Dương. Khi được mở ra, các âu thuyền sẽ "uống" đầy nước từ tác động đơn giản của trọng lực và sau khi "tiễn chân" một chuyến tàu đi qua, lượng nước này sẽ được tháo ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Để tránh lãng phí một số lượng lớn nước ngọt như trên, đã có một dự án xây dựng các âu thuyền mới có thể "tự cung tự cấp" nước cho mình từ những bể dự trữ liên hoàn. Mỗi tàu qua kênh mất 197 triệu lít nước ngọt. Để tiết kiệm nước các tàu nhỏ thường được cho qua âu tàu cùng một lúc.

Trung bình một tàu qua kênh mất từ 8 -10h. Kỷ lục tàu qua nhanh nhất là 2 giờ 41 phút và chậm nhất là 24 giờ. Tàu lớn nhất đã qua kênh dài 299m, rộng 32,6m. Mỗi tấn hàng tàu chuyển qua kênh phải trả cước phí 2,77 USD. Cước phí của tàu được tính theo kích cỡ và trọng tải tàu. Một tàu 60.000 tấn phải đóng cước khoảng 60.000 USD. Tàu đóng cước cao nhất khi qua kênh là chiếc Radiance: 202.176,76 USD. Hàng ngày có rất nhiều tàu thuyền qua kênh đào Panama.

Vai trò và ý nghĩa của kênh đào

Trước khi kênh đào được xây dựng, tàu thuyền từ New York tới San Francisco phải đi vòng quanh mũi Horn ở cực Nam của lục địa châu Mỹ với khoảng cách khaỏng 20.900 km. ngày nay, khoảng cách đi lại từ New York đến San Francisco qua kênh đào chỉ còn 8.370km.

Hằng ngày, có 40 con tàu đi qua kênh đào Panama, một năm có khoảng 14,000 tàu bè đủ lọai với mức thông quan khoảng 278,8 triệu tấn hàng, chiếm 5% lưu lượng vận tải biển trên toàn thế giới. Khoảng 12% số lượng hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ, vận chuyển bằng đường biển của Mỹ đã đi qua đây. Nói chung, một con tàu bắt đầu từ lúc đi vào kênh Panama cho đến khi ra khỏi kênh từ chiều Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương hay ngược lại mất khoảng 9 giờ. Kênh đào đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho chính phủ Panama, doanh thu từ việc khai thác kênh đào bằng tổng 8% GDP của nước này.

Sự ra đời của nó là một cuộc cách mạng trong giao thông đường biển của thế giới. Ngoài những vai trrò như kênh đào Suez, kênh đào Panama còn rút ngắn hải trình từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại xuống hàng chục nghìn km. Mỹ là nước có lưu lượng tàu thuyền đi qua kênh đào Panama nhiều nhất thế giới. Doanh thu từ kênh đào này bằng 80% GDP của nước Panama. Mặc dù đã được nâng cấp rất nhiều lần trong suốt 92 năm qua, nhưng kênh Panama vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vận tải biển ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm ngoại thương Cảng biển và tuyến đường hàng hải (Trang 41 - 46)