III. MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG HẢ
1. Kênh đào Suez
Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối địa Trung Hải và vịnh Suez. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu - châu Mỹ đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương. Kênh được khởi công ngày 25/04/1859 và hoàn thành vào ngày 17/11/1869. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,3 km, khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là 24m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được.
Lịch sử hình thành
Vào cuối thế kỷ 18, Napoleon đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.
Vào khoảng năm 1854 và 1856, Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm
1858. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào 17/11/1869.
Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục; góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của châu Âu tại châu Phi. Năm 1888, hội nghị Costantinopolis đã tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954, Chính quyền Ai Cập đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh.
Năm 1956, Tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập gây nên cuộc khủng hoảng kênh đào Suez. Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc chiến tranh Ả Rập và Isarel. Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.
Đặc điểm kênh đào
Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu – châu Mỹ đến những cảng phía Nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương. Kênh Suez xuyên qua eo biển Suez lãnh thổ Ai cập nối giữa địa trung Hải và Hồng Hải được đào vào giữa thế kỷ XIX. Đây là điểm giao thông trọng yếu nhất giữa Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Kênh đào Suez dài 195 km (121dặm), khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.
Kênh dài 162,5 km nếu kể cả đoạn mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174 km. Năm 1869, mặt kênh rộng 58m, đáy kênh rộng 22m sâu 6m tàu bè qua lại mất 48 giờ. Qua nhiều lần tu sửa và nạo vét năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng 50m và sâu 13 m, tàu thuyền đi qua chỉ mất 14 tiếng.
Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Suez nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào. Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Suez là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ
USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Kênh Suez có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Từ năm 2006, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào. Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tầu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tầu đi từ phía bắc xuống, với tổng số tầu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, khoảng 20,000 con tầu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tầu chở dầu và chở hàng hóa đi qua kênh đào này. Ngoài ra còn có các con tàu chiến và tàu du lịch viễn duyên. Năm 2005, đã có 18.193 thuyền đi qua kênh. Năm 1955 gần 2/3 tàu dầu của châu Âu đi qua kênh, và chiếm khoảng 7,5 % vận tải đường biển. Nhờ có kênh đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Bombay (Ấn Độ) đã tiết kiệm được 11.670 cây số so với hải lộ qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).
Ngoài việc giúp lưu thông đường biển được thuận lợi kênh đào Suez đã mang lại cho Ai Cập một nguồn thu vô cùng lớn. Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Suez nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Kênh đào Suez hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên tuyến đường biển nối châu Âu với châu Á, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, giúp cho tàu thuyền ko phải mất thời gian đi qua mũi Hảo Vọng. Kênh đào ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục, giúp giảm cước phí vận chuyển và gia tăng giá trị của hàng hoá. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Kênh đào này cũng góp phần giúp tránh nhiều thiên tai cho những chuyến hàng hải. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nú cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nú cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi.