Các kỹ năng vận động nguồn lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm (Trang 50 - 53)

3.1.1.1. Kỹ năng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ

Đây là công việc đòi hỏi sự tận tâm, cam kết trước khi mạng lưới được thiết lập và triển khai các hoạt động huy động hiệu quả. Do đó, càn phải có ý thức tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội tìm hiểu và tiếp cận các đối tác tiềm năng và cần phải có mối quan hệ rộng rãi. Để có và mở rộng được các mối quan hệ cần:

- Tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ

- Lưu ý ghi chép các thông tin của các cơ quan tổ chức mà nhận thấy có khả năng tiếp cận để vận động

- Luôn có các thông tin về cơ quan tổ chức của mình để chia sẻ cung cấp trong các cơ hội gặp gỡ các thành viên tiềm năng. VD khi đến dự các hội thảo, tọa đàm, các buổi làm việc với đối tác… luôn mang theo tờ rơi giới thiệu về cơ quan/tổ chức mình

- Liên tục cập nhật các thông tin đăng tải trên internet về sự ra đời của các tổ chức có liên quan tới mục đích xây dựng mạng lưới và huy động nguồn lực.

- Sử dụng các hình thức giao tiếp thích hợp, liên tục cập nhật thông tin về tổ chức.

Như vậy, khi tạo lập nhiều mối quan hệ sẽ giúp xây dựng được mạng lưới vững chắc với nhiều thành viên tham gia. Kết quả, tăng cường được sự hỗ trợ và chia sẻ từ mạng lưới. Chính vì vậy, sau khi có được các mối quan hệ cần có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ này. Một số điểm cần lưu ý trong việc duy trì các mối quan hệ:

- Về thái độ:

+ Chân thành: là yếu tố đầu tiên và đảm bảo sự bền vững trong mọi mối quan hệ. Thông qua giao tiếp, hành vi bộc lộ thái độ chân thành của cá nhân, cơ quan, tới những thành viên trong việc trình bày mong muốn hợp tác cũng như những đóng góp của bản thân cơ quan tổ, chức mình.

+ Tôn trọng: thể hiện trong việc cư xử công bằng, không lấn át, để đối tác được tự quyết định hành động của mình khi tham gia.

+ Khiêm tốn - Việc cần làm:

+ Tìm kiếm và nhấn mạnh vào những điểm chung trong mục đích tôn chỉ + Tìm hiểu về thành viên có ý định tham gia

+ Có sự hiểu biết về khả năng tham gia, hỗ trợ và chia sẻ của thành viên . Thông qua các đồng nghiệp nơi làm việc hoặc các mối quan hệ khác, tìm hiểu về các cá nhân, nhóm tổ chức, cơ quan có quan tâm tới công việc của cơ quan, tổ chức của mình.

+ Tạo cơ hội tiếp xúc với các thành viên này để giới thiệu về tổ chức, đối tượng, hoạt động của mình với những khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài chính mà tổ chức bạn có thể có.

Việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ còn thực hiện qua các phương tiện giao tiếp khác, chẳng hạn như điện thoại, thư tín, thư mời.Tuy nhiên, dù giao tiếp qua hình thức nào đi chăng nữa, việc chứng tỏ sự chân thành, trung thực và tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu.

3.1.1.2. Kỹ năng duy trì các mối quan hệ

Duy trì mối quan hệ với vai trò là một thành viên trong mạng lưới, ngoài những yêu cầu về thái độ và các phương pháp như đã đề cập ở trên, còn đòi hỏi sự lưu tâm và đáp ứng đối tác ở nhiều khía cạnh: sở thích, khả năng, những ngày có ý nghĩa đặc biệt vớí đối tác… Cần chuẩn bị những cuộc thăm hỏi cá nhân, tặng quà hợp sở thích, tạo ra các cuộc vui chơi hoặc chia sẻ mang tính giáo dục. Đồng thời, phải thường xuyên khai thác thêm những khả năng đáp ứng khác của các thành viên và kiên trì duy trì các hoạt động này.

Duy trì mối quan hệ cũng không khác với việc tạo lập mối quan hệ nó đòi hỏi những thái độ, hành vi tương tự như trên, cùng với việc lưu ý lôi kéo sự tham gia các bên vào các hoạt động như thăm nhau, tặng nhau chút quà, nhớ đến những ngày lễ của nhau. Cùng khi đó là cần tiếp tục khám phá những khả năng hỗ trợ từ các bên.

3.1.1.3. Kỹ năng khích lệ sự tham gia

Việc huy động vào đóng góp ngân sách cho hoạt động từ thiện thường là những hoạt động mang tính tự nguyện, đặc biệt là từ các cá nhân và các tổ chức mà đối tượng phục vụ của họ không phải nhóm này. Chính vì vậy, để có được sự tham gia và duy trì sự hảo tâm này cần phải có được các kĩ năng khích lệ sau:

- Cung cấp các thông tin khích lệ lòng tự hào của cá nhân và tổ chức khi tham gia vào hoạt động từ thiện hoặc mạng lưới hỗ trợ.

- Tạo các cơ hội để các cá nhân, tổ chức tham gia vào chiến dịch huy động nguồn lực được công chúng biết tới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức phù hợp.

- Không bỏ lỡ cơ hội khi cá nhân và tổ chức còn lưỡng lự, hỗ trợ quyết định tham gia của họ

- Không bỏ qua việc cảm ơn những đối tác tích cực trong mạng lưới và những đơn vị cá nhân tham gia vào chiến dịch huy động

- Chuẩn bị cơ cấu lãnh đạo và phân công hợp lý người đảm trách công việc cho các nhóm, chẳng hạn, nhóm chịu trách nhiệm ghi lại sự đóng góp và gói quà tặng, nhóm tiếp tục hoạt động huy động ngân sách, hoặc đảm trách hoạt động truyền thông

- Lưu ý rằng, chìa khoá của thành công là tìm kiếm những tình nguyện viên có kiến thức về huy động ngân sách và đặc biệt cam kết với tổ chức cũng như sự nghiệp của tổ chức.

Trước khi tiến hành thực hiện chiến dịch, cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Tình trạng hiện nay về việc từ thiện tại địa bàn của bạn là gì?

- Có tổ chức/ đơn vị nào cũng dự đinh triển khai chiến dịch không? - Chủ đề để phát động chiến dịch là gì? Có hấp dẫn không?

- Hoàn cảnh hiện nay hỗ trợ hay cản trở chiến dịch của bạn? - Hình ảnh trước công chúng về cơ quan của bạn là gì?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm (Trang 50 - 53)