Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm (Trang 32 - 38)

Truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm: là hoạt động truyền thông tác động đến cách ứng xử của người mại dâm một cách có mục đích rõ ràng và có kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mại dâm để đạt được sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp đối tượng chấp nhận, thực hành và duy trì những hành vi tích cực tăng cường sức khoẻ.

TTTĐHV và Thông tin-Giáo dục-Truyền thông (TT-DG-TT) cho người mại dâm đều là quá trình giao tiếp, đối thoại, trao đổi hai chiều; Có 2 kênh truyền thông chủ yếu:

+ Truyền thông trực tiếp: Giáo dục đồng đẳng, tập huấn, nói chuyện, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn,…

+ Truyền thông đại chúng: Bản tin, tạp chí, băng ghi tiếng, đài phát thanh, băng hình, truyền hình,….

Muốn truyền thông có hiệu quả cho người mại dâm, người truyền thông phải nắm rõ đặc tính về xã hội, nhân khẩu học của người được truyền thông, như tuổi, giới, học vấn, tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục,…

TTTĐHV và TTGDTT có sự khác nhau về mục đích và phương pháp:

+ Mục đích của TTGDTT là: Tập trung vào việc nâng cao nhận thức và kiến thức của người mại dâm, thay đổi thái độ từ đó có thể thay đổi hành vi của họ.

+ Mục đích của TTTĐHV là: Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đối với việc thực hiện hành vi, giúp người mại dâm lựa chọn, thực hiện hành vi và duy trì hành vi bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và phòng tránh lây nhiễm HIV.

- Các kỹ năng truyền thông cho người mại dâm

+ Kỹ năng tiếp cận người mại dâm

Tiếp cận giúp cho cán bộ CTXH tìm hiểu rõ hơn về người mại dâm

Kỹ năng tiếp cận giúp cho cán bộ CTXH thiết lập mối quan hệ bình đẳng, tin cậy lẫn nhau giữa can bộ CTXH với người mại dâm để có thể tạo cơ hội thuận lợi cho truyền thông. Những giây phút tiếp cận đầu tiên rất quan trọng và mở đầu cho cuộc gặp mặt cũng như quá trình tiếp tục truyền thông thay đổi hành vi

•Thiếu kỹ năng tiếp cận, cán bộ CTXH không thể tìm hiểu về vấn đề hành vi của người mại dâm hoặc khi cần thiết không biết cách hỗ trợ cho người mại dâm thoải mái đặt vấn đề hành vi mà họ muốn tìm hiểu

Tư thế, tác phong của cán bộ CTXH cần giản dị, thân mật, ân cần, cởi mở để tạo ấn tượng gần gũi đồng cảm ngay từ lần đầu trong quá trình truyền thông thay đổi hành vi.

Thái độ tôn trọng người mại dâm thể hiện ở chỗ cán bộ CTXH chấp nhận hành vi có nguy cơ của người mại dâm, không có thành kiến, không phê phán quá khứ hoặc hiện tại của họ, mà tập trung vào trao đổi về hành vi an toàn tình dục mong muốn trong tương lai, từ cuộc gặp truyền thông này. Hãy cùng hiểu biết và

cởi mở với nhau, trao đổi về họ tên, tuổi, học vấn, sở thích, hoàn cảnh... Hãy xoá đi những khác biệt nếu có về tuổi, giới tính, học vấn, sở thích... và tìm ra những điểm tương đồng.

• Người mại dâm sẽ thoải mái hơn khi vấn đề mà họ đang suy nghĩ, băn khoăn, lo lắng được cán bộ CTXH chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống hoặc có thể hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất và xã hội.

• Cán bộ CTXH nên khéo léo, tế nhị khi tìm hiểu về hành vi nguy cơ, về những yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi nguy cơ; vận dụng các kỹ năng quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,... để có được những thông tin cần biết.

Cán bộ CTXH dựa trên những thông tin thu thập được qua đối thoại và tương tác với NĐTT để xác định:

•Người mại dâm đang có hành vi nguy cơ nào,

• Lý do vì sao người mại dâm có hành vi đó (quan niệm sống, thái độ, giá trị tinh thần, điều kiện sống…),

•Người mại dâm đang ở bước nào của quá trình thay đổi hành vi,

•Người mại dâm có vấn đề sức khỏe sinh sản-tình dục (SKSS-TD) nào mà họ đang phải đối mặt

• Khả năng chấp nhận và thay đổi hành vi của người mại dâm (các điều kiện cần và đủ để đối tượng thay đổi hành vi),

• Các phương thức truyền thông nào có thể phù hợp với người mại dâm.

+ Kỹ năng quan sát

Quan sát cũng là “lắng nghe”, nhưng là lắng nghe bằng mắt, nhận biết được sự việc một cách có chủ định và phân tích được sự việc đó.

•Kỹ năng quan sát giúp cho cán bộ CTXH thu thập được thông tin, hiểu được sơ bộ về tâm trạng, sức khoẻ và hoàn cảnh của người mại dâm

•Quan sát giúp cho cán bộ CTXH cảm nhận được sự thay đổi tâm trạng trong quá trình truyền thông. Một thoáng rùng mình, một giọt nước mắt từ từ lăn trên má, một thoáng im lặng và bẻ ngón tay, một ánh mắt nghi ngờ hoặc thất vọng giúp cho cán bộ CTXH điều chỉnh nội dung và cách truyền thông của mình.

•Hãy có ánh mắt thân thiện, tế nhị, cảm thông khi quan sát; tránh làm cho người mại dâm cảm thấy bị soi mói, theo dõi.

+ . Kỹ năng lắng nghe (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lắng nghe là tập trung tư tưởng cao độ để thấu hiểu những âm thanh lọt vào tai, là biểu hiện của sự quan tâm, tôn trọng người mại dâm

•Kỹ năng lắng nghe giúp cho cán bộ CTXH thu thập được thông tin, hiểu được sâu hơn về tâm trạng, sức khoẻ và hoàn cảnh của người mại dâm; khuyến khích người mại dâm giãi bầy tâm sự của họ, kể cả những vấn đề riêng tư, thầm kín như đã có HIV.

•Lắng nghe giúp cho cán bộ CTXH cảm nhận được giọng nói và diễn biến cảm nhận của người mại dâm, từ đó có những cảm xúc từ đáy lòng mình và thực sự đồng cảm với người mại dâm

•Để lắng nghe tốt cán bộ CTXH cần tránh:

- Bị chi phối bởi những sự kiện khác đang xẩy ra xung quanh nơi mình truyền thông hoặc ngay chính trong lòng mình, tránh theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình

- Cắt ngang khi người mại dâm đang nói, đang xúc động; tránh tỏ ra sốt ruột như nhìn đồng hồ hoặc có vẻ mặt thờ ơ, mệt mỏi.

+ Kỹ năng diễn đạt

Diễn đạt là phát biểu, trình bày, nói lên suy nghĩ, tâm tư, ý kiến của mình, chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, thái độ, quan điểm của mình, gợi ý và hướng dẫn về thay đổi hành vi.

•Kỹ năng diễn đạt rất quan trọng, làm cho tiếng nói và ngôn ngữ không lời (cử chỉ) của cán bộ CTXH có thêm trọng lượng, có sức thuyết phục, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

•Hãy sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; đưa ra những ví dụ cụ thể tại địa phương.

•Sử dụng các thiết bị trợ giúp (mô hình, tranh lật, băng ghi âm, băng ghi hình...) để giúp người nghe dễ hiểu.

+ Kỹ năng đặt câu hỏi

•Cán bộ CTXH sử dụng câu hỏi để làm rõ ý nghĩ, cảm xúc của ngươi mại dâm, hiểu rõ hơn tâm trạng và hoàn cảnh của họ.

•Hãy đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể và phù hợp với ngôn ngữ của người mại dâm

•Các câu hỏi phải tế nhị, nhất là khi hỏi những vấn đề riêng tư, bí mật.

•Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.

- Một số lưu ý khi làm truyền thông cho người mại dâm:

Âm lượng và nhịp điêu của giọng nói: không nên nói đều đều, đơn điệu.

Sử dụng ngôn ngữ không lời: Ngôn ngữ không lời có một vai trò quan trọng trong diễn đạt của cán bộ CTXH và làm tăng hiệu quả rõ rệt của truyền thông.

Cán bộ CTXH cần luôn luôn ở trong một tư thế thoải mái, phối hợp lời nói với cử chỉ, dáng điệu trong khi nói, thể hiện sự tự tin của mình và làm cho tiếng nói có trọng lượng hơn.

Nét mặt, ánh mắt, nụ cười là cửa sổ của ý nghĩ, cảm xúc và hỗ trợ cho lời nói , người nghe sẽ nhận thức được rõ nét hơn những điều đã nhận được

Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt với người mại dâm, bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng họ và sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận phản hồi và chia sẻ ý kiến, cảm xúc.

BÀI 3: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ, CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG NGỪA GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI MẠI DÂM

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm (Trang 32 - 38)