Tính toán kích thước bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm thực

Một phần của tài liệu Thiết kế và xây dựng bài thí nghiệm thực hành động cơ không đồng bộ ba pha (Trang 37 - 39)

6. Bố cục khoá luận

4.2. Tính toán kích thước bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm thực

4.1. Các yêu cầu chung

Khi mua sắm, thiết kế bàn ghế và các thiết bị đồ dùng cần chú ý tới một số yêu cầu sau:

- Bàn ghế cần được thiết kế, mua sắm phải phù hợp với học sinh Việt Nam.

- Các bàn thực hành cần phải cách điện tốt, mặt bàn phải chắc khỏe, chịu được va đập, kéo xước.

- Đảm bảo tính thẩm mĩ và kinh tế.

4.2. Tính toán kích thước bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm - thực hành thực hành

4.2.1. Bàn giáo viên

Bàn giáo viên kích thước phổ biến và thích hợp nhất là 150x65x75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng, cao của bàn.

Bàn có thể làm bằng chất liệu gỗ,ván ép và có nhiều ngăn kéo để chứa tài liệu, các dụng cụ phục vụ hướng dẫn thực hành.

Bố trí vị trí bàn giáo viên được đặt ở vị trí sao cho tiện quan sát, theo dõi các bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

4.2.2. Bàn thí nghiệm – thực hành

- Bàn thực hành điện cơ bản:

 Chất liệu: Làm bằng gỗ tự nhiên hoặc ván ép đảm bảo yêu cầu chung.

KhuÊt ThÞ Thanh – K31C – SPKT 38  Kết cấu: Bàn có ngăn kéo đựng dụng cụ và nguyên vật liệu, có gắn nguồn nuôi ~ 220 V, ~24V, ~12V… cùng hệ thống cầu chì, aptomat bảo vệ.

 Kích thước: Kích thước của bàn thí nghiệm được thiết kế phù hợp với từng trường hợp đảm bảo người thực hành có thể quan sát bao quát toàn bộ bàn thí nghiệm và lắp ráp các chi tiết một cách tối ưu.

Trường hợp 1: Một người làm.

Kích thước phù hợp để một học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 50x40x70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Trường hợp 2: Hai người làm.

Kích thước phù hợp để hai học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 100x60x70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Trường hợp 3: Ba người làm.

Kích thước phù hợp để ba học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 150x80x70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

- Bàn thực hành “ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA”:

 Chất liệu: Đảm bảo yêu cầu chung , có thể chịu đựng được sức nặng của các thiết bị như động cơ không đồng bộ ba pha, hệ thống công tắc tơ.

 Mặt bàn thường làm bằng gỗ tự nhiên, ván ép dày loại tốt hoặc làm bằng vật liệu xây dựng…

 Kết cấu: Bàn cần có ngăn kéo đựng một số dụng cụ như: dây nối, đồng hồ vạn năng, bút thử điện…

Chú ý: Tránh việc để dụng cụ tràn lan trên bàn.

 Kích thước:

+ Cho một người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 60x50x75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

KhuÊt ThÞ Thanh – K31C – SPKT 39

+ Cho hai người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 80x50x75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

+ Cho ba người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 120x50x75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Một phần của tài liệu Thiết kế và xây dựng bài thí nghiệm thực hành động cơ không đồng bộ ba pha (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)