Đặc tính của bộ điều khiển

Một phần của tài liệu Thiết kế cơ khí cho robot tự động dự thi robocon 2011 (Trang 27 - 28)

6. Các phương pháp nghiên cứu

2.1.6. Đặc tính của bộ điều khiển

Robot là sản phẩm cơ điện tử nên ngoài khâu khớp còn có bộ não của robot là các thiết bị điều khiển.

Kiểu điều khiển: có hai kiểu điều khiển hay dùng nhất cho RBCN là điều

khiển điểm - điểm và điều khiển contuor. Điều khiển điểm - điểm thường dùng cho các robot hàn điểm, tán đinh, vận chuyển. Điều khiển contuor dùng cho các robot hàn đường, phun sơn, tạo mẫu…

Dung lượng bộ nhớ: Bộ nhơ trên robot hiện đại chia làm hai phần:

Bộ nhớ hệ thống lưu trữ các phần mềm hệ thống, phần mềm công dụng chung như hệ điều hành, dữ liệu máy, các mô đun chương trình tính toán động học, động lực học.

Nguyễn Hoàng Hà K33D – SPKT

[28]

Bộ nhớ chương trình dùng lưu trữ các chương trình ứng dụng do người dùng tạo ra. Thường bộ nhớ chương trình là RAM, dung lượng của nó là một thông số đáng quan tâm.

Giao diện với các thiết bị ngoại vi: Các thiết bị ngoại vi là các thiết bị mà

robot phải phục vụ hay phối hợp làm việc. Chẳng hạn máy công cụ, phương tiện vận chuyển như băng tải, máng tải, thiết bị đo lường, hoặc các thiết bị hiển thị, in ấn nhập dữ liệu…Hầu hết các robot phục vụ trong dây chuyền có khả năng ghép nối trong hệ CIM thông qua giao diện truyền thông chuẩn. Điều này có thể giúp mở rộng khả năng công nghệ vốn có của robot ra ngoài đặc tính chuẩn của nó, thông qua việc xây dựng dữ liệu bằng ngôn ngữ chuẩn của nhà sản xuất sau đó kết nối vào từ bên ngoài.

Các tiện ích: Tiện ích của robot bao gồm lập trình có trợ giúp đồ họa, hệ

thống dạy - học, mô phỏng gia công. Những tiện ích này làm cho robot thân thiện hơn với người sử dụng.

Một phần của tài liệu Thiết kế cơ khí cho robot tự động dự thi robocon 2011 (Trang 27 - 28)