0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000 2009

Một phần của tài liệu FDI VÀO VIỆT NĂM 2000 2009 (Trang 36 -63 )

a) Thành tựu và nguyên nhân.

Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã xảy ra và để lại hậu quả nặng nề không chỉ riêng với các nước trên thế giới mà cả Việt Nam nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2000-2009 mức thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể cả về tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư.

Trong năm 2001-2005 khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp cho ngân sách Nhà Nước trên 3.6 tỷ USD, hai năm 2006 và 2007 trên 3 tỷ USD, riêng năm 2008 đóng góp gần 2 tỷ USD tăng 25.8% so với2007, tạo thêm việc làm cho 20 vạn lao động, đưa tổng số lao động làm việc trong khu vực FDI lên 1,46 triệu người.

FDI do nhà đầu tư đưa vào Việt nam thực hiện trong thời gian qua chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tính ra đóng góp khoảng 7% cho tăng trưởng GDP, nếu tính cả yếu tố tăng lao độngvà năng suất lao độngthì con số này lên đến 10%. Với tỷ lệ đóng góp như vậy FDI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2000-2010. đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm 2001-2005 là 7.5% và phát triển tương đối toàn diện, năm 2006, 2007 trên 8%, năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được 6.23%

Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối hiện đại nên đã đóng góp cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là khu vực công nghiệp.

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

Thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, FDI đã góp phần làm tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý ở một số ngành. Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp về mặt công nghệ. Do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, trình độ công nghệ thấp còn dẫn đến ô nhiễm môi trường. Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, việc đổi mới nước ta đã thực hiện với quy mô và tốc độ cao hơn nhiều so với trước đó.

Nước ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, sản xuất công nghiệp, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất lắp ghép ôtô, công nghệ điện tử, xe máy, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng có chất lượng...

Cụ thể trong các ngành dầu khí, nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Mobile của Mỹ, BHP Rertolium, CKA của Úc và các công ty khác của Hà Lan, Ý, Pháp, Anh, Nga, Ấn độ đã được đưa vào Việt Nam để thực hiện thăm dò và khai thác dầu khí cũng như xây dựng các nhà máy lọc dầu. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các thiết bị hiện đại của công ty OCTVT đã được đưa vào nước ta để lắp đặt đài thông tin viễn thông đầu tiên. Phần lớn thiết bị đưa vào nước ta tùy thuộc lọai trung bình trên thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn những thiết bị mà ta đang có.

Như vậy, thông qua chuyển giao công nghệ FDI đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó mà nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện môi trường lao động, đồng thời kích thích các doanh nghiệp trong nước và cả ở nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ta và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, tăng thu ngân sách. Đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế nước ta.

Trong cơ cấu vùng lãnh thổ, đầu tư nước ngoài góp phần hình thành khu kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung-Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế ta nhanh,

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

có tác dụng đầu tư đối với kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, FDI đã góp phần chủ yếu đầy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế.

b) Hạn chế và nguyên nhân.

Bất kỳ một tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó, FDI của nước ta cũng có những vấn đề đáng phải suy nghĩ:

Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lý. Hơn 10 năm qua, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hút vốn nhanh, ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá. Tuy là có đầu tư vào nhiều vùng lãnh thổ nhưng số vốn chiếm tỷ trọng cao vẫn ở các vùng như TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông hồng, sông cửu long, còn các vùng trung du miền núi và trung bộ khá ít. Còn về cơ cấu ngành thì tập trung chủ yếu vào các ngành sinh lợi nhanh, dễ thu hồi vốn như công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, khách sạn…còn các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, vùng xâu vùng xa kinh tế yếu kém lại rất ít và thưa thớt.

Mặt khác, FDI vào công nghiệp chế tạo và chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008) và chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là một dạng khai thác tài nguyên đất đai) tăng lên. Đầu tư vào khai thác mỏ từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm 2008. Đó là chưa kể đến hiệu ứng sân golf làm mất một diện tích không ít đất đai (trong đó có đất nông nghiệp) và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân dẫn đến thu hút FDI không cao trong giai đoạn này là do trình độ nhân công thấp, mặc dù chi phí nhân công rất rẻ, và công nghiệp hỗ trợ không phát triển. Số liệu mới nhất cho thấy chỉ có 30% công nhân làm việc trong khu vực FDI đã qua đào tạo chuyên môn, việc phân bổ lao động theo vùng miền vẫn chưa hợp lý...

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3-4 năm nhưng vẫn bị thua lỗ. Ví dụ hóa chất lỗ 32 triệu USD bằng 29% vốn đầu tư, sản xuất bànn ghế, gường tủ lỗ 4 triệu USD bằng 15,4% vốn đầu tư..

Nguyên nhân thua lỗ có nhiều có yếu tố đang cảnh báo là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài đựơc nhập vào để liên doanh so với giá thực tế.

Mặt khác, có không ít các nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sơ hở trong chính sách và kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế gây thiệt hại không nhỏ cho nước tăng trưởng .

Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động, kỹ thuật, về thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh mặt tích cực của cạnh tranh đó, cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước. Rõ nhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản.

Mục đích của nhà đầu tư là nhằm thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì vậy họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam là gíá lao động rẻ. Vì vậy nhà đầu tư gây nhiều thiệt thòi cho người lao động. Ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động thậm chí xúc phạm nhân phẩm của người lao động, mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn. Vì vậy đã có nhiều cuộc tranh chấp về lao động xảy ra ở các xí nghiệp này.

Mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm, nhưng sự phát triển trong hơn 10 năm qua. Mô hình này ở Việt Nam cũng xuất hiện những yếu tố hạn chế. Trước hết là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch, chạy theo số lượng mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có 12 cụm công nghiệp “vô chủ”, hoạt động trên 3 không: không chủ đầu tư, không quy hoạch chi tiết, không hệ thống xử lý chất thải.

Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm đó nữa là không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải đến 20%. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu,

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ của các nước phát triển và Việt Nam là điều đáng quan tâm. Điều này gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của ngời lao động và nguy cơ gia tăng mức độ lạc hậu. Chẳng hạn như việc nhập công nghệ cũ của ngành phân bón đã làm nồng độ hóa chất gây hơi, các loại khí độc gấp nhiều lần cho phép,làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Hoặc công nghệ tạo bọt PVC từ hóa chất Alkysbene là chât gây bệnh ung thư cũng đã được nhập vào nước ta.

Ngoài ra, một nguy cơ có thể xảy ra là sự phụ thuộc của các nước nhận đầu tư vào vốn, công nghệ kỹ thuật và thị trường của các nhà đầu tư. Sự phát triển kinh tế giả tạo ở nước nhận đầu tư. Sự “chảy máu” tài nguyên và chất xám. Sự can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh của các nước công nghiệp phát triển thông qua các công ty xuyên quốc gia...Nguyên nhân chính của tình hình trên là do Việt Nam thiếu thông tin về các loại công nghệ, trình độ còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu. Quan trọng hơn là các chính sách về chuyển giao công nghê, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực....còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện.

2.2. Phân tích tác động của vốn FDI vào một số yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009.

2.2.1. Tác động của FDI vào sản lượng của nền kinh tế Việt Nam. a) Tác động tích cực.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn đầu tư sản xuất.

Trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2000 cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một giải pháp thực tế nhất cho tình trạng thiếu vốn của các nước đang phát triển.

Số dự án Vốn đăng kí Tổng số vốn thực hiện

(triệu đô la Mỹ) (triệu đô la Mỹ)

2000 391 2838,9 2413,5

2001 555 3142,8 2450,5

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T. 2003 791 3191,2 2650,0 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004,0 4100,1 2007 1544 21347,8 8030,0 2008 1171 64011,0 11600,0

Với Việt Nam cũng vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn đóng góp quan trọng trong nguồn vốn xã hội. Có thể chứng minh điều này qua số liệu năm 2007, nguồn vốn FDI đóng góp 16.04%, năm 2008 tỷ lệ đóng góp là 26.19% trong tổng nguồn vốn đầu tư sản xuất.

Đầu tư xã hội

Tỉ trọng vốn đầu tư các khu vực kinh tế

Con số trên cho thấy nguồn vốn FDI chiếm một phần khá lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư sản xuất nước ta. Hơn nữa, với ưu điểm ổn định hơn so với các nguồn vốn đầu tư quốc tế khác vì FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ tiếp nhận đầu tư nên ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi. Do vậy, FDI hiện nay được coi là một nguồn vốn cực kỳ quan trọng giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất ở nước ta.

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

 Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.

Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) gia tăng nhanh chóng qua các năm. Trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Riêng năm 2006, xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng 30,1% so với năm trước. FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện.

 Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng nhiều đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

 Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng kết hợp các dự án công nghệ hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.

 Thực hiện chủ trương đa phương hoá hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

 Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam đã được khuyến khích từng bước tiến hành đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường.

 Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới gia tăng và trước ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực cải thiện môi trường.

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thường được gọi là tác động tràn, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Có thể hiểu tác động tràn là tác động gián tiếp

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh…

Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.

Kênh di chuyển lao động:

Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. Tác động tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước.

Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:

Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI.

Sự chuyển giao có 3 loại: Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp là hình thái chuyển giao giữa công ty đa quốc gia (MNC) với công ty con tại nước ngoài tức doanh nghiệp FDI.

Hình thái thứ hai là chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh


Một phần của tài liệu FDI VÀO VIỆT NĂM 2000 2009 (Trang 36 -63 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×