Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm (2000 – 2009)

Một phần của tài liệu FDI vào việt năm 2000 2009 (Trang 26 - 36)

a) Số dự án và vốn thu hút đầu tư

Trong khoảng thời gian hơn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009 đã có khoảng 8867 dự án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) được cấp phép đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDT) đựợc cấp giấy phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 142401.9 triệu USD. Trong đó tổng số vốn được thực hiện là 29394.9 triệu USD chiếm 20.64% tổng số vốn đăng kí.

Năm Số dự án Vốn đăng kí(*) (triệu USD) Tổng vốn thực hiện (triệu USD) Qui mô bình quân 1 dự án (triệu USD) Tổng số 8867 142401.9 29394.9 16.06 2000 391 2838,9 2413,5 7.26 2001 555 3142,8 2450,5 5.66 2002 808 2998,8 2591,0 3.71 2003 791 3191,2 2650,0 4.03

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T. 2004 811 4547,6 2852,5 5.61 2005 970 6839,8 3308,8 7.05 2006 987 12004,0 4100,1 12.16 2007 1544 21347,8 8030,0 13.8 2008 1171 64011,0 11400,0 54.66 2009 839 21480.0 10000.0 25.60 Trích tổng cục thống kê gso.gov.vn (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Qua số liệu ta thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 nhìn chung tăng lên với tốc độ khá nhanh. Từ năm 2000 số vốn đăng kí là 2838,9 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn đăng kí đã lên đến 21480.0 triệu USD. Mức tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 39.22%.

Tuy nhiên trong giai đoạn này có hai năm lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm so với năm trước, đó là năm 2002 : giảm từ 3142.8 xuống còn 2998.8 triệu USD với tỷ lệ giảm là 4.58%; năm 2009 giảm từ 64011 xuống còn 21480 triệu USD với tỷ lệ giảm khá lớn 66.44%.

Trong giai đoạn 2001-2005 môi trường đầu tư được cải thiện rất tốt, tốc độ thu hút vốn FDI tăng lên. Đây là thời kỳ phục hồi hoạt động FDI sau thời kỳ suy thoái của nó giai đoạn 1997-2000. Vốn đăng kí năm 2001 là 3142.8 tỷ USD, năm 2005 là 6839.8 tỷ USD. Qui mô vốn trong mỗi dự án không lớn chỉ dao động trong khoảng tư 3-7 tỷ USD, đến những năm sau này thì qui mô vốn trong mỗi dự án mới dần tăng lên hàng chục tỷ USD trên một dự án.

Với các số liệu ở trên ta có thể đồng ý với nhận định về môi trường kinh doanh tại Việt Nam của luật sư Oliver Massmann, thành viên Ban quản trị Phòng Thương mại Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng minh bạch, thị trường phát triển theo hướng thu hút đầu tư trong và ngoài nước một cách hiệu quả. Đây là một lợi thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế. Các năm có lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là do ảnh hưởng bởi tình hình chung của kinh tế-tài chính thế giới như cuộc tập kích nước Mỹ năm 2001, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008…

b) Cơ cấu vốn đầu tư

b.1. Cơ cấu theo ngành

Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Ta có bảng cơ cấu vốn đầu tư FDI theo cơ cấu ngành kinh tế của 10 lĩnh vực thu hút vốn FDI chủ yếu trong năm 2000 (tỷ trọng tính theo vốn đầu tư tăng dần) như sau:

STT Ngành Tỷ trọng theo

dự án(%)

Tỷ trọng theo vốn đầu tư (%)

1 Nông-lâm nghiệp 10.9 5.32

2 Công nghiệp dầu khí 1.00 6.0

3 Xây dựng khu đô thị mới 0.08 6.52

4 Công nghiệp thực phẩm 5.28 6.54

5 Giao thông vận tải- Bưu điện 4.04 8.0

6 Xây dựng 8.7 9.3

7 Khách sạn-du lịch 5.45 10.48

8 Công nghiệp nhẹ 23.55 10.55

9 Xây dựng văn phòng - căn hộ 5.12 11.92

10 Công nghiệp nặng 22.68 18.22

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

Thời điểm bắt đầu giai đoạn 2000-2009 là thời kỳ mà cơ cấu kinh tế đang được coi là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế số liệu vốn FDI đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế năm 2000 cho ta thấy FDI tập trung chủ yếu vào ngành

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

công nghiệp và xây dựng, tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ, số vốn còn lại vào ngành nông lâm ngư nghiệp. Công nghiệp nặng luôn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư nhiều nhất với tỷ trọng vốn đầu tư là 18.22%. đây chính là mục tiêu đầu tiên của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

TỔNG HỢP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM PHÂN THEO NGÀNH Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu đăng (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 29,634,570,710 2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 9,990,957,249 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 2,433,438,420

4 Xây dựng 501 9,103,498,618 3,250,878,311

5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2,911,662,190 6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 1,046,333,799

7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 2,385,813,016

8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405 1,467,414,502 9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 843,673,485

10

SX,pp

điện,khí,nước,đ.hòa 53 2,236,203,675 676,377,653 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 551,787,585

12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 72 1,181,695,080 1,084,363,000 13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 237,855,506 14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 140,541,644 15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 275,028,133

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn là hai lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI khá lớn trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.

Tổng hợp số liệu các năm trong giai đoạn 2000-2009 ta có bảng số liệu sau: Giai đoạn Nông, lâm, ngư

nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2000-2009 2.2% 65.35% 32.45%

Khối ngành công nghiệp và xây dựng chiềm tỷ trọng vốn FDI của nước ngoài nhiều nhất với 65.35% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là dịch vụ với tỷ trọng 32.45% và cuối cùng là nông nghiệp với 2.2%. Sở dĩ có mức tỷ trọng đó là do ở Việt nam có ba lĩnh vực hiện đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Thứ nhất, khai thác dầu khí và khoáng sản vì Việt Nam giàu các nguồn tài nguyên và hiện giá xăng dầu tăng cao. Thứ hai, đầu tư để giành thị phần lớn hơn trên thị trường Việt Nam liên quan đến 16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 105,066,210

17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 85,758,006 18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 37,123,000

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

các mặt hàng tiêu dùng bởi sức mua của người Việt Nam đang tăng lên. Thứ ba, đầu tư để sản suất các mặt hàng xuất khẩu sang nước khác.Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy các ngành công nghiệp, xây dựng và dich vụ vẫn còn là tiềm năng phát triển chưa thật sự lớn mạnh. Các điều kiện phát triển cho các khối ngành này như vốn, kỹ thuật, công nghệ…. chưa được đáp ứng một cách đầy đủ hoặc vẫn còn thua kém các nước phát triển.Với sự phát triển sẵn có các yếu tố mà Việt Nam cần, các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách đổ vốn vào thị trường Việt Nam nhằm tăng khả năng sinh lợi cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

b.2. Cơ cấu theo lãnh thổ

FDI đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các vùng kinh tế phía Nam và phía Bắc: Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Những năm gần đây, vốn FDI đã chảy vào một số địa phương mới và địa phương thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,Bình Phước, Bình Định, Bến Tre, Phú Yên,Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp

Đầu tư nước ngoài tập trung ở những tỉnh thành phố có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thủ tục thông thoáng và nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Taị một số tỉnh thành phố, loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tới 70% tổng số dự án, đặc biệt trong các khu chế xuất khu công nghiệp ( ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai). Những năm sau này còn có nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực trọng yếu và địa bàn trọng điểm, đặc biệt những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và hệ thống cấp thoát nước đầy đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…) sự gia tăng nguồn vốn đầu tư của các địa phương dần hình thành những khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp dệt, kho công nghiệp điện tử ở Đồng Nai, khu công nghiệp đóng tàu ở TP. Hồ Chí Minh…và nhiều khu công nghiệp đa ngành. Bên

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển dịch đến các địa phương khác do một số nguyên nhân như: nhu cầu đầu tư ở các thành phố lớn gần như đã bão hòa; những dự án mang lại lợi nhuận cao ngày càng giảm, môi trường đầu tư ở một số thành phố lớn kém hấp dẫn hơn ở các địa phương khác do tác động của một số yếu tố như giá nhân công; thị trường vốn và hoạt động ngân hàng; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng…

Ta có biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ trong giai đoan 1998-2008:

(theo Vietpartner.com)

Tính trung bình trong cả giai đoạn, các tỉnh phía Nam thu hút được khoảng 73% số dự án được cấp phép và 60% tổng vốn đăng ký, trong khi đó các tỉnh phía Bắc chiếm 19,4 % trên số dự án được cấp phép và 26,4% vốn đăng ký.

Năm 2000-2006 ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những thành phố đứng đầu, Đồng Nai xếp vị trí thứ ba với 780 dự án trị giá trên 9 tỷ đô-la Mỹ. cả hai vùng chiếm gần 75% vốn FDI cuả cả nước. điều này cho thấy sự mất cân đối quá lớn giữa các địa phương vùng miền trong việc thu hút FDI

Chính phủ đã nhận ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực duyên hải và khu vực nội địa, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông thôn và thành thị,

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực trung tâm và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các hình thức ưu đãi đặc biệt như được miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn, miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô, giảm tiền thuê đất, đã được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tuy nhiên, thành công còn hạn chế. Những điểm bất lợi chính để cạnh tranh của những khu vực trung tâm này bao gồm cả sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, mô hình thị trường hẹp và thiếu lao động có tay nghề. Do vậy mà những ưu đãi của Chính phủ cũng không thể làm giảm đi những chi phí phát sinh.

Biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ cho ta thấy TP.Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất trong cả nước với tổng số vốn trên 2 tỷ USD. Theo sau là các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Thanh Hóa với số vốn trong khoảng từ 8-13 tỷ USD. các tỉnh như Hải Phòng, Long An, Vĩnh Phúc, Hải Dương , Kiên Giang, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi thu hút khoảng từ 2-3 tỷ USD. Các tỉnh còn lại chiếm số lượng vốn rất nhỏ, tổng cộng chỉ có xấp xỉ 20 tỷ USD. Trong tổng vốn đầu tư FDI được đăng kí thì tỷ trọng lượng vốn đầu tư được thực hiện chiếm tỷ lệ cao ở các tỉnh như Quảng Ngãi (39.5%), Thừa Thiên Huế (35.2%), TP. Hồ Chí Minh (30.9%), Đồng Nai (30.2%)…ở khu vực miền Trung để khắc phục tình trạng sức hút vốn FDI kém trước đó Chính Phủ đã chủ trương và chỉ đạo việc hình thành khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi và khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam; đang thúc đẩy xây dựng khu kinh tế thương mại Chân Mây –Thừa Thiên Huế và khu kinh tế Nhơn Hội – Bình Định. Bên cạnh iềm năng phát triển kinh tế các tỉnh miền trung còn có lợi thế về cảnh biển, vùng này còn có nhiều di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn…gần đây đã được xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật. vì vậy mà tổng vốn đầu tư những năm gần đây ở khu vực này tăng lên và tỷ trọng vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư cũng khá cao.

Riêng trong năm 2009 Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đứng ở các vị trí

FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đen 2009. Nhóm 06 – Lớp K08401T+K08404T.

tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.

b.3. Cơ cấu theo chủ đầu tư

Cơ cấu FDI theo đối tác nước ngoài có sự thay đổi quan trọng từ vốn đầu tư của các nước láng giềng là chủ yếu sang các quốc gia châu Âu như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển …và Mỹ. lượng vốn FDI từ các quốc gia này đã gia tăng đáng kể chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể năm 2001, FDI từ Châu Âu chiếm 44.4% (1081.8 triệu USD) tăng 48.6% so với năm 2000) trong đó Hà Lan đứng đầu, Pháp đứng thứ ba. Các nền kinh tế đông Á tiếp tục duy trì FDI tại Việt Nam chiếm 34% tổng vốn đăng kí trong đó Đài Loan đứng thứ hai, thứ tư là Nhật bản, tiếp theo là Hàn Quốc. FDI của các nước ASEAN vào việt Nam cũng đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ 13.4%. vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam năm 2001 đạt 112.2 triệu USD. Như vậy thời kì đầu của giai đoạn này cơ cấu FDI theo chủ đầu tư cho thấy vai trò quan trọng của các quốc gia phát triển Châu Âu với tiềm lực lớn về khoa học công nghệ . Tiếp

Một phần của tài liệu FDI vào việt năm 2000 2009 (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)